Trang mạng Trung Quốc: 'Tại sao Kazakhstan háo hức quay về với Trung Quốc?'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai trang mạng nổi tiếng của Trung Quốc đang bị chỉ trích vì cho rằng những nước Trung Á như Kyrgyzstan và Kazakhstan từng là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Trang mạng Tuotiao.com là ứng dụng đọc báo lớn nhất ở Trung Quốc với 750 triệu người dùng. Gần đây trang này đăng bài viết có tiêu đề "Tại sao Kyrgyzstan không quay về với Trung Quốc sau khi độc lập?".

Bài viết giải thích rằng thời Đế quốc Mông Cổ, diện tích 510.000 km vuông của Kyrgystan (tương đương toàn bộ lãnh thổ nước này) là một phần lãnh thổ Trung Quốc nhưng bị đế quốc Nga chiếm giữ. Bài viết cho rằng Kyrgystan từng là một phần lãnh thổ Trung Quốc giống như Mông Cổ trước đây.

Đồng thời, trang mạng nổi tiếng Sohu.com cũng cho đăng bài viết có tựa đề: "Tại sao Kazakhstan háo hức quay về với Trung Quốc?", trong đó có nội dung cho rằng "Kazakhstan nằm trên phần lãnh thổ mà trước đây thuộc về Trung Quốc".

Chính phủ Kazakhstan hôm 14/4 đã triệu Đại sứ Trung Quốc Zhang Xiao đến để phản đối nội dung này.

Trung Quốc liên tục có vấn đề về "biên giới"

Gần đây, Trung Quốc liên tục gặp phải vấn đề biên giới với các nước láng giềng.

Mới nhất, người dân Nepal phản ứng giận dữ khi đài CGTN (Trung Quốc) nói đỉnh Everest "nằm trong vùng tự trị Tây Tạng của Trung Quốc". Đài này đăng thông điệp về Everest trên Twitter hôm 2/5. Sau đó họ phải xóa đi và thay bằng: đỉnh Everest "nằm tại biên giới Trung Quốc - Nepal".

Trong hai ngày 9 và 10/5 vừa qua, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra ẩu đả tại biên giới 2 nước khiến một số người bị thương. Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và cuối cùng lao vào nhau ẩu đả.

Cũng hôm 9/5, ở vùng biển Hoa Đông, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã rượt đuổi theo tàu đánh cá của Nhật Bản. Sau đó, cảnh sát biển Nhật Bản phải điều động tàu tuần tra đến hiện trường, cảnh báo qua bộ đàm. Đến lúc đó, các tàu hải cảnh Trung Quốc mới chịu rời khỏi khu vực.

Còn ở Biển Đông, Trung Quốc liên tục có hành động leo thang về việc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này. Tháng 3/2020, chính quyền Bắc Kinh gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc lập lại tuyên bố chủ quyền theo hình “lưỡi bò” chiến hơn 80% đến 90% Biển Đông.

Ngày 2/4 vừa qua, Trung Quốc cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sau đó Trung Quốc thông báo thành lập hai quận “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) và “Nam Sa” (tức Trường Sa). Tiếp theo, Trung Quốc đặt tên cho 80 đảo nhỏ, bãi đá ngầm ở cả những khu vực biển nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Trang mạng Trung Quốc: 'Tại sao Kazakhstan háo hức quay về với Trung Quốc?'