Tiếp tục thỏa thuận hay ‘đường ai nấy đi’? TT Trump liệu có đang đùa với lửa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dưới đây là ý kiến của tác giả Simone Gao trong chương trình Góc nhìn Trung Quốc của Epoch Times khi đưa ra phân tích sâu sắc về mối quan hệ Mỹ - Trung và những chiêu bài của chính quyền Trung Quốc trong mối quan hệ này.

Gần đây, chính quyền Tổng thống Trump đã bày tỏ sự hài lòng vì việc Trung Quốc mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

Tuy nhiên, Tổng thống đã hủy bỏ cuộc thảo luận đánh giá đã sắp xếp trước đó của 2 bên về thỏa thuận thương mại vào tuần trước, và nói rằng: “Tôi không muốn nói chuyện với Trung Quốc ngay bây giờ”. Liệu vị đương kim Tổng thống vẫn muốn có một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc? Liệu thỏa thuận thương mại có phải là một biện pháp khắc phục tốt cho mối quan hệ thương mại không cân bằng với Trung Quốc, hay nó sẽ tạo điều kiện cho việc hội nhập sâu hơn với Trung Quốc mà cuối cùng sẽ gây hại cho người dân Mỹ? Hãy bắt đầu cuộc điều tra ngày hôm nay bằng cách nghe những lời này từ cố vấn kinh tế quốc gia của Tổng thống Trump, ông Larry Kudlow.

Tập chứ không phải Trump mới là người muốn thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được hoàn thành sớm bởi đe dọa an ninh lương thực tại Trung Quốc ngày một lớn và khó lường. (Ảnh: Flickr)
Tập chứ không phải Trump mới là người muốn thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được hoàn thành sớm bởi đe dọa an ninh lương thực tại Trung Quốc ngày một lớn và khó lường. (Ảnh: Flickr)

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Fox News, ông Kudlow cho biết, Trung Quốc đã mua nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn những gì chúng ta từng chứng kiến trước đây. Năm 2017, thời kỳ mua hàng cao điểm của Trung Quốc, lượng sản phẩm nông nghiệp Mỹ mà họ mua chiếm 20% tổng lượng nhập khẩu nông sản của nước này. Năm nay, con số đó tăng vọt lên mức 40-45%.

Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc có thể mua đủ đậu nành, ngô hoặc thịt lợn để thực hiện những lời hứa về nông nghiệp, thì họ cũng không thể mua đủ dầu và khí đốt để thực hiện lời hứa về những thỏa thuận về năng lượng. Các đơn đặt hàng máy bay cũng sẽ giảm do nhu cầu du lịch giảm dần.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump và Đại sứ Lighthizer đều hài lòng về tiến độ cho đến nay, đó là lý do tại sao Tổng thống đã tweet rằng thỏa thuận thương mại vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, chỉ vào thứ Bảy tuần trước (22/8), Tổng thống đã hủy bỏ cuộc hẹn giữa 2 bên để thảo luận đánh giá về thỏa thuận thương mại. Ông ấy chỉ nói: “Tôi không muốn nói chuyện với Trung Quốc ngay bây giờ”.

Điều gì khiến Tổng thống không muốn nói chuyện với Trung Quốc lúc này? Chúng ta không thực sự biết chắc chắn.

Những gì chúng ta biết là, một mặt, Trung Quốc tăng cường mua các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ, mặt khác, họ tiếp tục ăn cắp các tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ. Và bước phát triển mới nhất là họ đang hết sức nỗ lực để can thiệp vào cuộc tranh cử Tổng thống năm 2020 của ông Trump.

Kể từ tháng Sáu, các tài khoản mạng xã hội giả mạo từ mạng thư rác ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có tên “Spamouflage Dragon” đã đăng nhiều video bằng tiếng Anh tấn công chính quyền Trump và chính sách đối ngoại của họ.

Bắt đầu từ giữa tháng Bảy, các video bằng tiếng Anh xuất hiện trên YouTube, Facebook và Twitter, chỉ trích chính quyền Trump về chính sách của họ đối với Trung Quốc, cách xử lý đại dịch, bất bình đẳng chủng tộc và đe dọa về lệnh cấm TikTok.

Được đặt tiêu đề bằng tiếng Trung nhưng có phụ đề tiếng Anh, tất cả các video này đều được thực hiện sơ sài, có lỗi ngữ pháp với thuyết minh tự động vụng về và được đăng từ các tài khoản giả mạo có ảnh đại diện được tạo tự động bởi trí thông minh nhân tạo (AI).

Cùng với nhiều lần phát biểu hớ hênh hay nói chuyện lan man vô nghĩa khác của Joe Biden đã bị phanh phui, rõ ràng là người đàn ông ở tuổi thất thập lai hy này đã không còn phù hợp cho chức vụ tổng thống.
Cùng với nhiều lần phát biểu hớ hênh hay nói chuyện lan man vô nghĩa khác của Joe Biden đã bị phanh phui, rõ ràng là người đàn ông ở tuổi thất thập lai hy này đã không còn phù hợp cho chức vụ tổng thống. (Ảnh chụp video)

Việc ĐCSTQ thích ứng viên tranh cử Tổng thống năm 2020 Joe Biden hơn ông Donald Trump không còn là bí mật. Những gì họ đang làm hiện tại có thể là một chiến lược phổ biến, mà cách mô tả tốt nhất về chiến lược này là từ một thành ngữ tiếng Trung: “Dương đông kích tây”. Nghĩa là: họ muốn sử dụng thỏa thuận thương mại để xoa dịu tổng thống Trump vừa đủ để ông không tiến hành các biện pháp tàn phá thực sự chống lại ĐCSTQ. Trong khi đó, họ cố gắng hết sức để làm phá hoại cơ hội để ông Trump có thể được tái đắc cử. Họ rất mong chờ Biden ông trở thành Tổng thống, để đàm phán lại hoặc hủy luôn thỏa thuận thương mại trước đó.

Tại thời điểm này, tôi nghĩ rằng điều tối quan trọng là Tổng thống Trump phải xem xét lại toàn bộ thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, để đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu Mỹ có nên “chào từ biệt” luôn ĐCSTQ hay không. Có 2 điều phải được xem xét trong quá trình đánh giá này. Thứ nhất, liệu chính quyền Trung Quốc có tôn trọng toàn bộ thỏa thuận thương mại hay không, đặc biệt là liệu họ có thể thực hiện những thay đổi cấu trúc mà Mỹ yêu cầu hay không. Thứ hai, nếu họ không thể thực hiện những thay đổi cấu trúc đó, thì một nền kinh tế tổng hợp hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - là kết quả có thể có sau thỏa thuận thương mại giai đoạn một - liệu có làm tổn thương nước Mỹ hay không.

Hãy bắt đầu với vấn đề đầu tiên. Liệu Trung Quốc có thể thực hiện những thay đổi mang tính cơ cấu cần thiết cho nền kinh tế của mình? Tôi đã nói về điều này trong bài Góc nhìn Trung Quốc đầu tiên của mình. Tôi tin chắc rằng ĐCSTQ không thể và sẽ không thực hiện những thay đổi này, bởi vì những biện pháp đó là nền tảng cho việc liệu ĐCSTQ có thể nắm quyền hay không.

Tại sao? Hãy suy nghĩ về nó theo cách này. Một nền kinh tế thị trường thực sự đòi hỏi những phẩm chất nhất định từ hệ thống chính trị tương ứng của nó. Những quyền quan trọng nhất là quyền cá nhân, quyền sở hữu tư nhân, nền pháp trị mạnh mẽ và một chính phủ với quyền hạn hạn chế. Những phẩm chất này về cơ bản mâu thuẫn với cách thức cai trị của ĐCSTQ. Trong một xã hội cộng sản như ở Trung Quốc, không có những khái niệm như vậy về quyền cá nhân và tài sản tư nhân. Mọi thứ và mọi người dân hoặc thuộc về Đảng hoặc phải chịu sự kiểm soát của Đảng hoặc cả 2. Không có pháp quyền độc lập. ĐCSTQ đứng trên pháp luật.

Bạn có các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc, nhưng ngay cả các công ty tư nhân cũng bị ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ. Họ cần có quan hệ tốt với giới lãnh đạo trong chính quyền để có được hợp đồng tốt và tìm kiếm sự “bảo kê”.

Người dân Bắc Kinh kiểm tra bên trong của một trong số hơn 20 xe tăng bọc thép bị người biểu tình đốt cháy để ngăn chặn quân đội di chuyển vào Quảng trường Thiên An Môn 4/6/1989. Hàng trăm người đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương khi binh lính di chuyển trên Quảng trường Thiên An Môn trong một cuộc đàn áp bạo lực để chấm dứt 6 tuần biểu tình của sinh viên, được gọi là phong trào Mùa xuân Bắc Kinh. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, 5 năm sau khi nghiền nát phong trào dân chủ Trung Quốc, "hàng ngàn" tù nhân vẫn ở trong tù. (Ảnh của MANUEL CENETA / AFP qua Getty Images)
Người dân Bắc Kinh kiểm tra bên trong của một trong số hơn 20 xe tăng bọc thép bị người biểu tình đốt cháy để ngăn chặn quân đội di chuyển vào Quảng trường Thiên An Môn 4/6/1989. Hàng trăm người đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương khi binh lính di chuyển trên Quảng trường Thiên An Môn trong một cuộc đàn áp bạo lực để chấm dứt 6 tuần biểu tình của sinh viên, được gọi là phong trào Mùa xuân Bắc Kinh. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, 5 năm sau khi nghiền nát phong trào dân chủ Trung Quốc, "hàng ngàn" tù nhân vẫn ở trong tù. (Ảnh của MANUEL CENETA / AFP qua Getty Images)

Người dân Trung Quốc đã cố gắng thay đổi hệ thống chính trị của họ chưa? Vâng, họ có. Nỗ lực chân thành và táo bạo nhất cho cải cách chính trị từ người dân Trung Quốc và một số lãnh đạo ĐCSTQ có tư tưởng cởi mở đã dẫn đến một cuộc đàn áp đẫm máu. Vâng, tôi đang nói về phong trào ủng hộ dân chủ Thiên An Môn năm 1989. Cuối cùng, ông Đặng Tiểu Bình đã chọn bảo toàn sự cai trị của ĐCStQ thay vì đáp ứng khao khát dân chủ của người dân. Sinh viên và công dân Trung Quốc đã bị thảm sát trong sự kiện này.

Sau thảm sát Thiên An Môn, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã thành công chuyển hóa nhiệt huyết của người dân trong nước vào việc theo đuổi một mục tiêu: Tiền. Cải cách chính trị giờ đã là quá khứ.

Hiện chính quyền Trump đang yêu cầu thay đổi cấu trúc đối với quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Nó thực sự có ý nghĩa gì đối với ĐCSTQ? Nó có nghĩa là họ phải thay đổi cách họ điều hành nền kinh tế Trung Quốc, thay đổi cách họ điều hành đất nước và về cơ bản là thay đổi cơ cấu quyền lực của ĐCSTQ.

Hãy lấy trợ cấp của nhà nước làm ví dụ. Trung Quốc đã trợ cấp cho các ngành công nghiệp quốc doanh và do nhà nước chỉ đạo trong nhiều năm. Chi phí triển khai 5G của Huawei thấp hơn 40% so với nhà thầu châu Âu tiếp theo nhờ có các khoản trợ cấp như vậy. Đó là một trong những lý do chính khiến các công ty Trung Quốc vượt mặt các đối thủ cạnh tranh trên toàn thế giới.

Thành công của Huawei là kết quả của chính sách công nghiệp do ĐCSTQ chỉ huy. Đó là biểu hiện quyền lực tối thượng của Đảng. Đó là cách ĐCSTQ định hướng tầm nhìn dưới sự lãnh đạo của mình: Trung Quốc sẽ hoàn thành kế hoạch Made in 2025, và cuối cùng thay thế Mỹ trở thành nhà lãnh đạo kinh tế cùng công nghệ của thế giới. Đó là cách thức ĐCSTQ điều hành và cách thức đất nước Trung Quốc hoạt động.

Làm thế nào họ có thể dễ dàng từ bỏ điều đó? Trên thực tế, dưới thời cai trị của ông Tập Cận Bình, ĐCSTQ đang thắt chặt kiểm soát nền kinh tế Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đang đảo ngược quá trình tư nhân hóa, bằng cách cài đặt thêm bộ máy của ĐCSTQ trong các khu vực tư nhân, đồng thời bằng cách phát triển AI và công nghệ giám sát, sự kìm kẹp của ĐCSTQ đối với người dân Trung Quốc càng trở nên nghiêm ngặt hơn bao giờ hết.

Nếu về cơ bản ĐCSTQ sẽ không hoàn thành toàn bộ thỏa thuận thương mại, tại sao họ lại mua nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn từ Hoa Kỳ? Như tôi đã nói trước đây, tôi e ngại những gì họ thực sự đang cố gắng làm, là sử dụng thỏa thuận thương mại để xoa dịu Tổng thống Trump vừa đủ để ông ấy không thực hiện thêm các bước tiếp theo nhằm cắt đứt huyết mạch của ĐCSTQ.

Những "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc như Huawei, Hikvision, ZTE và Sense Time hiện đã bị cấm tiếp cận với công nghệ của Mỹ
Những "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc như Huawei, Hikvision, ZTE và Sense Time hiện đã bị cấm tiếp cận với công nghệ của Mỹ. (Ảnh minh họa: Flickr)

Ông Trump đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Huawei, khiến hãng này không thể tiếp tục sản xuất điện thoại thông minh cao cấp. Các lệnh trừng phạt đối với các quan chức hàng đầu của Trung Quốc có hành vi đàn áp Hong Kong và Tân Cương đã gây ra một làn sóng chấn động lớn cho giới chính trị. Việc đẩy các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường tài chính Mỹ làm giảm nguồn cung tiền mặt của họ. Bước tiếp theo là đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các tổ chức tài chính có quan hệ kinh doanh với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong, những người đã bị xử phạt vì vi phạm nhân quyền. Những biện pháp trừng phạt đó sẽ là gì? Thường sẽ là loại các ngân hàng này ra khỏi hệ thống mệnh giá đô-la Mỹ, còn được gọi là hệ thống SWIFT. Nếu điều đó xảy ra, các ngân hàng này sẽ không thể thực hiện các giao dịch dựa trên đồng đô-la Mỹ nữa, đây sẽ là bản án tử hình đối với các ngân hàng này. Về mặt lý thuyết, Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp như vậy đối với tất cả các ngân hàng và tổ chức tài chính của Trung Quốc có liên quan đến vi phạm nhân quyền. Nếu các lệnh trừng phạt này được thực hiện, nền kinh tế Trung Quốc sẽ nhận lãnh một đòn chí mạng.

Bắc Kinh chắc chắn không muốn Tổng thống Trump có những bước đi như vậy. Trên thực tế, tin đồn chỉ xuất hiện từ kỳ mật nghị tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, nơi các nhà Lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm và tiền nhiệm gặp nhau để thảo luận, sau đó quyết định các công việc quan trọng của nhà nước. Có tin đồn rằng, ban lãnh đạo đã ra những quyết định cứng rắn trên 3 lĩnh vực và mềm mỏng đối với 3 lĩnh vực khác. Họ cần phải cứng rắn với người dân Trung Quốc, về tuyên truyền và đối với Hong Kong, nhưng phải mềm mỏng với Hoa Kỳ, với phương Tây và những động thái mà ĐCSTQ sẽ thực hiện.

Nếu tin đồn là sự thật, điều đó sẽ giải thích tại sao ĐCSTQ tăng cường thu mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ - họ làm vậy để nâng cao hy vọng của Tổng thống. Hy vọng rằng Trung Quốc sẵn sàng thực hiện thỏa thuận thương mại và những gì Tổng thống đã chiến đấu cho là trong tầm tay.

Nhưng hy vọng này hết sức nguy hiểm.

Chúng ta đã nói về lý do tại sao ĐCSTQ không thực hiện những thay đổi bản chất có tính cấu trúc đó.

Nguy cơ thực sự xảy ra khi một mặt, ĐCSTQ không có ý định tôn trọng toàn bộ thỏa thuận, nhưng mặt khác, nó khiến nền kinh tế Mỹ phụ thuộc hơn nữa với nền kinh tế Trung Quốc. Ví dụ, một trong những mục chính trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một là yêu cầu Trung Quốc mở cửa thị trường tài chính. Trong khi điều đó có nghĩa là phố Wall sẽ có thể kiếm nhiều tiền hơn từ Trung Quốc, điều đó cũng có nghĩa là nguồn vốn của Mỹ sẽ đổ vào Trung Quốc để duy trì sinh kế của nền kinh tế Trung Quốc và ĐCSTQ, vì các lĩnh vực công nghiệp chính ở Trung Quốc được kiểm soát bởi một số gia đình lãnh đạo ĐCSTQ. Khi sự hợp nhất hoàn toàn xảy ra, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ràng buộc với nền kinh tế Mỹ đến mức sự thất bại của nền kinh tế Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm cho an ninh tài chính của những người Mỹ bình thường. Tất cả chúng ta đều biết rằng các quỹ hưu trí liên bang của Hoa Kỳ, quỹ hưu trí giáo viên và quỹ đầu tư của các trường đại học ở Hoa Kỳ đều đang tài trợ cho các công ty Trung Quốc và nhiều công ty trong số đó đặt ra những lo ngại về an ninh quốc gia, là những kẻ vi phạm nhân quyền và thực hiện các hành vi gian lận. Quy mô của khoản đầu tư này đang tăng lên nhanh chóng và nhanh chóng đạt tới một nghìn tỷ đô-la Mỹ và còn cao hơn thế nữa. Khi đó, quyền lực vận động hành lang của ĐCSTQ trong chính phủ Mỹ sẽ mạnh đến mức bất cứ điều gì chống lại ĐCSTQ sẽ không có cơ hội.

Biển Đông là đế chế hàng hải của mình, và Hoa Kỳ sẽ đứng cùng với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở nước ngoài. (Ảnh: Lt. Steve Smith/U.S. Navy qua Getty Images)

Một yếu tố đáng lo ngại khác là ĐCSTQ đang nhanh chóng bắt kịp khả năng quân sự. Theo ông Michael Pillsbury - Cố vấn cấp cao của Bộ Quốc phòng và là cố vấn chính về Trung Quốc của Tổng thống Trump, Trung Quốc đang lần lượt vượt qua các hệ thống vũ khí của Mỹ. Ông Pillsbury cho biết, nếu Mỹ tham chiến với Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ có khả năng sẽ thắng trong một trận chiến ngắn nếu nó kéo dài dưới 2 ngày. Nếu kéo dài hơn 2 ngày, Trung Quốc có thể sẽ thắng vì lợi thế về hậu cần. Cựu giám đốc tình báo của hạm đội Thái Bình Dương James Fanell cũng nói với tôi rằng, có sự không chắc chắn về việc liệu Hoa Kỳ có thể bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan hay không.

Vì vậy, nếu Hoa Kỳ gắn bó với Trung Quốc về mặt kinh tế, và sức mạnh quân sự của họ vượt qua chúng ta, Hoa Kỳ sẽ không có biện pháp nào để kiềm chế Trung Quốc, chứ chưa nói đến việc bảo vệ thế giới.

Đây là một kịch bản có thể xảy ra. Nó vẫn chưa xảy ra, nhưng chúng ta sẽ rất nhanh tiến gần đến ngưỡng đó. Mỹ có một cơ hội nhỏ ngay bây giờ để thực sự chiến đấu trở lại và vươn lên dẫn đầu một lần nữa. Nhưng Trung Quốc đang sử dụng thỏa thuận thương mại để làm tê liệt chúng ta. Để tạo cho chúng ta một hy vọng hão huyền. Một hy vọng hão huyền nguy hiểm. Chúng ta cần nhận thức được điều đó.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tiếp tục thỏa thuận hay ‘đường ai nấy đi’? TT Trump liệu có đang đùa với lửa?