Sáu mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự an toàn tính mạng của ông Tập Cận Bình 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2022 là năm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ ) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 và ông Tập Cận Bình đang cố gắng hết sức để trụ lại trong nhiệm kỳ thứ ba. Đồng thời, một trong những mối quan tâm lớn nhất của ông Tập có thể là sự an toàn tính mạng của bản thân.

Dưới đây là bốn sắp đặt đặc biệt được cho là sự "bài binh bố trận" để đảm bảo an toàn tính mạng cho ông Tập.

Hai tách trà

Tại cuộc họp “Hai phiên họp” của ĐCSTQ vào tháng 3/2021, riêng ông Tập có hai tách trà được đặt trước mặt, trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường và các quan chức khác chỉ có một tách trà.

Hiện tượng này xuất hiện trong tất cả các phòng họp có sự tham dự của ông Tập.

Ngoài việc hai tách trà, ông Tập còn có một người đàn ông phục vụ riêng, có thể vì đồ uống của ông Tập khác với mọi người, cũng có thể để ngăn chặn các nỗ lực đầu độc ông ta.

Bốn người đàn ông mặc đồ đen

Ngày 10/2, một ngày trước đêm giao thừa của Trung Quốc, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ họp mặt tất niên tại Bắc Kinh.

Một bức ảnh chụp màn hình từ chương trình phát sóng tin tức CCTV cho thấy ông Tập Cận Bình và bảy quan chức cấp chóp bu khác của ĐCSTQ đang ngồi ở trung tâm bàn chính ngay phía dưới sân khấu. Ngồi phía sau ông Tập là ít nhất bốn người đàn ông mặc đồ đen, những người này không xem biểu diễn mà ngồi đối diện với khách mời, quay lưng lại sân khấu.

Cư dân mạng suy đoán rằng những người đàn ông mặc đồ đen này có thể là vệ sĩ riêng của ông Tập. Họ có mặt tại buổi lễ để sẵn sàng cho mọi trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra và để duy trì trật tự. Một cư dân mạng viết rằng, đây là "một lời cảnh báo cho những người ngồi ở các bàn phía dưới ông Tập".

Một trăm người mặc đồ đen

Theo một báo cáo của RFI, vào ngày 10/3/2020, ngày phong tỏa dịch bệnh COVID-19 thứ 48 của Vũ Hán, ông Tập đã tới thị soát thành phố. Chiều hôm đó, ông Tập đã đến quần thể East Lake Garden. Các kênh truyền thông xã hội của cộng đồng đã đăng một "thông báo khẩn cấp" rằng, cảnh sát sẽ vào nhà của cư dân "để kiểm tra an ninh phía trên tầng chín" và họ có thể "ở nhà của bạn trong khoảng một giờ". Thông báo yêu cầu cư dân “hợp tác tích cực với cảnh sát để họ thực hiện công việc của mình”.

Một video trực tuyến cho thấy khoảng một trăm người mặc đồ đen trong cộng đồng East Lake Garden, làm rào chắn xung quanh ông Tập từ cả phía trước và phía sau.

Đài Á Châu Tự Do đưa tin vào ngày 10/3/2020 rằng, một số cư dân địa phương trong cộng đồng East Lake Garden nói rằng có cảnh sát “ngồi trên ban công của chúng tôi và họ không cho phép chúng tôi nhìn ra ngoài”. Một người dân địa phương nói rằng cảnh sát đến "gõ cửa lúc 9 giờ sáng hôm đó", và một người dân khác nói rằng "tất cả các tay súng bắn tỉa đều ở trên nóc các tòa nhà".

Ông Tôn từ Vũ Hán cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do rằng: “Vệ binh và cảnh sát rải rác khắp nơi. Tất cả các cửa sổ nhìn ra con phố mà ông Tập được cho là sẽ đi qua đều phải đóng lại, và có cảnh sát vũ trang canh gác. Mọi nơi ông Tập sẽ đến đều được đặt vào tình trạng này”.

Hơn 10.000 nhân viên an ninh

Năm 2017, ông Tập đến thăm Hong Kong ba ngày nhân kỷ niệm 20 năm ngày Hong Kong được bàn giao cho Trung Quốc. Chính quyền Hong Kong đã sử dụng hơn 10.000 cảnh sát để bảo vệ ông Tập. Khi ông Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của ông Tập, đến thăm Hong Kong năm 2012, chỉ có 3.000 cảnh sát có mặt.

Ngay từ tháng 3/2017, cảnh sát ở Quảng Đông, Hong Kong và Ma Cao đã khởi động một hoạt động chung có tên là Tia sét thứ 17 (Thunderbolt 17), để chuẩn bị cho chuyến thăm Hong Kong của ông Tập.

Khi ông Tập đến Hong Kong vào ngày 29/6, ông đã đi trên một chiếc xe BMW 7 Series chống đạn do cảnh sát Hong Kong cung cấp.

Máy bay trực thăng, thuyền và lính bắn tỉa của cảnh sát đã đóng quân dọc tuyến đường ông Tập đi. Các lực lượng cảnh sát khác nhau, bao gồm Đơn vị đặc nhiệm SDU, Đơn vị Chiến thuật Cảnh sát và Đơn vị Ứng phó Chống Khủng bố đều túc trực.

Một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy ông Tập chuẩn bị rời sân bay trong chiếc xe chống đạn, được che chắn bởi các vệ sĩ, thậm chí một số vệ sĩ còn chạy bộ theo xe.

Tất cả những biện pháp bảo vệ này phản ánh mối lo ngại về sự an toàn cá nhân của ông Tập.

Sáu mối quan ngại cơ bản về sự an toàn tính mạng của ông Tập cận Bình

  1. Kẻ thù chính trị

Mối quan tâm lớn nhất đối với an ninh của ông Tập xuất phát từ phe phái chính trị trong ĐCSTQ do Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đứng đầu. Đây là những kẻ thù chính trị lớn nhất của ôngTập.

Trong hơn 8 năm tại vị, với nỗ lực giành quyền lực cao nhất từ ​​các cựu lãnh đạo ĐCSTQ là ông Giang và ông Tăng, ông Tập đã tiến hành điều tra và trừng phạt hơn 510 quan chức cấp cao từ cấp phó tỉnh (bộ) trở lên, trong đó có hơn 160 tướng lĩnh, hầu hết trong số họ đã được ông Giang và ông Tăng đề bạt và bổ nhiệm.

2. Sĩ quan quân đội

Trước khi ông Tập lên nắm quyền, ông Từ Tài Hậu và ông Quách Bá Hùng, hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC) đã kiếm được khối tài sản khổng lồ bằng tiền hối lộ “thăng quan tiến chức” và các lợi ích khác. Ông Quách Chính Cường, con trai của ông Quách Bá Hùng cho biết: “Hơn một nửa số cán bộ của quân đội đã được gia đình tôi bổ nhiệm thăng chức”. Mặc dù ông Tập đã thanh trừng hơn 160 tướng lĩnh, nhiều người trong số họ vẫn còn đang tại vị.

Trong tám năm nắm quyền, ông Tập đã thay thế hầu như tất cả các cán bộ cấp cao nhất của Cục An ninh Trung ương ĐCSTQ. Bảy trong số các quan chức chính trị và quân sự cấp cao ở Đơn vị đồn trú tại bắc Kinh đã thay đổi, bốn trong số đó là chỉ huy và ba chính ủy. Ông Tập dường như không tin tưởng họ.

3. Các quan chức chính trị và pháp lý

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập cũng đã thanh trừng hệ thống chính trị và luật pháp của ĐCSTQ. Trong 22 năm từ 1999 đến 2021, bốn Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp lý là La Cán, Chu Vĩnh Khang, Mạnh Kiến Trụ và Quách Thanh Côn đều là cộng sự thân cận của bè lũ Giang và Tăng. Nhiều người được họ đề bạt và bổ nhiệm vẫn đang làm việc trong hệ thống chính trị và pháp lý.

Ông Triệu Lê Bình, cựu Cục trưởng Cục Công an Nội Mông, người bị chính quyền ông Tập Cận Bình kết án tử hình không chỉ giữ hai khẩu súng lục và một số lượng lớn đạn mà còn có 91 kíp nổ được giấu trong két sắt. Trong hệ thống chính trị và pháp lý của Trung Quốc có lẽ còn nhiều người như vậy nữa.

4. Thế hệ Hồng nhị đại và Hồng tam đại (thế hệ con và cháu của lãnh đạo ĐCSTQ thời cách mạng)

Sau khi ông Tập bắt và áp đặt một bản án nghiêm khắc đối với ông Bạc Hy Lai, thế hệ con cháu của gia đình họ Bạc đều có thể trở thành vấn đề đối với ông Tập.

Ông Tập đã bắt giữ và kết án 18 năm tù ông Ngô Tiểu Huy, cháu rể của tộc trưởng ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình.

Vào ngày sinh nhật thứ 100 của cựu lãnh đạo phe cải cách ĐCSTQ Triệu Tử Dương, bốn người con trai và con gái của ông đã đăng một bài báo, nói rằng: “Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với sự suy thoái của tư tưởng và triết học nghèo nàn, chúng ta đã đánh mất sự khám phá nhiệt thành, sâu sắc và không thể nhìn thấy tia sáng lấp lánh mờ nhạt của trí tuệ. ĐCSTQ hiện nay có rất ít người ngay thẳng nhưng rất nhiều người kém liêm chính và không biết xấu hổ”. Rõ ràng, họ không đồng tình với các quy định của ông Tập.

Một số người khác trong thế hệ Hồng nhị đại, chẳng hạn như ông Nhậm Chí Cường, một nhà tài phiệt nổi tiếng của Trung Quốc trong ngành bất động sản và bà Thái Hà, cựu giáo sư tại Trường Đảng Trung ương của ĐCSTQ, đã công khai chống ông Tập.

Thế hệ Hồng tam đại Y Khải Uy (tên ban đầu là Wu Dizhao), hiện đang sống ở Nhật Bản, đã nhiều lần và công khai lên án ĐCSTQ. Anh ta tin rằng chỉ một đòn mạnh từ bên ngoài sẽ thực sự khiến ĐCSTQ sụp đổ.

5. Các tổ chức Mafia và băng nhóm tội phạm

Dưới sự cai trị đầy áp bức và lừa dối kéo dài 72 năm của ĐCSTQ, các băng đảng mafia, Hội Tam hoàng và các tổ chức tội phạm khác đã lần lượt xuất hiện trong nhà nước cộng sản.

Theo Tân Hoa Xã đưa tin, Mã Thiếu Vĩ, được gọi là "người giàu vô hình" của tỉnh Thanh Hải, hay "Tây bá Thiên” (bạo chúa ở phương tây) và Tập đoàn Kỹ thuật Thương mại và Công nghiệp Hưng Khánh của ông ta, đã bị “tình nghi mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép 32,5 triệu kg chất nổ và hơn 65 triệu kíp nổ trong hơn 10 năm qua”.

Những băng nhóm này có dao, súng, chất nổ, kíp nổ và các loại vũ khí khác.

6. Mọi tầng lớp xã hội đều bị ĐCSTQ đàn áp

Một Danh sách ngày càng dầy đặc những người bị đàn áp, ngược đãi và phải chịu đựng đau khổ vì ĐCSTQ bao gồm: Người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người Hong Kong, người Tây Tạng, người Mông Cổ, người Đài Loan, các nhà báo công dân, các nhà hoạt động dân chủ liên quan đến vụ tàn sát tại Quảng trường Thiên An Môn ngày ngày 4/6, giáo viên và sinh viên đại học, luật sư nhân quyền, doanh nhân, tín đồ Cơ đốc giáo, người tị nạn tài chính, cựu chiến binh, giáo viên làm việc không công, chủ nhà bị cưỡng chế phá dỡ nhà cửa, chủ doanh nghiệp bị ngược đãi, những người nông dân bị cướp đất, công nhân thất nghiệp, dân oan và nạn nhân của hàng giả và kém chất lượng.

Ông Tập có thể tự bảo vệ mình bằng cách bảo tồn ĐCSTQ không?

Ngày 7/12/2012, sau khi trở thành người đứng đầu ĐCSTQ được 23 ngày, ông Tập rời Bắc Kinh đi thị sát ở Thâm Quyến. Tờ Nhân Dân Nhật báo đưa tin, “Không có ồn ào, không bị cấm đường, không có xáo trộn, không có thảm đỏ, không có biểu ngữ chào mừng, không có bất kỳ người hộ tống nào”.

Tờ Nhật báo Phương Nam đưa tin rằng, ông Tập đã đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc “Quy tắc tám điểm để cắt giảm quan liêu và duy trì quan hệ chặt chẽ với nhân dân” của Bộ Chính trị, và “đến nơi một cách lặng lẽ với ít người hộ tống”.

Mặc dù hiện đang nắm giữ vị trí quyền lực, nhưng ông Tập Cận Bình phải lo lắng cho sự an toàn tính mạng của mình đến mức không cảm thấy an toàn chút nào, giống như một câu nói của người Trung Quốc: “Chỉ một tiếng gió rì rào và tiếng kêu của đàn sếu cũng đủ để tượng tượng cái cây là quân địch sắp tấn công từ ổ phục kích”.

Trên thực tế, mối đe dọa lớn nhất đối với tính mạng và sự an toàn của ông Tập đến từ chính ĐCSTQ.

Kể từ khi nhà độc tài cộng sản Giang Trạch Dân phát động một chiến dịch toàn quốc ngày 20/7/199 để đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện của Phật gia theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn, các học viên Pháp Luân Công đã suy nghĩ về lý do tại sao ĐCSTQ lại làm điều này.

Vào tháng 11/2004, The Epoch Times đã xuất bản một loạt bài xã luận có tựa đề “Cửu Bình-Chín bài bình luận về ĐCSTQ”. Lần đầu tiên trong lịch sử, Cửu Bình tiết lộ cho thế giới bản chất tà ác của ĐCSTQ, vốn không tin vào sự tồn tại của các vị thần và chống lại tự nhiên, chống lại đất trời và chống lại con người. Nó là một bóng ma xấu tệ chống lại toàn vũ trụ.

Trong suốt lịch sử của mình, ĐCSTQ là một cơ chế democide (cho phép các đặc vụ của chính phủ hoạt động trong khả năng có thẩm quyền và theo chính sách của chính phủ hoặc lệnh cấp cao để cố ý giết người không có vũ khí hoặc bị tước vũ khí). Cha của ông Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân suýt bị chôn sống trong cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ vào những năm 1930. Ông Tập Trọng Huân được coi là người đứng đầu một “nhóm chống Đảng” trong cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ vào những năm 1960 và bị trừng phạt 16 năm. Ông bị cách chức trước khi hết nhiệm kỳ và "bị đày" tới Thâm Quyến trong cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ vào những năm 1990.

Tuy nhiên, sau khi Tập Cận Bình trở thành người đứng đầu ĐCSTQ, ông Tập dường như đã quên đi kinh nghiệm của cha mình và lại rơi vào vòng đấu đá nội bộ. Nếu ông ta không chiến đấu với người khác, thì những người khác sẽ chống lại ông ta.

Sau 100 năm đấu đá nội bộ, đã đến thời điểm ĐCSTQ đối mặt với đầy rẫy những vấn đề, sai sót và nguy hiểm. Khi Giang Trạch Dân, kẻ tham nhũng nhất trong các cấp lãnh đạo tham nhũng hàng đầu của đảng, chính phủ và quân đội ĐCSTQ, lên nắm quyền, thì ĐCSTQ bắt đầu tiến tới tình trạng tham nhũng hoàn hảo và toàn diện. Ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền trong mười năm, nhưng ông Hồ chỉ là chủ tịch bù nhìn trong mười năm đó. Ông Tập hiện đã nắm quyền hơn tám năm. ĐCSTQ đang rơi vào khủng hoảng toàn diện và phải đối mặt với sự tan rã cuối cùng.

ĐCSTQ ngày nay giống như một quả táo thối, đã thối rữa đến tận lõi. Ông Tập nghĩ rằng bằng cách duy trì đảng, ông có thể bảo toàn quyền lực và cứu mạng cho mình. Tuy nhiên, khi ông ấy nhìn ra xung quanh, thì tất cả những gì ông ấy có thể thấy đều là kẻ thù, kẻ thù trong đảng và ngoài đảng, kẻ thù ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Làm thế nào để ông Tập cận Bình có thể được an toàn khi kẻ thù của ông ta hiện diện ở khắp mọi nơi?

Vương Hữu Quần (Wang Youqun) đã tốt nghiệp với bằng Tiến sĩ. về luật từ Đại học Nhân dân Trung Quốc. Ông từng là người chắp bút cho ông Úy Kiện Hành ((1931–2015), ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ từ năm 1997 đến năm 2002.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Sáu mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự an toàn tính mạng của ông Tập Cận Bình