Sự khác biệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong chính trị Hoa Kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi nói đến bầu cử ở Mỹ, người ta thường nghĩ đến sự ganh đua của hai đảng là Cộng hòa và Dân chủ. Vậy sự khác nhau căn bản giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ trong chính trị Hoa Kỳ là như thế nào?

Điểm khác biệt nổi bật nhất giữa 2 đảng này là các vấn đề đối nội của chính nước Mỹ.

Sực khác biệt giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ
Sự khác biệt giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ

Đảng Cộng hòa là gì?

Đảng Cộng hòa được thành lập vào năm 1854 bởi những người theo chủ nghĩa bãi nô (bãi bỏ chế độ nô lệ) và một số thành viên cũ của đảng Whigs. Đảng nắm quyền lần đầu vào năm 1860 khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và chiến thắng trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Ở Mỹ người ta còn gọi đảng Cộng hòa tên thân mật là GOP (Grand Old Party). Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi. Người theo đảng Cộng hòa có tư tưởng thiên về cánh hữu.

Trải qua nhiều tư tưởng chính trị từ lúc thành lập đến nay, nhìn chung tư tưởng chính trị của Đảng Cộng hòa có xu hướng truyền thống, xoay quanh việc gìn giữ và duy trì các giá trị truyền thống. Trong điều hành họ có chủ trương chính phủ nhỏ (small government) – tức là tối thiểu hóa việc can thiệp hay thành lập các cơ quan của chính phủ để điều hành. Họ ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do, hạn chế tối thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, mức thuế thấp, thắt chặt nhập cư bất hợp pháp, ủng hộ quyền được sống của thai nhi (pro-life) và chống nạo phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống kiểm soát súng.

Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi. Người theo đảng Cộng hòa có tư tưởng thiên về cánh hữu.
Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi. Người theo đảng Cộng hòa có tư tưởng thiên về cánh hữu. (Pixabay)

Do có xu hướng truyền thống nên đa số những người theo đức tin thường ủng hộ đảng Cộng hòa. Các bang phía Nam thường có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa.

Hiện có 20 vị Tổng thống đến từ đảng Cộng hòa, nổi bật nhất là Abraham Lincoln. Ông là người có công lớn trong việc xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ vào thế kỷ 19. Ông phục vụ từ 1861 đến khi bị ám sát vào năm 1865 khi đang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Tổng thống đương nhiệm hiện nay thuộc đảng Cộng hòa là Donald Trump.

Đảng Dân chủ là gì?

Đảng Dân chủ được thành lập vào năm 1828 bởi Andrew Jackson. Đảng Dân chủ được coi là một trong những chính đảng lâu đời nhất thế giới. Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa. Người theo đảng Dân chủ thường có tư tưởng theo cánh tả.

Với ý thức hệ là tư tưởng tự do, đảng Dân chủ có chủ trương loại bỏ các ràng buộc về giá trị truyền thống lâu đời, loại bỏ các ước thúc đạo đức, thúc đẩy tự do cá nhân theo bản bản năng. Đảng Dân chủ muốn chính phủ can thiệp vào nền kinh tế, họ có chủ trương đánh thuế cao đối với những người có thu nhập cao, cũng như thúc đẩy phúc lợi xã hội, họ còn ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ nạo phá thai, ủng hộ việc thắt chặt sở hữu súng, chính sách nhập cư thông thoáng.

Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa. Người theo đảng Dân chủ thường có tư tưởng theo cánh tả.
Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa. Người theo đảng Dân chủ thường có tư tưởng theo cánh tả. (Pixabay)

Với ý thức hệ là thúc đẩy tự do cá nhân theo bản năng, ủng hộ nhập cư, ủng hộ phúc lợi xã hội nên đảng Dân chủ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người đồng tính, đa phần cộng đồng người Mỹ gốc Phi, người Mỹ nhập cư gốc Latinh (Latinos). Các tiểu bang phía bờ Tây và bờ Đông nước Mỹ là vùng có tỷ lệ cử tri ủng hộ đảng Dân chủ mạnh nhất.

Những năm gần đây, đảng Dân chủ càng thể hiện xu hướng cực tả cấp tiến. Nhiều thành viên chủ chốt trong đảng Dân chủ muốn nền kinh tế đi theo hướng xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa tư bản, thúc đẩy chủ nghĩa bảo vệ môi trường cực đoan (Green New Deal), bảo hiểm y tế cho người nhập cư bất hợp pháp.

Có 15 tổng thống Mỹ từ đảng Dân chủ, tổng thống đầu tiên là Andrew Jackson, nắm quyền từ 1829 đến 1837. Tổng thống gần nhất của đảng Dân chủ là Barack Obama, ông nắm quyền từ năm 2009 đến năm 2017.

Khác biệt cơ bản giữa hai đảng trong chính trị Mỹ

Về các vấn đề về xã hội

Vấn đề về xã hội thể hiện khác biệt rõ ràng nhất giữa hai Đảng.

1 - Nạo phá thai:

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi (pro life), họ phản đối việc nạo phá thai. Họ cũng phản đối việc tài trợ cho các hoạt động phá thai. Họ cho rằng dựa trên quan điểm đạo đức thì phá thai là một hình thức sát nhân và rằng trẻ chưa sinh ra vẫn là trẻ em.

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi, phản đối việc nạo phá thai. Đảng Dân chủ có xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân.
Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi, phản đối việc nạo phá thai. Đảng Dân chủ có xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân. (Pixabay)

Ngược lại đảng Dân chủ do theo xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân (pro-choice). Lập luận của họ là “cơ thể tôi, tôi có quyền” (my body, my rights) và gạt bỏ về ước thúc đạo đức trong vấn đề này. Họ cũng khuyến khích chính phủ hỗ trợ tài chính cho chương trình nạo phá thai thông qua các tổ chức như Planned Parenthood. Họ muốn giảm việc nạo phá thai thông qua các hình thức nâng cao nhận thức sức khỏe và giới tính.

2 - Nhập cư:

Nhập cư đây chủ yếu nói về những người nhập cư bất hợp pháp. Những người này đến nước Mỹ theo con đường bất hợp pháp nên không có giấy tờ tùy thân và cư trú cũng như làm việc bất hợp pháp tại đây. Hệ lụy của những người này gây cho xã hội Mỹ những vấn đề xã hội như mất việc làm của người Mỹ, gánh nặng chi phí y tế tại vùng biên giới, buôn bán ma túy với các băng đảng người Mexico... Cộng đồng gốc Mỹ Latinh chiếm đa số những người nhập cư này.

Quan điểm của đảng Cộng hòa muốn thắt chặt nhập cư bất hợp pháp vì gây ra những hệ lụy xã hội. Họ ủng hộ nhập cư hợp pháp dưới hình thức thu hút người tài năng và lao động tay nghề cao. Tổng thống Donald Trump hiện đang cho xây bức tường giữa biên giới Mỹ và Mexico để hạn chế người nhập cư bất hợp pháp.

Quan điểm của đảng Cộng hòa muốn thắt chặt nhập cư bất hợp pháp vì gây ra những hệ lụy xã hội. Đảng Dân chủ có cái nhìn thoáng hơn về nhập cư bất hợp pháp.
Quan điểm của đảng Cộng hòa muốn thắt chặt nhập cư bất hợp pháp vì gây ra những hệ lụy xã hội. Đảng Dân chủ có cái nhìn thoáng hơn về nhập cư bất hợp pháp. (Getty)

Đảng Dân chủ có cái nhìn thoáng hơn về nhập cư bất hợp pháp. Nhiều chính trị gia đảng Dân chủ kêu gọi cải tổ một cách hệ thống nhập cư của Mỹ nhằm giúp đỡ những người nhập cư bất hợp pháp này có một lộ trình thích hợp để trở thành cư dân hợp pháp của Mỹ. Những người gốc nhập cư Mỹ Latinh và gia đình họ là cơ sở phiếu bầu vững chắc của đảng Dân chủ, có đến 65% người Mỹ gốc Latinh (Latinos) bỏ phiếu cho Hillary Clinton năm 2016 và 71% bỏ phiếu cho Obama năm 2012.

Trong những năm gần đây phe cực tả cấp tiến trong đảng Dân chủ thậm chí còn đề xuất cho những người nhập cư bất hợp pháp được bảo hiểm y tế và thậm chí có quyền bầu cử.

3 - Hôn nhân đồng tính:

Đảng Cộng hòa phản đối hôn nhân đồng tính do điều này trái với truyền thống đạo đức, đặc biệt là những có đức tin. Vào năm 2004 và 2006, đảng Cộng hòa đã từng đưa ra dự luật về hôn nhân, đề nghị sửa đổi bổ sung phần định nghĩa về hôn nhân chỉ là giữa người nam và nữ. Tuy nhiên đạo luật này không được thông qua. Với quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2015, đảng Cộng hòa mất đi một vấn đề chính trị quan trọng.

Đảng Cộng hòa phản đối hôn nhân đồng tính do điều này trái với truyền thống đạo đức, đặc biệt là những có đức tin. Đảng Dân chủ lại ủng hộ hôn nhân đồng giới.
Đảng Cộng hòa phản đối hôn nhân đồng tính do điều này trái với truyền thống đạo đức, đặc biệt là những có đức tin. Đảng Dân chủ lại ủng hộ hôn nhân đồng giới. (Getty)

Ngược lại do theo đường lối tự do cá nhân, loại bỏ ước thúc về tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống nên Đảng Dân chủ ủng hộ hôn nhân đồng giới. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi cộng đồng những người đồng tính, song tính, chuyển giới ủng hộ đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, có đến 78% người trong cộng đồng này ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.

4 - Kiểm soát súng:

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền sở hữu vũ khí và chống lại việc kiểm soát vũ khí. Họ tôn trọng quyền sở hữu súng của người dân được ghi trong Hiến pháp. Người dân có quyền sở hữu vũ khí để bảo vệ mình và gia đình mình. Quyền được sở hữu vũ khí là một quyền quan trọng được ghi trong Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên đảng Dân chủ với nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra các đạo luật để hạn chế như phải tăng cường kiểm tra sức khỏe tâm thần thường xuyên với người sở hữu súng, hay công dân chỉ được sở hữu vũ khí hạng nhẹ.

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền sở hữu vũ khí và chống lại việc kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên đảng Dân chủ nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra các đạo luật để hạn chế.
Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền sở hữu vũ khí và chống lại việc kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên đảng Dân chủ nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra các đạo luật để hạn chế. (Getty)

Về điều hành chính phủ và chính sách kinh tế

Quan điểm của Đảng Cộng hòa:

Điều hành chính phủ: Đảng Cộng hòa có chủ trương tối thiểu hóa trong can thiệp hay điều hành của chính phủ vào các vấn đề liên quan đến chính sách công và khu vực tư. Vì vậy họ có chủ trương bãi bỏ nhiều quy định, giảm các thủ tục hành chính. Phương cách này được gọi là chính phủ nhỏ. Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa từ khi nắm quyền đã giảm các thủ tục hành chính, gián tiếp đã tăng thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình lên 3.100 USD (tổng cộng 380 tỷ USD).

Kinh tế: Đảng Cộng hòa cho rằng, những thành tựu đạt được của từng cá nhân trong xã hội là nhân tố quan trọng cho việc đạt được thịnh vượng về kinh tế. Vì lẽ này mà họ khuyến khích trách nhiệm cá nhân của công dân, hạn chế trợ cấp của chính phủ. Đảng Cộng hòa tin rằng cá nhân nên tự chịu trách nhiệm cho chính mình. Họ cho rằng khối doanh nghiệp tư nhân sẽ hiệu quả hơn chính phủ trong việc giúp đỡ những người lao động và những chính sách xã hội thường làm họ phụ thuộc vào chính phủ.

Vì lẽ đó mà Cộng hòa thì xét về một mặt nào đó sẽ công bằng hơn trong việc đánh thuế. Người thu nhập cao về cơ bản sẽ bị không bị đánh thuế suất cao như thuế lũy tiến của đảng Dân chủ. Họ cho rằng người có thu nhập cao thường chính là người tạo công ăn việc làm và của cải cho xã hội nên sẽ không công bằng khi đánh thuế cao vào nhóm người này. Thuế đánh thấp hơn để khuyến khích người dân làm việc thay vì dựa vào trợ cấp xã hội. Họ ít có chủ trương về trợ cấp vì không muốn người dân ỷ lại vào trợ cấp mà không tích cực làm việc.

Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa từ khi nắm quyền đã giảm các thủ tục hành chính, gián tiếp đã tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình lên 3.100 USD (tổng cộng 380 tỷ USD).
Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa từ khi nắm quyền đã giảm các thủ tục hành chính, gián tiếp đã tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình lên 3.100 USD (tổng cộng 380 tỷ USD). (The White House)

Quan điểm của Đảng Dân chủ:

Điều hành của chính phủ: Đảng Dân chủ cho rằng chính quyền cần phải đóng vai trò chính trong việc điều hành chính phủ, vì thế chính quyền nên được trao nhiều quyền hơn và thuế phải tăng nhiều hơn cho mục đích này. Đây gọi là phong cách chính phủ lớn. Vì vậy, đảng Dân chủ muốn can thiệp vào các chính sách lớn nhỏ, muốn tăng vai trò trong việc giám sát người dân, can thiệp sâu vào các vấn đề của nhà nước, của nền kinh tế, của thị trường hơn là để tự nó giải quyết.

Kinh tế: Đảng dân chủ có chủ trương phân phối lại thu nhập xã hội, thúc đẩy chính sách phúc lợi xã hội là trọng tâm về vấn đề kinh tế của đảng Dân chủ. Do chính phủ lớn nên cần có thêm thuế để gành bộ máy chính phủ. Vì vậy họ ủng hộ thuế mức thuế cao, đặc biệt là với người giàu, tăng tiền lương tối thiểu, bảo hiểm y tế giá rẻ, ủng hộ nghiệp đoàn.

Đảng Dân chủ ủng hộ việc chi tiêu nhiều cho dịch vụ xã hội và chi tiêu ít cho quân sự. Họ phản đối việc cắt giảm trợ cấp xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đảng Dân chủ tin rằng, những lợi ích của dịch vụ xã hội mang lại là nhiều hơn so với thuế thấp.

Đảng Dân chủ muốn can thiệp vào các chính sách lớn nhỏ, muốn tăng vai trò trong việc giám sát người dân, can thiệp sâu vào các vấn đề của nhà nước, của nền kinh tế, của thị trường.
Đảng Dân chủ muốn can thiệp vào các chính sách lớn nhỏ, muốn tăng vai trò trong việc giám sát người dân, can thiệp sâu vào các vấn đề của nhà nước, của nền kinh tế, của thị trường. (Getty)

Về chính sách đối ngoại

Nước Mỹ với vai trong siêu cường của mình, họ có sứ mệnh trở thành cảnh sát thế giới. Họ lên án hoặc can thiệp quân sự nhằm chấm dứt các chế độ độc tài bức hại người dân, và thúc đẩy mô hình dân chủ trên thế giới. Hoa Kỳ đã đưa quân tham dự vào Thế chiến Thứ nhất và Thứ hai, giúp thế giới thoát khỏi chế độ phát xít. Họ gây ảnh hưởng khiến chế độ Liên Xô và các quốc gia Đông Âu sụp đổ, kết thúc chiến tranh lạnh kéo dài hàng thập kỷ giữa phe chủ nghĩa Tư bản và XHCN. Họ cũng đưa quân tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Trung Đông.

Hiện nay Mỹ theo đuổi chính sách ngoại giao kết hợp trường phái thực dụng, tức là theo lợi ích quốc gia là trên hết, bất chấp việc đó có thích hợp với các quốc gia khác hay không. Họ cố gắng theo đuổi chính sách ngoại giao kết hợp với sức mạnh quân sự để thực hiện những sứ mệnh mà họ cho là có ích cho thế giới.

Trong những nhiệm kỳ tổng thống gần đây, nhìn chung đảng Dân chủ có quan điểm ôn hòa về chính sách ngoại giao hơn là đảng Cộng hòa.

Do sự ôn hòa gần đây của đảng Dân chủ trong chính sách đối ngoại nên trong thời gian tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền, các quốc gia và chế độ độc tài thường trỗi dậy.
Do sự ôn hòa gần đây của đảng Dân chủ trong chính sách đối ngoại nên trong thời gian tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền, các quốc gia và chế độ độc tài thường trỗi dậy. (Getty)

Do sự ôn hòa gần đây của đảng Dân chủ trong chính sách đối ngoại nên trong thời gian tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền, các quốc gia và chế độ độc tài thường trỗi dậy. Ví dụ rõ là ĐCS Trung Quốc (ĐCSTQ) đặc biệt đã trỗi dậy trong thời kỳ tổng thống thuộc đảng Dân chủ là Bill Clinton (1993-2001) hay dưới thời Obama (2009 - 2017). Trong thời gian này, ĐCSTQ đã cải tạo các đảo chiếm được phi pháp ở Biển Đông, bắt nạt các nước trong khu vực, vi phạm nhân quyền với các nhóm đức tin như Pháp Luân Công hay người Duy Ngô Nhĩ, thực hiện sáng kiến Một vành đai, Một con đường để khiến các quốc gia lâm vào bẫy nợ của Bắc Kinh, lợi dụng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cưỡng ép chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ từ Hoa Kỳ và thực hiện rất nhiều hoạt động bất hảo khác nhắm vào Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Nhưng những hành động mờ ám và đầy tham vọng này của ĐCSTQ đã không bị ngăn chặn.

Hoa Kỳ với lịch sử và nền dân chủ mới có hơn 200 năm đã trở thành siêu cường số một trên thế giới. Nền dân chủ này là mẫu hình cho các quốc gia khác noi theo. Và dẫu là Cộng hòa hay Dân chủ, thì khi trúng cử, chính quyền của họ đều phải phụng sự nhân dân, coi nhân dân là trên hết. Như trong câu nói nổi tiếng của Tổng thống Lincoln “chính phủ của dân, do dân và vì dân thì chính phủ đó sẽ không thể lụi tàn khỏi địa cầu này”.

Minh Dũng



BÀI CHỌN LỌC

Sự khác biệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong chính trị Hoa Kỳ