Thâm hụt ngân sách của Mỹ lớn nhất trong 7 năm qua

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo Bộ Tài chính Mỹ, Chính phủ nước này đã kết thúc tài khóa 2019 với khoản thâm hụt ngân sách lớn nhất trong vòng 7 năm trở lại đây...

Nguyên nhân của sự thâm hụt này là do chương trình cắt giảm thuế lớn nhất trong 30 năm qua của Trump đã khiến các khoản thu từ thuế không đủ bù đắp kinh phí trả nợ công và chi tiêu gia tăng. Năm tài khóa 2019 ở Mỹ bắt đầu từ ngày 1/10/2018 và kết thúc vào ngày 30/9/2019.

Mức thâm hụt của cả năm tài khóa năm 2019 là 984 tỷ USD, bằng 4,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tổng thu ngân sách là 3.500 tỷ USD (tăng 4% so cùng kỳ), trong khi tổng chi là 4.400 tỷ USD (tăng 8,2% so cùng kỳ). Năm 2018, mức thâm hụt ngân sách là 779 tỷ USD (chiếm 3,8% GDP). Trước đó, thâm hụt ngân sách Mỹ lên mức kỷ lục 1.400 tỷ USD vào năm 2009 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra và chính quyền Tổng thống Barack Obama cùng quốc hội đã phải sử dụng biện pháp khẩn cấp nhằm hỗ trợ ngân hàng và tung ra các gói kích thích kinh tế.

Kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức đầu năm 2017, GDP Mỹ tăng trưởng bình quân ở mức 2,6% - cao hơn mức tăng trưởng bình quân 2,2% đã được duy trì trong thời gian trước đó. Đồng thời, trong thời gian này, chi tiêu ngân sách liên bang tăng 2,9% mỗi năm, sau khi giảm 1% trong quãng thời gian trước đó.

Tuy nhiên, mức thâm hụt này cũng thấp hơn so với các dự báo trước đó (khoảng hơn 1.000 tỷ USD). Đối với các nền kinh tế đã phát triển như Mỹ, thì chính sách tài khóa nghịch chu kỳ được áp dụng khá hiệu quả: tăng chi tiêu, giảm thuế khi tăng trưởng GDP suy giảm; và giảm chi tiêu, tăng thu thuế khi GDP nằm trong chu kỳ kinh tế phục hồi. Bởi vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, thương chiến đang diễn ra và tăng trưởng chậm lại, việc mở rộng tài khóa để theo đuổi chính sách nghịch chu kỳ của Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ kỳ vọng thâm hụt ngân sách giảm dần trong các năm tiếp theo khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định hơn và bước vào chu kỳ phục rồi rõ nét hơn.

Năm Thâm hụt ngân sách (tỷ USD) Nợ (tỷ USD) Thâm hụt ngân sách/GDP Sự kiện nổi bật trong năm
2007 $161 $501 1,1% Khủng hoảng ngân hàng
2008 $459 $1.017 3,1% Giải cứu ngân hàng, gói nới lỏng định lượng
2009 $1.413 $1.632 9,8% Giải cứu ngân hàng tốn 250 tỷ đô la, ARRA tốn thêm 241,9 tỷ đô la
2010 $1.294 $1.905 8,6% Chương trình cắt giảm thuế của Obama, ACA, Simpson-Bowles
2011 $1.300 $1.229 8,3% Khủng hoảng nợ, suy thoái và cắt giảm thuế làm giảm thu ngân sách
2012 $1.087 $1.276 6,7% Bờ vực tài khóa (Fiscal cliff)
2013 $679 $672 4,0% Cô lập, đóng cửa chính phủ
2014 $485 $1.086 2,7% Trần nợ
2015 $438 $327 2,4% Chi ngân sách cho quân sự = 736,4 tỷ đô la
2016 $585 $1.423 3,1% Chi ngân sách cho quân sự = 767,6 tỷ đô la
2017 $665 $672 3,4% Chi ngân sách cho quân sự = 817,9 tỷ đô la
2018 $779 $1.217 3,8% Chi ngân sách cho quân sự = 890,8 tỷ đô la; chương trình cắt giảm thuế của Trump
2019 $984 $1.314 4,6% Chi ngân sách cho quân sự = 956,5 tỷ đô la
2020 $1.101 $1.281 NA Chi ngân sách quân sự = 989 tỷ đô la
2021 $1.068 $1.276 NA NA

Nguồn: www.thebalance.com

Trà Nguyễn



BÀI CHỌN LỌC

Thâm hụt ngân sách của Mỹ lớn nhất trong 7 năm qua