Sau khi biến mất trong nhiều năm, một loài động vật 3 mắt lại xuất hiện hàng trăm con

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mưa là nguồn sống, đặc biệt là trong những môi trường hạn hán khô cằn. Sau khi trời mưa và tưới nước cho vạn vật, thì cây cối phát triển mạnh, động vật phát triển mạnh và sự sống trở nên dồi dào.

Nhưng một dạng sống rất đặc biệt đã chờ đợi những điều kiện thích hợp để ‘xuất đầu lộ diện’, và đợt gió mùa cuối tháng Bảy ở miền Bắc Arizona chính là điều kiện thích hớp đó.

Khám phá này được phát hiện tại Đài tưởng niệm Quốc gia Wupatki, nằm gần Flagstaff, Arizona.

“Những trận mưa gần đây ở Wupatki đã khiến sân bóng cổ đại trở thành hồ nước”, trang Facebook của Đài tưởng niệm Quốc gia Wupatki chia sẻ vào ngày 26/7. “Thật dễ dàng để tưởng tượng con người cách đây 900 năm sử dụng nơi này làm hồ chứa nước như thế nào. Ngày nay, động vật hoang dã vẫn đến đây uống nước".

Ảnh: Facebook của Khu bảo tồn Đài tưởng niệm Quốc gia Wupatki, Arizona, Hoa Kỳ

Khi nước tiếp tục đọng lại trong cái hồ dài 31 mét, "nòng nọc" bắt đầu xuất hiện. Người ta nhìn thấy nòng nọc ở đây. Người phụ trách đài tưởng niệm Lauren Carter giải thích rằng, khi trời mưa, cóc có thể chui ra khỏi hang để đẻ trứng khi chúng nhận ra điều kiện có lợi cho nòng nọc sinh sôi nảy nở.

Nhưng khi cô Carter quyết định tự mình đến đó kiểm tra, cô phát hiện ra một thứ thú vị hơn nhiều so với những con nòng nọc.

Cô Carter nói với Live Science: “Chúng tôi biết rằng có nước trong sân bóng, nhưng chúng tôi không mong đợi có sự sống trong đó. “Nhưng có một du khách đến và nói với tôi: "Này, trong sân bóng có nòng nọc đấy".

Cô kể, khi cô dùng tay vớt ‘con nòng nọc’ lên và tròn mắt ngạc nhiên nhìn nó.

Sinh vật trong tay cô không phải là con nòng nọc thông thường. Trông nó giống như một hóa thạch. Nó màu hồng, hình dạng giống như con cua móng ngựa và có ba mắt. Carter nhanh chóng nhận ra rằng đó là Triops, còn được gọi là “tôm nòng nọc” hoặc “tôm khủng long”. Triops có nghĩa là con "ba mắt" trong tiếng Hy Lạp.

"Chúng tôi có tôm ba mắt sống trong sân bóng”, trang facebook của Đài tưởng niệm Quốc gia Wupatki cập nhật vào ngày 4/8. “Chà, chúng tôi được rất nhiều người kể về những con nòng nọc họ nhìn thấy trong vũng nước đọng ở sân bóng trên đường mòn Wupatki Pueblo”.

“Điều này không có gì lạ vì những trận mưa gần đây đã đẩy cóc bò ra khỏi hang chui lên mặt đất. Tuy nhiên, không phải là nòng nọc, mà chúng tôi phát hiện ra một điều hoàn toàn khác và có phần bất ngờ".

“Tôm nòng nọc, còn được gọi là Triops. Thực ra, chúng không phải là nòng nọc cũng không phải tôm, mà chúng là động vật giáp xác. Nó có ba mắt. Triops là một chi động vật giáp xác nhỏ trong bộ Notostraca. Chúng sống ven bờ trong các hồ nước ở Châu Phi, Châu Úc, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Âu và một số vùng ở Bắc Mỹ. Đôi khi chúng được gọi là hóa thạch sống vì hình dáng bên ngoài của chúng hầu như không thay đổi kể từ kỷ Tam Điệp (200-251 triệu năm về trước).

“Làm thế nào để các loài giáp xác sống trong điều kiện khô hạn như vậy? Chúng có cơ chế thích nghi rất đặc biệt cho phép trứng của chúng tồn tại ở trạng thái khô hoàn toàn trong một thời gian dài. Những sinh vật nhỏ trông giống cua móng ngựa này nằm chờ cho đến khi có nước đọng lại đủ lâu để trứng nở. Sau đó, chúng phát triển và trưởng thành, sinh sản và đẻ nhiều trứng chỉ trong hơn một tuần để lặp lại chu kỳ. Chúng cũng là thức ăn cho các loài chim, chẳng hạn như diều hâu ăn đêm ở trong khu bảo tồn này”.

“Tôm nòng nọc là một ví dụ về cách thích nghi cuộc sống trong điều kiện khắc nghiệt nhất”.

Trong phần bình luận dưới bài đăng, Khu bảo tồn Đài tưởng niệm Quốc gia cũng giải thích rằng loài giáp xác có chiều dài trung bình từ 5-8 cm và trứng của chúng đã được quan sát là có thể giữ khô trong 27 năm vẫn có thể nở. Họ cũng nói rằng mặc dù sân bóng đã đầy nước trong một tuần, trong bốn năm qua bây giờ họ mới lại thấy Triops xuất hiện".

Các nhân viên khu bảo tồn di tích nói, không biết họ sẽ phải đợi bao lâu nữa cho đến đợt gió mùa tốt lành tiếp theo để gặp lại những sinh vật hấp dẫn này.

Nguyên Hương

Theo The Western Journal

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Sau khi biến mất trong nhiều năm, một loài động vật 3 mắt lại xuất hiện hàng trăm con