Quốc gia Châu Phi đầu tiên khởi kiện ông Tập Cận Bình, đòi bồi thường 10.000 tỷ USD

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bởi vì chính quyền Trung Quốc giấu giếm dịch bệnh vào thời kỳ đầu gây ra đại dịch toàn cầu, khiến cho hơn 100.000 người tử vong cho tới nay. Vài ngày trước, một luật sư người Ai Cập đã khởi kiện ông Tập Cận Bình và yêu cầu chính quyền Trung Quốc bồi thường tổn thất cho Ai Cập 10.000 tỷ USD. Đây là quốc gia thứ ba tiến hành khởi kiện Trung Quốc, sau Mỹ và Ấn Độ.

Ngày 7/4, báo Arab News đưa tin: Ông Mohamed Talaat - sống tại tỉnh Gharbia, Nile Delta, phía nam Cairo, đã đệ đơn kiện Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình về việc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chế tạo virus làm vũ khí sinh học, căn cứ theo nhiều báo cáo của các kênh truyền thông.

Bài báo viết: “Ngày 17/03, luật sư người Mỹ Larry Klayman đã khởi tố lên tòa án Federal (Texas), tố cáo ĐCSTQ phát triển vũ khí sinh học dẫn tới bùng phát dịch bệnh virus viêm phổi chủng mới trên toàn cầu, đồng thời yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường 20 nghìn tỷ USD.

Sự việc này đã thúc đẩy ông Mohamed Talaat tiến hành khởi tố. Ông cho biết, đây là hành động áp dụng luật pháp đối với ĐCSTQ để bảo đảm quyền lợi của Ai Cập, hơn nữa rất nhiều kênh truyền thông đều cho rằng virus viêm phổi Vũ Hán là do “Trung Quốc chế tạo”.

Ông nói rằng, vụ việc này đã thông qua truyền thông để thúc giục Tổng thống Ai Cập Abdel Fattahal-Sisi yêu cầu các chuyên gia công pháp quốc tế thành lập một ủy ban để hỗ trợ đưa vụ kiện lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn.

Vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán nên các chuyến bay đều bị hủy bỏ, ông Talaat không thể tiến hành thêm bước nữa. “Đợi khi mọi thứ hồi phục lại như bình thường, các chuyến bay hoạt động trở lại, tôi sẽ có thể đi tới các nơi khác trên thế giới để thúc đẩy vụ kiện này, và tiến hành truy tố pháp luật đối với chính phủ Trung Quốc”. Ông nhấn mạnh: “Hiện tại chỉ có thể làm được bước đầu tiên”.

Tại thời điểm khởi kiện, Ai Cập xác nhận có 1.699 ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán, trong đó có 118 ca tử vong.

ĐCSTQ giấu giếm dịch bệnh, Mỹ yêu cầu bồi thường 20 nghìn tỷ USD

Ngày 17/03, Larry Klayman, một luật sư hoạt động cánh hữu người Mỹ đã đệ trình đơn kiện lên tòa án Federal tại Texas, tố cáo ĐCSTQ nghiên cứu vũ khí sinh học, dẫn tới bùng phát dịch bệnh viêm phổi chủng mới trên toàn cầu.

Ông Klayman viết trong tờ tuyên bố: “Thuế mà người Mỹ nộp không có lý do gì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại to lớn do chính phủ Trung Quốc gây ra. Người dân Trung Quốc là những người tốt, nhưng chính phủ của họ thì không, nó (ĐCSTQ) nhất định phải trả giá đắt cho dịch bệnh này”.

Ông kêu gọi tất cả những ai bị thiệt hại bởi virus viêm phổi Vũ Hán, không kể thân phận và quốc tịch, đều có thể đăng ký trên trang Freedom Watch USA, trở thành một phần của vụ kiện tập thể để cùng đấu tranh đòi bồi thường.

Bị cáo trong vụ kiện bao gồm: Chính phủ và quân đội ĐCSTQ, chuyên gia vũ khí sinh học quân đội Trần Vi (Chen Wei), Viện Virus học Vũ Hán, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và giám đốc Vương Duyên Dật (Wang Yanyi), và nhà nghiên cứu Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli). Đơn kiện yêu cầu Bồi thẩm đoàn Tòa án Federal tiến hành xét xử, bồi thường số tiền “ít nhất là 20 nghìn tỷ USD”.

Cho đến nay, vụ kiện đã được đệ trình lên Tòa án Liên bang Texas.

Hiệp hội Luật sư Ấn Độ khiếu nại lên Tòa án quốc tế, yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm

Mấy ngày trước, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) và Hiệp hội luật sư toàn Ấn Độ (All India Bar Association) đã đệ đơn khiếu nại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (United Nations Human Rights Council) về sự bùng phát virus viêm phổi Vũ Hán trên toàn cầu, gây tổn thương tâm lý và thân thể nghiêm trọng cho người dân thế giới, gây tổn thất rất lớn đến kinh tế và xã hội, từ đó yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho việc che giấu dịch bệnh gây ra đại dịch toàn cầu.

Chủ tịch Hiệp hội Luật sư toàn Ấn Độ kiêm Chủ tịch ICJ, ông Adish C.Aggawala trong đơn khiếu nại nói: “Xét trên việc ĐCSTQ bí mật nghiên cứu vũ khí sinh học có tính sát thương nhân loại trên quy mô lớn, chúng tôi khiêm tốn khẩn cầu Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc yêu cầu và ra lệnh cho ĐCSTQ, bồi thường cho cộng đồng quốc tế và các quốc gia thành viên, đặc biệt là Ấn Độ”.

Ông Aggarwala trong đơn khiếu nại còn nhắc về những ảnh hưởng của đại dịch tới nền kinh tế Ấn Độ, bao gồm việc cung cầu hàng hóa không cân bằng và tác động của việc di dời dân cư. Ông viết: “Hoạt động kinh tế của Ấn Độ bị ngừng trệ, hơn nữa còn là đòn tấn công nặng nề vào nền kinh tế bản địa cũng như toàn cầu”.

Đơn khiếu nại còn chỉ rõ: ĐCSTQ dày công trù tính một “âm mưu”, ý đồ phát tán virus viêm phổi chủng mới trên phạm vi toàn thế giới, hành động này trái với các điều khoản trong “Điều lệ Y tế quốc tế”, vi phạm nghiêm trọng “Luật Nhân đạo quốc tế” và “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”.

Do đó, Ấn Độ đệ đơn khiếu nại lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho việc che giấu dịch bệnh gây ra đại dịch toàn cầu.

Dù đơn khiếu nại này không đề cập đến số tiền bồi thường thực tế, nhưng theo thống kê của Acuite Rating & Research Ltd, dịch bệnh bùng phát trên phạm vi toàn Ấn Độ khiến nước này ở trong tình trạng phong tỏa chưa từng có trước đây, bao gồm đóng cửa doanh nghiệp, tạm dừng các chuyến bay và ngưng toàn bộ các hoạt động vận tải, việc này khiến nền kinh tế Ấn Độ tổn thất mỗi ngày gần 4,64 tỷ USD.

Hoàng Hoa

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Quốc gia Châu Phi đầu tiên khởi kiện ông Tập Cận Bình, đòi bồi thường 10.000 tỷ USD