Thế lực nào đang gây ra sự hỗn loạn tại nước Mỹ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cái chết của một người Mỹ da đen tên là George Floyd vào ngày 25/5/2020 đã thổi bùng lên làn sóng bạo lực chưa từng thấy. Những kẻ bạo loạn giả danh đòi Công lý cho George Floyd đã không kiêng dè tấn công bất cứ ai, từ cảnh sát cho tới dân thường và người biểu tình ôn hoà, đồng thời gây ra hàng loạt các vụ đốt phá, hôi của trên toàn nước Mỹ.

Liệu cái chết của George Floyd có nằm trong "kịch bản" hay không, hay nói cách khác, ai đang được hưởng lợi từ cái chết của George Floyd?

Câu trả lời tất nhiên là các thế lực tạo ra sự hỗn loạn và hủy diệt - tức là những phần tử chống nước Mỹ và chống chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Nước Mỹ càng hỗn loạn trong năm bầu cử bao nhiêu, truyền thông cánh tả dưới sự chi phối của quyền lực ngầm và ĐCSTQ càng cường điệu hóa thảm họa và đổ lỗi cho Tổng thống Trump bấy nhiêu.

Về mặt logic, điều này thật vô lý. Vì Tổng thống Trump không liên quan gì đến cái chết của George Floyd. Nhưng nó khởi tác dụng gián tiếp cho chiêu trò chính trị, khi truyền thông cánh tả sẽ tận dụng triệt để xoáy sâu vào cảm xúc của người dân Mỹ, khuếch đại nỗi sợ hãi, tức giận và thất vọng thành "cảm xúc" chống Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới.

Truyền thông cánh tả sẽ xoáy sâu vào cảm xúc của người dân Mỹ, khuếch đại nỗi sợ hãi, tức giận và thất vọng thành "cảm xúc" chống Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới.
Truyền thông cánh tả sẽ xoáy sâu vào cảm xúc của người dân Mỹ, khuếch đại nỗi sợ hãi, tức giận và thất vọng thành "cảm xúc" chống Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới. (Getty)

Cứu nguy cho cú "vố miệng" của Joe Biden

Cái chết của George Floyd chỉ xảy ra ít ngày sau khi ứng cử viên Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden trả lời phỏng vấn một người da đen. Ông ta đã hớ hênh khi nói rằng: "You aint Black enough", hàm ý là "Bạn không phải là người da đen nếu không bỏ phiếu cho tôi".

Tất nhiên, cộng đồng người da đen đã phản ứng trước phát ngôn phản cảm này, và Đảng Dân chủ đã phải trải qua một phen kinh hoàng bởi bình luận "thiếu suy nghĩ" của Joe Biden. Đảng Dân chủ lo sợ rằng, họ có nguy cơ bị vuột mất những lá phiếu "đen" vào ngày 4/11, khi nhiều người Mỹ da đen sẽ dồn bỏ phiếu cho Donald Trump.

Vừa thật trùng khớp, một kịch bản dường như đã được "dựng sẵn" cho Đảng Dân chủ mà Truyền thông cánh tả hằng mơ ước: Cảnh sát da trắng giết người da đen ngay giữa ban ngày.

Đột nhiên bình luận hớ hênh của Joe Biden nhanh chóng bị lãng quên và truyền thông cảnh tả nỗ lực chuyển hướng đổ mọi "tội lỗi" cho Tổng thống Trump.

Vừa thật trùng khớp, một kịch bản dường như đã được "dựng sẵn" cho Đảng Dân chủ mà Truyền thông cánh tả hằng mơ ước: Cảnh sát da trắng giết người da đen ngay giữa ban ngày.  
Một kịch bản dường như đã được "dựng sẵn" cho Đảng Dân chủ mà Truyền thông cánh tả hằng mơ ước: Cảnh sát da trắng giết người da đen ngay giữa ban ngày. (Ảnh chụp video)

Từ một vụ việc xảy ra tại bang Minnesota, giờ đây những kẻ bạo loạn mượn danh nghĩa đòi Công lý cho George Floyd đã gây bạo loạn trên toàn nước Mỹ. Những kẻ khiêu khích cánh tả đã cổ vũ các "chiến binh" đập phá các cơ sở kinh doanh, đốt phá xe ôtô và các tòa nhà, gây ra tình trạng hỗn loạn vượt ngoài tầm kiểm soát.

Bằng chứng gây sốc: Các cuộc nổi loạn có bàn tay dàn dựng

Bạo lực đã bùng phát ở các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ liên tiếp trong vài ngày qua báo hiệu cho sự bất ổn dân sự kéo dài trong những ngày tới. Cái chết của George Floyd là một thảm kịch, và hầu hết người dân Mỹ đều bày tỏ ôn hoà phản đối việc cảnh sát lạm dụng bạo lực quá trớn.

Các cuộc bạo loạn ngày càng phơi bày mặt tối cho thấy những bằng chứng về một thế lực ngầm đang cố gắng điều hướng sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd theo hướng bạo loạn rối ren như một cuộc "nội chiến".

Các cuộc bạo loạn ngày càng phơi bày mặt tối cho thấy những bằng chứng về một thế lực ngầm đang cố gắng điều hướng sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd theo hướng bạo loạn rối ren như một cuộc "nội chiến".  
Cuộc bạo loạn phơi bày nhiều mặt tối cho thấy bằng chứng về một thế lực ngầm đang cố gắng điều hướng sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd theo hướng bạo loạn như một cuộc "nội chiến". (Shutterstock)

Hãy bắt đầu từ vụ bạo loạn xảy ra ở New York, nơi người đứng đầu chính quyền tiểu bang là Thống đốc Andrew Cuomo thuộc Đảng Dân chủ đang trở nên bất lực hoặc cố tình bất lực, để những kẻ bạo loạn chiếm lĩnh đường phố, đốt phá và tấn công cả cảnh sát.

Theo ông John Miller, Phó ủy viên cảnh sát chịu trách nhiệm về tình báo và chống khủng bố của New York xác nhận, qua phân tích và điều tra đã có bằng chứng cho thấy nhóm bạo loạn lên kế hoạch chuẩn bị tấn công cảnh sát.

"Trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu, những người tổ chức nhóm vô chính phủ đã lên kế hoạch tăng tiền bảo lãnh. Họ đã lên kế hoạch tuyển dụng các đội y tế trong trường hợp có cuộc tấn công xung đột với cảnh sát".

Các nhà chức trách đã phát hiện một mạng lưới các trinh sát xe đạp phức tạp để hướng dẫn nhóm biểu tình bạo loạn đi theo các hướng khác nhau, nhằm mục đích có thể tập hợp các nhóm lớn hơn đến những nơi có thể dễ dàng thực hiện các hành vi phá hoại, thậm chí tấn công cả cảnh sát và đốt phá xe cảnh sát.

Rõ ràng đây không chỉ là đám đông giận dữ vô tâm mà những nhóm bạo loạn này đang được hướng dẫn và tổ chức có mục đích và điều này rất đáng báo động.

Tại Chicago, bà Thị trưởng Lori Lightfoot (Đảng Dân chủ) đã công khai thừa nhận rằng: "Không nghi ngờ gì nữa. Đây là một nỗ lực có tổ chức. Rõ ràng đã có những nỗ lực để biến tiến trình hòa bình thành một thứ gì đó bạo lực".

Bà Lightfoot không nói rõ liệu các nhóm này có phải là tổ chức chống phát xít cánh tả thường được gọi là Antifa, hay là các băng đảng đường phố địa phương? Tuy nhiên, bà này đã yêu cầu FBI, Cục Thuốc súng & Chất nổ và Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ giúp đỡ, điều tra các nhóm ném bom xăng và đốt phá.

Các nhà chức trách ở bang Minnesota, nơi khởi nguồn các vụ biểu tình bạo lực đã tìm thấy một số vật liệu dễ cháy được sử dụng để gây bạo loạn.

Ông John Harrington, Ủy viên An toàn công cộng của bang Minnesota cho biết: Một số vật liệu dễ cháy đã được tìm thấy ở các khu phố nơi đã xảy ra hỏa hoạn. Một số hàng rào chắn được dựng lên cách đây vài ngày. Cảnh sát bang Minnesota cũng tìm thấy những chiếc xe bị đánh cắp dùng để vận chuyển các vật liệu dễ cháy. Hàng hóa và vũ khí bị mất cắp cũng được tìm thấy trong những chiếc xe bị đánh cắp này.

Tại một số thành phố khác, các nhà điều tra cũng đã tìm thấy những chồng gạch được xếp gần hoặc ngay chính tại các địa điểm diễn ra biểu tình bạo động.

Cảnh sát tại thành phố Kansas thông báo rằng họ đã tìm thấy những viên gạch và đá tảng chất đống gần các địa điểm biểu tình xung quanh thành phố. Điều này dấy lên mối lo ngại rằng, các cá nhân hoặc các nhóm bạo động đã lên kế hoạch cướp bóc, phá hủy và tấn công thành phố vào cuối tuần qua.

Tại Baltimore, các quan chức thành phố đã phải phá dỡ các đống gạch và chai lọ tại trung tâm thành phố. Cảnh sát Baltimore xác nhận, họ đang làm việc với các đối tác thực thi pháp luật để tuần tra khu vực.

Tại một số thành phố khác, các nhà điều tra cũng đã tìm thấy những chồng gạch được xếp gần hoặc ngay chính tại các địa điểm diễn ra biểu tình bạo động. 
Tại một số thành phố khác, các nhà điều tra cũng đã tìm thấy những chồng gạch được xếp gần hoặc ngay chính tại các địa điểm diễn ra biểu tình bạo động.

Tương tự, tại thành phố New York, người ta phát hiện thấy một đống gạch "ngẫu nhiên" xuất hiện tại St. Marks Place và Seventh Street, mặc dù không có công trường xây dựng nào ở gần đó. Và sau đó, số gạch này đã "được" những kẻ bạo loạn ở Manhattan sử dụng làm vũ khí tấn công dân thường và cảnh sát.

Tại thành phố New York, người ta phát hiện thấy một đống gạch "ngẫu nhiên" xuất hiện tại St. Marks Place và Seventh Street, mặc dù không có công trường xây dựng nào ở gần đó.
Tại thành phố New York, người ta phát hiện thấy một đống gạch "ngẫu nhiên" xuất hiện tại St. Marks Place và Seventh Street, mặc dù không có công trường xây dựng nào ở gần đó.

Ở Texas, một đống gạch lớn xếp chồng lên nhau trước tòa án ở Dallas. Có điều, những đống gạch khổng lồ này được đặt ngay trên đường mà những kẻ bạo loạn sẽ đi qua để vào thành phố Frisco.

Ở Texas, một đống gạch lớn xếp chồng lên nhau trước tòa án ở Dallas.
Ở Texas, một đống gạch lớn xếp chồng lên nhau trước tòa án ở Dallas.

Các thành phố Kansas, Dallas và Fayetteville ở Bắc Carolina đều xuất hiện những đống gạch ngay giữa trung tâm các cuộc biểu tình bạo động. Thật khó để tin rằng, những đống gạch pallet đã được dàn dựng này là một sự trùng hợp ngẫu nhiên tại các địa điểm biểu tình trên khắp nước Mỹ, cho thấy mức độ lập kế hoạch và phối hợp các nhóm bạo loạn ở mức độ rất cao.

Đây là bằng chứng rõ ràng để khẳng định chính quyền Tổng thống Trump đang phải đối phó với một thế lực ngầm phức tạp hơn nhiều, và các nhóm biểu tình chỉ là những quân cờ biết "di động" mà thôi.

Với nền kinh tế vẫn chìm trong suy thoái bởi đại dịch virus Vũ Hán, và cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào tháng 11 tới, những thế lực ngầm đang nuôi dưỡng cho sự tức giận và thất vọng sẽ dâng cao, kéo dài trong suốt mùa hè để thúc đẩy bạo lực trên toàn nước Mỹ khi ngày bầu cử cận kề.

Những thế lực ngầm đang nuôi dưỡng cho sự tức giận và thất vọng sẽ dâng cao, kéo dài trong suốt mùa hè để thúc đẩy bạo lực trên toàn nước Mỹ khi ngày bầu cử cận kề. 
Những thế lực ngầm đang nuôi dưỡng cho sự tức giận và thất vọng sẽ dâng cao, kéo dài trong suốt mùa hè để thúc đẩy bạo lực trên toàn nước Mỹ khi ngày bầu cử cận kề. (Getty)

Những kẻ bạo loạn Antifa có đồng minh là nghị viên Đảng Dân chủ

Mượn danh nghĩa đòi công lý cho George Floyd, nhưng những gì mà nhóm người thuộc tổ chức Antifa cho thấy họ đã làm ngược lại.

Phá hủy tài sản không phải là một hình thức phản kháng hợp pháp. Đốt phá và bắn trả cảnh sát không phải là công lý. Cướp trắng trợn tại các cơ sở kinh doanh và tấn công dân thường không phải là hành động ôn hoà. Đây đều là những hành động khủng bố.

Trong bối cảnh cướp phá bạo loạn và chính quyền các tiểu bang (thuộc Đảng Dân chủ) dường như bất lực để cho tình trạng phá hoại trở nên liều lĩnh, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ liệt Antifa vào danh sách tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên, có một thành viên Quốc hội Mỹ lại đang công khai ủng hộ tình trạng bất ổn dân sự và những kẻ bạo loạn đường phố, khuyến khích những hành động thù hận và ác ý "đội lốt" đòi Công lý cho người da màu. Đó chính là dân biểu New York Alexandria Ocasio-Cortez.

Dân biểu New York Alexandria Ocasio-Cortez công khai ủng hộ tình trạng bất ổn dân sự và những kẻ bạo loạn đường phố, khuyến khích những hành động thù hận và ác ý.
Dân biểu New York Alexandria Ocasio-Cortez công khai ủng hộ tình trạng bất ổn dân sự và những kẻ bạo loạn đường phố, khuyến khích những hành động thù hận và ác ý. (Getty)

Nữ dân biểu này đã hướng dẫn những kẻ biểu tình bạo lực cách che giấu danh tính như mặc trang phục màu trung tính và dài tay để che hình xăm, nhằm để được "dán nhãn" là biểu tình ôn hoà. Trong số những vật dụng mà nhóm bạo loạn được khuyến nghị mang theo gồm: Kính bảo hộ, khẩu trang và găng tay chịu nhiệt.

Ngoài ra, Ocasio-Cortez còn nhắc nhở quấn gọn tóc dài và không mang theo những thứ "nhạy cảm" để tránh bị bắt, bằng việc hiển thị hình ảnh con dao và ma túy. Thêm nữa, cô này cũng khuyến nghị những kẻ bạo loạn nên bỏ điện thoại ở nhà, hoặc nếu mang theo thì tắt Face/Touch ID trước, hoặc để chế độ máy bay. Tất cả các khuyến nghị này được đăng trên Twitter và Instagram thu hút tới 2,5 triệu lượt xem.

Bên cạnh đó, nữ dân biểu thuộc Đảng Dân chủ này cũng chỉ trích những người kêu gọi ngăn chặn tình trạng bất ổn dân sự. "Nếu bạn kêu gọi chấm dứt tình trạng bất ổn này, và nếu bạn kêu gọi chấm dứt tất cả những điều này, nhưng bạn không kêu gọi chấm dứt các tiền đề tạo ra tình trạng bất ổn, bạn là một kẻ đạo đức giả".

Có điều, trong khi nữ dân biểu này lên tiếng bảo vệ những kẻ bạo loạn - mà theo cách suy lý của cô ta thì đó là những kẻ có đạo đức - vẫn tiếp tục đêm "hủy diệt" thứ tư liên tiếp bằng cách đốt cháy một nhà thờ tại Washington DC, phá hủy các di tích quốc gia và khiến một vài nhân viên mật vụ bảo vệ bên ngoài Nhà Trắng bị chấn thương.

Nữ dân biểu này lên tiếng bảo vệ những kẻ bạo loạn - mà theo cách suy lý của cô ta thì đó là những kẻ có đạo đức - vẫn tiếp tục đêm "hủy diệt" thứ tư liên tiếp bằng cách đốt cháy nhà thờ, phá hủy di tích quốc gia. (Getty)
Nữ dân biểu này lên tiếng bảo vệ những kẻ bạo loạn - mà theo cách suy lý của cô ta thì đó là những kẻ có đạo đức - vẫn tiếp tục đêm "hủy diệt" thứ tư liên tiếp bằng cách đốt cháy nhà thờ, phá hủy di tích quốc gia. (Getty)

Đảng Dân chủ: Để mặc tình trạng hỗn loạn và từ chối Vệ binh Quốc gia

Trong số hơn 40 thành phố đã xảy ra bạo loạn, thì có tới hơn một nửa trong số đó rơi vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ bao gồm Los Angeles, New York, Chicago, Philadelphia, San Francisco, Detroit, Porland, Atlanta…. Điều đáng chú ý là, 22 thành phố này đều có thống đốc hoặc thị trưởng thuộc Đảng Dân chủ.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao sự "nhu nhược""bất lực" trước các nhóm biểu tình bạo lực đều rơi vào các tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát? Câu trả lời chắc chắn là: Đảng Dân chủ muốn tạo ra sự hỗn loạn, để mặc cho những kẻ bạo loạn đập phá các cơ sở kinh doanh và tấn công dân thường. Mục đích để tạo ra bầu không khí sợ hãi khiến hầu hết người dân Mỹ sẽ chọn cách tiếp tục "trú ẩn" trong nhà, còn các chủ doanh nghiệp không thể mở cửa trở lại do bị cướp bóc và phá hoại.

Hệ quả sẽ là: Phá sản, thất nghiệp, kinh tế tụt dốc trong năm bầu cử. Các thành viên Đảng Dân chủ tiếp tục "ván bài" chính trị sinh tử với Tổng thống Donald Trump như đã từng làm trong đại dịch: Để mặc người già chết trong các viện Dưỡng lão; Khai khống số người tử vong vì virus Vũ Hán, tạo ra sự sợ hãi để "khuyến khích" người dân tiếp tục ở nhà.

Các thành viên Đảng Dân chủ tiếp tục "ván bài" chính trị sinh tử với Tổng thống Donald Trump như đã từng làm trong đại dịch. (Getty)
Các thành viên Đảng Dân chủ tiếp tục "ván bài" chính trị sinh tử với Tổng thống Donald Trump như đã từng làm trong đại dịch. (Getty)

Khi các thành phố Mỹ liên tiếp phải hứng chịu các vụ trộm cắp, phá hoại và tấn công cảnh sát, Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ gửi quân đội đến để khôi phục lại trật tự nếu các thống đốc tại những tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát cố tình không 'làm gì'.

Hơn 20.000 thành viên thuộc Vệ binh Quốc gia đã được điều động tới 29 bang để đối phó với bạo lực leo thang, tuy nhiên tiểu bang New York không nằm trong số đó. Thị trưởng thành phố New York là Bill De Blasio cho biết ông không muốn có cảnh vệ xuất hiện tại thành phố của mình, trong khi Thống đốc Andrew Cuomo lại tuyên bố sẽ tôn trọng ý muốn của Thị trưởng.

Điều lạ, bang New York lại là "điểm đen" trong bản đồ tấn công của nhóm Antifa, khi thành phố New York "thất thủ" trước sự tấn công điên cuồng của thành viên tổ chức này. Bất chấp lệnh giới nghiêm, cảnh sát New York cho biết đã có gần 700 kẻ bạo loạn đã bị bắt, và một số sĩ quan cảnh sát cũng bị thương trong các vụ tấn công bạo lực này.

Bang New York lại là "điểm đen" trong bản đồ tấn công của nhóm Antifa, khi thành phố New York "thất thủ" trước sự tấn công điên cuồng của thành viên tổ chức này.
Bang New York lại là "điểm đen" trong bản đồ tấn công của nhóm Antifa, khi thành phố New York "thất thủ" trước sự tấn công điên cuồng của thành viên tổ chức này. (Getty)

Theo số liệu của AP, có hơn 5.600 kẻ bạo loạn đã bị bắt giữ trong một tuần qua vì các hành vi phạm tội như trộm cắp, đập phá, chặn đường cao tốc và phá lệnh giới nghiêm.

Có điều, trong khi từ chối lực lượng Vệ binh Quốc gia mà Tổng thống Trump cử đến, để mặc cho đám bạo loạn đập phá, cướp bóc của dân thường, thống đốc Dân chủ lại tuyên bố những lời dối trá: "Đây là thời điểm để hàn gắn vết thương, để gắn kết mọi người, và cách tốt nhất để bảo vệ các quyền dân sự là tránh xa bạo lực leo thang".

Phải chăng các quan chức của Đảng Dân chủ tin rằng bạo loạn và cướp bóc là "cuộc diễu hành ôn hoà"?

Truyền thông cánh tả: Các cuộc bạo loạn "gần như ôn hoà"

Truyền thông cánh tả vốn được coi là tứ đại tà quyền tại Mỹ khi hầu hết các tờ báo chính thống tại Mỹ đều thuộc về phe Dân chủ.

Truyền thông cánh tả vốn được coi là tứ đại tà quyền tại Mỹ khi hầu hết các tờ báo chính thống tại Mỹ đều thuộc về phe Dân chủ. 
Truyền thông cánh tả vốn được coi là tứ đại tà quyền tại Mỹ khi hầu hết các tờ báo chính thống tại Mỹ đều thuộc về phe Dân chủ. (Getty)

Khi những người Do Thái bị đánh đập và giết chết trong các cuộc bạo loạn ở Crown Heights (New York) vào năm 1991, biên tập viên hàng đầu của tờ New York Times lúc ấy là AM Rosenthal đã viết một bài báo sấm sét lên án bạo lực và những kẻ cổ vũ cho bạo loạn.

Rosenthal viết: "Dùng sự bất bình hoặc tưởng tượng ra như một cái cớ cho bạo lực sẽ không bao giờ được chấp nhận, không phải bởi người da đen hay người da trắng, không phải bởi truyền thông, không phải bởi Tòa thị chính, không phải bây giờ, mà không bao giờ".

Gần 30 năm sau bài báo của ông, những cảnh tượng tương tự đã diễn ra trên khắp nước Mỹ: Những kẻ bạo loạn bắn chết và gây thương tích cho cảnh sát, dân thường bị tấn công, các cơ sở kinh doanh bị phá hủy, nhà thờ, sở cảnh sát bị đốt cháy… Nhưng các phương tiện truyền thông ngày nay đã đưa ra quan điểm hoàn toàn khác so với thời của AM Rosenthal.

Trong đại dịch virus Vũ Hán, nếu những người biểu tình ôn hoà bày tỏ sự thất vọng với lệnh phong toả hà khắc của bà Thống đốc Dân chủ Gretchen Whitmer (bang Michigan), thì hầu hết truyền thông cánh tả sẽ đồng loạt "bêu rếu" họ là những kẻ gây ra tình trạng hỗn loạn. Nhưng khi những kẻ biểu tình bạo lực đập vỡ cửa sổ và tấn công dân thường trong những ngày qua, truyền thông cánh tả cho rằng đó lại thuộc về phạm trù "công lý chủng tộc".

Khi những người biểu tình ôn hoà yêu cầu tái mở cửa đất nước, thì truyền thông cánh tả nói họ gây ra tình trạng hỗn loạn. Nhưng đối với những kẻ biểu tình bạo lực, truyền thông cánh tả cho rằng đó lại thuộc về phạm trù "công lý chủng tộc".
Khi những người biểu tình ôn hoà yêu cầu tái mở cửa đất nước, thì truyền thông cánh tả nói họ gây ra tình trạng hỗn loạn. Nhưng đối với những kẻ biểu tình bạo lực, truyền thông cánh tả cho rằng đó lại thuộc về phạm trù "công lý chủng tộc". (Tổng hợp)

Khi The Times công bố các cuộc gọi khẩn cấp của người dân tới cảnh sát do bị nhóm bạo loạn tấn công, Ban biên tập của tờ New York Times mà khi xưa biên tập viên Rosenthal từng cống hiến không những không có nổi một bài báo phản đối bạo lực như ông, mà thậm chí chỉ xoa nhẹ bằng những ngôn từ "mị dân" dối trá kiểu như "bạo loạn và cướp bóc là đáng tiếc, nhưng là kết quả của sự bất bình chính đáng".

Kinh khủng hơn, phóng viên Nikole Hannah-Jones của New York Times còn lập luận rằng, việc những kẻ bạo loạn phá hủy tài sản không phải là hành vi bạo lực mà là hoàn toàn hợp lý. Cô này thậm chí còn tuyên bố rằng, chỉ có những kẻ vô đạo đức mới lên án hành vi này.

New York Times cho rằng những bất bình tương tự, chỉ có thể được giải quyết thông qua các cuộc điều tra liên bang tích cực, tước bỏ các biện pháp bảo vệ pháp lý cho cảnh sát... và tất nhiên bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ.

Thậm chí một biên tập viên của New York Times còn chỉ trích lời hứa của Tổng thống Donald Trump sẽ chấm dứt bạo lực là "một cuộc đàn áp gay gắt đối với những người biểu tình đòi công lý chủng tộc" và viện cớ bạo loạn là "những cuộc biểu tình bất bạo động, đôi khi có đổ máu".

Để đạt mục đích chính trị của phe cánh tả, những cây bút của tờ New York Times không ngần ngại đánh tráo khái niệm, đảo lộn giá trị tốt xấu, thiện ác khiến một bộ phận không nhỏ những người hùa theo ủng hộ những kẻ bạo loạn, cướp bóc.
Để đạt mục đích chính trị của phe cánh tả, những cây bút của tờ New York Times không ngần ngại đánh tráo khái niệm, đảo lộn giá trị tốt xấu, thiện ác khiến một bộ phận không nhỏ những người hùa theo ủng hộ những kẻ bạo loạn, cướp bóc. (Getty)

Trong khi hãng tin AP cấm phóng viên sử dụng từ "cướp bóc", NBC kiểm duyệt từ “bạo loạn” nhằm bảo vệ những kẻ côn đồ đang đập phá và đánh người, thì bình luận viên Chris Cuomo của CNN lại mô tả các cuộc bạo loạn là "một nhóm người thiểu số biểu lộ lời cầu xin tuyệt vọng mong được lắng nghe". Đứng trước một đồn cảnh sát đang bị đốt cháy, phóng viên Ali Velshi của đài MSNBC đã đưa tin cảm thán rằng, trong khi "các vụ hỏa hoạn đã được bắt đầu" thì những người biểu tình ở Minneapolis "nhìn chung không phải là những người ngang tàng".

Năm 1991, biên tập viên kỳ cựu Rosenthal hiểu những gì mà những người kế nhiệm ông tại New York Times đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu. Ông hiểu rằng, bạo lực không phải là một cuộc cách mạng hay "đảo chính" mà là một nỗi khiếp sợ kinh hoàng...

Đảng Dân chủ "chính trị hoá" cảnh sát để "trói tay" lực lượng này

Rạng sáng 2/6, cựu cảnh sát trưởng da màu David Dorn (77 tuổi) đã bị những kẻ bạo loạn bắn chết khi ông đang cố ngăn cảm chúng cướp đồ trong một cửa tiệm tại bang Missouri.

Trong khi Tổng thống Donald Trump ca ngợi và tôn vinh cựu cảnh sát trưởng David Dorn trên Twitter, thì hầu như các đảng viên Dân chủ lặng thinh trước cái chết của ông. Nghịch lý là, cùng chung màu da như George Floyd, nhưng David Dorn qua đời khi ông đang thực thi bảo vệ chính nghĩa, và bị sát hại bởi chính những kẻ bạo loạn do Đảng Dân chủ và truyền thông cánh tả đang ra sức o bế.

Trong khi Tổng thống Donald Trump ca ngợi và tôn vinh cựu cảnh sát trưởng David Dorn trên Twitter, thì hầu như các đảng viên Dân chủ lặng thinh trước cái chết của ông.
Trong khi Tổng thống Donald Trump ca ngợi và tôn vinh cựu cảnh sát trưởng David Dorn trên Twitter, thì hầu như các đảng viên Dân chủ lặng thinh trước cái chết của ông.

Trong các cuộc trấn áp bạo lực toàn nước Mỹ, các sĩ quan cảnh sát đã bị bắn, bị tấn công bằng gạch, đá và bom xăng. Một cảnh sát bị bắn và thương nặng khi đang cố gắng giải tán đám đông bên ngoài sòng bạc ở Las Vegas. Bốn sĩ quan bị trúng đạn ở thành phố St. Louis (bang Missouri) bởi những kẻ biểu tình có vũ trang. Tại Atlanta, sáu cảnh sát đã bị buộc tội sau khi một đoạn video cho thấy họ kéo hai thanh niên ra khỏi xe trong các cuộc biểu tình. Và tại một cuộc biểu tình ở Buffalo (New York), một chiếc SUV đã lao thẳng vào một nhóm sĩ quan, khiến ba cảnh sát bị thương.

Manny Ramirez, Chủ tịch Liên đoàn Cảnh sát địa phương Fort Worth cho biết: "Những cuộc biểu tình kiểu này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của các cảnh sát và tạo ra không ít áp lực". Trong khi một lãnh đạo cảnh sát ở St. Louis nói rằng: "Chúng tôi cảm thấy mình như những con tốt trên bàn cờ. Như thể có hẳn một kế hoạch và chúng tôi đang bị cả hai bên xoay vần (chính quyền địa phương và đám biểu tình) để họ đạt được mục đích".

"Chúng tôi cảm thấy mình như những con tốt trên bàn cờ. Như thể có hẳn một kế hoạch và chúng tôi đang bị cả hai bên xoay vần (chính quyền địa phương và đám biểu tình) để họ đạt được mục đích".
"Chúng tôi thấy mình như con tốt trên bàn cờ. Như thể có hẳn một kế hoạch và chúng tôi đang bị cả hai bên xoay vần (chính quyền địa phương và đám biểu tình) để họ đạt được mục đích". (Getty)

Hiện giờ, tại các tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát, các thống đốc, thị trưởng dường như "bỏ lơ" việc kiểm soát tình hình, và để mặc cảnh sát phải đối đầu với đám biểu tình ngỗ nghịch. Đặc biệt tại bang New York, chính quyền của thống đốc Andrew Cuomo dường như bỏ rơi cảnh sát New York phải chống chọi lại với đám cuồng loạn tấn công, mà không có sự hỗ trợ của Vệ binh Quốc gia.

Thậm chí, bình luận viên Chris Cuomo - là em trai của thống đốc Andrew Cuomo còn trắng trợn bảo vệ những kẻ đập phá trênsóng CNN rằng: "Có quá nhiều người coi những cuộc biểu tình là vấn đề. Không. Vấn đề là những gì mà buộc những người dân này phải xuống đường. Đó là sự bất bình đẳng và không có công lý. Xin vui lòng chỉ cho tôi biết chỗ nào những người biểu tình phải lịch sự và ôn hoà. Cảnh sát mới phải là những người được yêu cầu phải ôn hoà, xuống thang và giữ bình tĩnh."

Tình hình bạo loạn tại New York căng thẳng đến mức vừa qua Chủ tịch Liên đoàn Cảnh sát New York đã phải tweet cầu cứu: "Sở Cảnh sát New York đang bị mất kiểm soát thành phố. Chúng tôi không có vị lãnh đạo xứng hợp (thống đốc Andrew Cuomo). Những người đàn ông, phụ nữ bị ném gạch, xe ô tô bị đốt phá, và sự việc này diễn ra liên tục. Chúng tôi có lệnh giới nghiêm vào lúc 8h tối, nhưng bọn họ vẫn đang náo loạn trên đường. Tổng thống Trump đang theo dõi việc này. Tôi đang yêu cầu Tổng thống làm ơn, xin Ngài làm ơn gửi ngay nhân viên liên bang đến thành phố New York và theo dõi những gì đang diễn ra nếu thống đốc Andrew Cuomo không điều Vệ binh Quốc gia đến ngay lập tức, thì chính quyền liên bang xin hãy vào cuộc. Chúng tôi đang bị trói tay, chúng tôi đang bị buộc phải xuống thang (với nhóm bạo loạn)."

Tại bang New York, chính quyền của thống đốc Andrew Cuomo dường như bỏ rơi cảnh sát New York phải chống chọi lại với đám cuồng loạn tấn công, mà không có sự hỗ trợ của Vệ binh Quốc gia. 
Tại bang New York, chính quyền của thống đốc Andrew Cuomo dường như bỏ rơi cảnh sát phải chống chọi lại với đám cuồng loạn tấn công, mà không có sự hỗ trợ của Vệ binh Quốc gia. (Getty)

Các vụ đập phá, cướp bóc tài sản và gây ra các cuộc bạo động tại Mỹ hiện nay chủ yếu do các thành viên của nhóm Antifa, hiện được coi là một tổ chức khủng bố trong nước của chính phủ liên bang.

Sự tàn bạo của cảnh sát trước cái chết của George Floyd có thể có hoặc có thể không có động cơ chủng tộc, điều này thật khó chứng minh. Tuy nhiên, bên cạnh việc cảnh sát lạm dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, thì các hành vi cướp bóc, đốt phá, phá hoại và tấn công dân thường cũng phải bị truy tố bất kể tín ngưỡng hay màu da.

Trớ trêu thay, khi các thống đốc và thị trưởng thuộc Đảng Dân chủ phản ứng mạnh mẽ với bạo lực của cảnh sát, thì họ và các thành viên Quốc hội Dân chủ như nữ dân biểu Ocasio-Cortez lại tảng lờ các cuộc biểu tình phá hoại này. Điều này không khác gì tiếp tay cho đám đông vô pháp, vô chính phủ càng có "đất" để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đe dọa đến an ninh của tất cả mọi người.

Có điều là, khi chính quyền tiểu bang cố tình dung dưỡng cho nhóm bạo loạn Antifa sẽ dẫn đến nguy cơ cảnh sát buộc phải áp dụng các chiến thuật trị an mạnh mẽ hơn. Khi cảnh sát bị đẩy vào tình thế bị đám đông hung dữ tấn công, họ rất khó kiềm chế và buộc phải nổ súng tự vệ.

Điều này sẽ dễ dàng tạo cớ cho những thế lực "chống Trump" chụp mũ đổ thừa cho cảnh sát và chính quyền của Tổng thống Trump tàn bạo với dân thường. Tất cả đều nằm trong kế hoạch đã được các thế lực ngầm dự trù sẵn trong năm bầu cử này: Đó là phải bằng mọi giá ngăn không cho Tổng thống Donald Trump tái đắc cử nhiệm kỳ hai…

Xuân Trường

Kỳ sau: Barack Obama và Antifa liên kết nhằm lật đổ Tổng thống Donald Trump?

*****

Tham khảo:

  • https://www.nbcnews.com/politics/justice-department/law-enforcement-plays-catch-stop-violence-radical-groups-protests-n1220486
  • https://www.chicagobusiness.com/greg-hinz-politics/there-no-doubt-was-organized-effort
  • https://www.msn.com/en-us/news/us/mounds-of-bricks-bottles-found-in-baltimore-ahead-of-expected-george-floyd-unrest/ar-BB14TxmI
  • https://www.dailymail.co.uk/news/article-8377069/Bricks-randomly-appear-protests-sparking-theories-planted-stoke-violence.html
  • https://www.motherjones.com/politics/2020/05/alexandria-ocasio-cortez-minneapolis-protests-george-floyd/
  • https://www.nytimes.com/1991/09/03/opinion/on-my-mind-pogrom-in-brooklyn.html



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Thế lực nào đang gây ra sự hỗn loạn tại nước Mỹ?