Thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất Dự luật Tự do Internet, chống sự kiểm duyệt của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Dự luật này sẽ tiếp tục buộc những kẻ xấu như Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc kiểm duyệt và vi phạm các quyền tự do cơ bản của con người", Thượng nghị sĩ Gardner cho biết trong một thông cáo báo chí vào ngày 15/9.

Thượng nghị sĩ Cory Gardner đã đề xuất dự luật mới nhằm thúc đẩy tự do internet, đặc biệt là để chống lại sự kiểm duyệt internet của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Dự luật, được đặt tên là Giải phóng Internet Toàn cầu chống độc tài và Đạo luật [chống] Kiểm duyệt, sẽ thiết lập một chính sách rõ ràng của Hoa Kỳ về tự do internet. Cơ quan Quản lý Thông tin và Viễn thông Quốc gia Hoa Kỳ (NTIA), thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, sẽ được yêu cầu thông báo chính sách này của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.

“Một chính sách tự do internet quốc tế sẽ song hành với những nỗ lực của chúng ta nhằm thúc đẩy dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới”, Thượng nghị sĩ Gardner cho biết trong một thông cáo báo chí vào ngày 15/9.

Ông nói thêm: "Dự luật này sẽ tiếp tục buộc những kẻ xấu như Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc kiểm duyệt và vi phạm các quyền tự do cơ bản của con người".

Tường lửa của Trung Quốc chặn công dân của họ truy cập vào nhiều trang web và nền tảng quốc tế, bao gồm Facebook, Twitter và Google, trong khi nước này duy trì một bộ máy kiểm duyệt để giám sát nội dung internet và xóa tất cả những gì mà cơ quan chức năng không chấp nhận.

Nếu dự luật được ban hành, thì Trợ lý Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin, cũng là người đứng đầu NIFA, sẽ cần truyền đạt chính sách internet của Hoa Kỳ trong các cuộc họp tại các tổ chức quốc tế.

Ngoài ra, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ sẽ cần thành lập Nhóm công tác đặc biệt về Tự do Internet, bao gồm các thành viên từ NTIA, Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia và Cục Quản lý Thương mại Quốc tế.

Nhóm công tác này sẽ phải đệ trình một báo cáo về tình trạng tự do internet toàn cầu lên Quốc hội trong vòng chưa đầy 180 ngày sau khi dự luật được thông qua. Trong 4 năm sau đó, Nhóm này sẽ phải nộp một báo cáo tương tự hàng năm cho Quốc hội.

Theo dự luật, hàng năm Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ phải xác định các quốc gia “không cung cấp đủ tự do internet cho người dân của họ”, chẳng hạn như “các luật bất lợi trong nước dẫn đến hạn chế luồng thông tin tự do”.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ điều hành một chương trình tài trợ trị giá 25 triệu USD để thúc đẩy các chính sách tự do internet trên toàn thế giới, chẳng hạn như thúc đẩy công nghệ chống kiểm duyệt.

Ví dụ, ở Trung Quốc, người dân phải sử dụng VPN, hay còn gọi là mạng riêng ảo, để vượt qua Tường lửa (Vạn Lý Hỏa Thành) của chính quyền Trung Quốc để truy cập các trang web và nội dung bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng sẽ quản lý một quỹ mới có tên là “Quỹ Sáng kiến ​​ĐCSTQ” với số tiền là 20 triệu USD. Theo dự luật, quỹ này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các công nghệ đang phát triển, bao gồm công nghệ chống kiểm duyệt và công nghệ truyền thông an toàn, nhằm chống lại sự kiểm duyệt internet của Trung Quốc và thúc đẩy nhân quyền và tự do trên internet.

Trong báo cáo thường niên mới nhất về tự do internet của Nhóm nhân quyền Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ, Trung Quốc bị mô tả là “kẻ vi phạm tự do internet tồi tệ nhất thế giới” trong năm thứ 4 liên tiếp.

“Việc kiểm duyệt đạt đến mức cực đoan chưa từng có khi chính phủ [Trung Quốc] tăng cường kiểm soát thông tin trước lễ kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát ở Thiên An Môn bất chấp các cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng ở Hong Kong”, Tổ chức Freedom House tuyên bố.

Xem thêm: Trung Quốc: giám sát người dân trắng trợn, chuyển lắp đặt camera từ trước cửa vào trong nhà dân.

Tại Hong Kong, phong trào ủng hộ dân chủ bắt đầu vào tháng 6/2019, khi hàng triệu người dân Hong Kong xuống đường phản đối dự luật dẫn độ đã bị hủy bỏ. Kể từ đó, phong trào đã phát triển nhằm kêu gọi tự do dân chủ nhiều hơn, chẳng hạn như thực hiện phổ thông đầu phiếu.

Các cuộc biểu tình diễn ra ở Hong Kong là một chủ đề cấm kỵ ở Trung Quốc đại lục. Theo Đài Á Châu Tự do, nhà hoạt động Xu Kun đã bị đưa ra xét xử vào ngày 16/8, sau khi ông này bị phát hiện đã đăng lại 1.000 bài trên twitter để ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Ông bị buộc tội “vu khống hệ thống chính trị của Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc, xúc phạm các nhà lãnh đạo Trung Quốc và xuyên tạc các sự kiện tin tức lớn trong nước”.

Bắc Kinh cũng nổi tiếng che đậy thông tin về virus Corona Vũ Hán, đặc biệt chính quyền này đã bịt miệng 8 bác sĩ, trong đó có bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng (Li Wenliang), vì đăng thông tin trên mạng xã hội Trung Quốc về một dạng viêm phổi mới vào cuối tháng 12/2019.

Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất Dự luật Tự do Internet, chống sự kiểm duyệt của Trung Quốc