Quan hệ Mỹ - Trung: Gia tăng đối đầu trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc chính quyền Trung Quốc mắc sai lầm trong ứng phó và che giấu thông tin về đại dịch đã khiến căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng trở lại. Hiện nay, điều này thể hiện rõ trong chiến dịch chống lại Bắc Kinh của chính quyền Tổng thống Trump trên các “mặt trận” từ thương mại cho đến an ninh quốc gia.

Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do tác động của đại dịch, điều này đã thúc đẩy các sáng kiến nhằm “giảm sự phụ thuộc sản xuất vào Trung Quốc” của chính quyền Tổng thống Trump. Đồng thời, chính quyền Mỹ cũng áp dụng một loạt các biện pháp khác để chống lại [mối] đe dọa về an ninh và các mối đe dọa khác.

Trong bài phỏng vấn gần đây với The Epoch Times, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus nói rằng Tổng thống Donald Trump đã dùng đến “cách tiếp cận toàn nước Mỹ” để đối phó với những thách thức từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ),

“Tôi cho rằng đại dịch lần này đã cho thấy rõ sự đúng đắn trong quyết sách của Tổng thống Trump từ khi ông bắt đầu chiến dịch tranh cử nhậm chức vào năm 2015, từ sự cần thiết bảo vệ biên giới của nước Mỹ, cho đến việc chuyển các ngành sản xuất chủ chốt về nước, và điều quan trọng với Hoa Kỳ là phải [thiết lập] mối quan hệ tương hỗ trên khắp thế giới để có được sân chơi công bằng”, bà Ortagus cho biết.

“Tôi cho rằng đại dịch lần này đã cho thấy rõ sự đúng đắn trong quyết sách của Tổng thống Trump từ khi ông bắt đầu chiến dịch tranh cử nhậm chức vào năm 2015...", bà Morgan Ortagus nói.
“Tôi cho rằng đại dịch lần này đã cho thấy rõ sự đúng đắn trong quyết sách của Tổng thống Trump từ khi ông bắt đầu chiến dịch tranh cử nhậm chức vào năm 2015...", bà Morgan Ortagus nói. (Ảnh: Getty)

“Và đó chính là điều chúng tôi kêu gọi Trung Quốc [hợp tác khi xây dựng] mối quan hệ với nước này – cho dù đó là quan hệ thương mại, hợp tác ứng phó với đại dịch hay các vấn đề an ninh quốc gia”, bà nói thêm.

Trong khi Tổng thống Trump và các quan chức cấp cao của ông đã gia tăng chỉ trích chính quyền Trung Quốc vì đã che giấu dịch bệnh bùng phát, chính quyền Mỹ vẫn đang tiến hành điều tra nguồn gốc của virus. Tổng thống tuyên bố thuế quan thương mại sẽ là “biện pháp trừng phạt cuối cùng” áp dụng đối với Bắc Kinh, mặc dù các quan chức Nhà Trắng cho biết họ chưa có kế hoạch xem xét các biện pháp trừng phạt chống lại chính quyền Trung Quốc.

Ngày 14/5, Tổng thống Trump đã nói với Fox Business rằng: “Có rất nhiều việc chúng tôi có thể làm. Chúng tôi có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ này”.

“Bây giờ, nếu bạn làm vậy thì điều gì sẽ xảy ra? Bạn có thể tiết kiệm 500 tỷ USD nếu cắt đứt toàn bộ mối quan hệ này”, ông nói thêm khi dẫn chiếu tới thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc.

Tổng thống Trump đã nói với Fox Business rằng: “Có rất nhiều việc chúng tôi có thể làm. Chúng tôi có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ này với Trung Quốc”. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Trump đã nói với Fox Business rằng: “Có rất nhiều việc chúng tôi có thể làm. Chúng tôi có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ này với Trung Quốc”. (Ảnh: Getty)

Lập trường cứng rắn của Washington

Trong những năm gần đây, Washington đã có một đường lối cứng rắn về các vấn đề Trung Quốc. Tuy nhiên, đại dịch lần này “đòi hỏi nỗ lực rất lớn” trong một số vấn đề nhất định, ông Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Heritage Foundation – Trung tâm tư vấn cấp cao có trụ sở đặt tại Washington, phát biểu với The Epoch Times.

Đại dịch đã chỉ ra các vấn đề “dễ tổn thương” của chuỗi cung ứng của Hoa Kỳ, đặc biệt là về nguồn cung cấp y tế và dược phẩm – “ưu tiên hàng đầu [hiện này]”, ông nói. Chính quyền Mỹ đang tìm cách thúc đẩy các công ty của mình chuyển nguồn cung ứng và sản xuất ra khỏi Trung Quốc, theo Reuters.

Chuyên gia tư vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow đã đề xuất ý tưởng giúp đỡ các công ty Hoa Kỳ di dời khỏi Trung Quốc, bằng cách cho phép họ khấu trừ toàn bộ chi phí liên quan đến việc di dời này vào khoản khai thuế.

Trên mặt trận thương mại, tuần qua Tổng thống Trump cho biết ông đã “phân vân” rất nhiều về hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn I đạt được hồi tháng 1/2020. Ông phát biểu với Fox News rằng đại dịch lần này đã làm ông thay đổi quan điểm về Hiệp định kể từ khi ký kết, và cho biết thêm rằng ông đã “có khoảng thời gian khó khăn với Trung Quốc”.

Tổng thống Trump cho biết ông đã “phân vân” rất nhiều về hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn I đạt được hồi tháng 1/2020. (Ảnh: Getty)
Tổng thống Trump cho biết ông đã “phân vân” rất nhiều về hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn I đạt được hồi tháng 1/2020. (Ảnh: Getty)

Theo thỏa thuận, chính quyền Trung Quốc đồng ý mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, bao gồm nông sản, trong vòng hai năm tới. Mặc dù hai bên nhất trí trong một cuộc điện đàm gần đây là sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định tại Hiệp định, tuy nhiên số liệu thương mại trong quý I này cho thấy Trung Quốc còn cách rất xa mức cần thiết để đạt mục tiêu tiêu thụ sản phẩm từ Hoa Kỳ.

Đầu tuần này, chính quyền Tổng thống Trump đã chỉ định Ủy ban Đầu tư Quỹ Hưu trí Liên bang (FRTIB) – cơ quan độc lập chịu trách nhiệm quản lý quỹ hưu trí liên bang của nhân viên và sĩ quan quân đội, dừng ngay kế hoạch đầu tư vào các công ty Trung Quốc, vì nó có thể gây ra quan ngại về [vấn đề] an ninh quốc gia và nhân quyền.

Năm 2017, Ủy ban Đầu tư này đã quyết định thay đổi chiến lược đầu tư của quỹ quốc tế trị giá 40 tỷ USD, để theo dõi một chỉ số bao gồm các cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc [hiện đang thuộc diện điều tra của Washington]. Một trong số đó là công ty Hangzhou Hikvision Digital Technology, vốn được đưa vào danh sách đen về thương mại với Hoa Kỳ vào năm ngoái, vì công ty này sử dụng công nghệ để đàn áp người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ ở vùng Tân Cương, phía tây Trung Quốc. Ngoài ra, công ty máy bay và thiết bị hàng không Aviation Industry Corporation của Trung Quốc cũng nằm trong danh sách đen vì đã cung cấp vũ khí cho quân đội Trung Quốc.

Trong thư của ông Kudlow và Cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien gửi tới Bộ trưởng Bộ Lao động Eugene Scalia ngày 18/5, đã bày tỏ sự phản đối động thái đầu tư này. Các quan chức đã chỉ ra “rủi ro kinh tế quan trọng và không cần thiết” khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc, và “khả năng có thể bị trừng phạt trong tương lai do các hành động vi phạm của chính quyền Trung Quốc” liên quan đến sự lây lan của virus Corona Vũ Hán chết người hiện nay.

Động thái này sẽ có hiệu lực vào thời gian tới trong năm nay, nhưng FRTIB tuyên bố vào ngày 13/5 rằng họ chắc chắn sẽ trì hoãn các kế hoạch này.

Phát biểu với NTD, thuộc The Epoch Times, ông Stephen Moore - nhà kinh tế và là cựu tư vấn cho chiến dịch của Tổng thống Trump, cho biết rằng áp lực của chính quyền Tổng thống Trump về phương diện này cho thấy “một đòn cảnh cáo” nhắm vào chính quyền Trung Quốc.

Ông Moore cho biết: “Hoa Kỳ sẽ thực sự trừng phạt Trung Quốc nhiều hơn vì những gì đã xảy ra với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, khiến Hoa Kỳ bị tàn phá rất nặng nề”.

Ông Moore cho biết: “Hoa Kỳ sẽ thực sự trừng phạt Trung Quốc nhiều hơn vì những gì đã xảy ra với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, khiến Hoa Kỳ bị tàn phá rất nặng nề”. 
Ông Moore cho biết: “Hoa Kỳ sẽ thực sự trừng phạt Trung Quốc nhiều hơn vì những gì đã xảy ra với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, khiến Hoa Kỳ bị tàn phá rất nặng nề”. (Ảnh: Getty)

Ngày 14/5, ông Trump cũng chỉ ra rằng chính quyền của ông đang xem xét “rất nghiêm túc” về việc yêu cầu các công ty Trung Quốc [niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ] phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán của Hoa Kỳ. Hiện nay, chính quyền Trung Quốc đang ngăn cản cơ quan quản lý Hoa Kỳ kiểm tra các báo cáo kiểm toán của các công ty Trung Quốc, viện dẫn rằng các tài liệu này có chứa “bí mật quốc gia”.

Ông Trump cũng lưu ý rằng sẽ có những hạn chế đối với cách tiếp cận này. Ông nói: “Cứ cho rằng chúng ta đang làm đúng. Vậy thì điều gì sẽ diễn ra? Họ sẽ chuyển sang niêm yết tại London hay nơi nào khác”.

Chú trọng vấn đề an ninh về mặt công nghệ

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á Lohman cho biết ông kỳ vọng chính quyền Tổng thống Trump sẽ tiếp tục thắt chặt các quy định về việc chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ gần đây đã ban hành các quy định chặt chẽ hơn đối với việc các công ty Hoa Kỳ xuất khẩu một số loại công nghệ tiên tiến nhất định sang Trung Quốc [mà có thể hỗ trợ quân đội của nước này].

Quy định hiện giờ yêu cầu các công ty Hoa Kỳ phải được cấp phép để bán một số hạng mục nhất định – bao gồm thiết bị sản xuất chất bán dẫn và cảm biến – cho các công ty Trung Quốc [vốn hỗ trợ quân đội nước này], thậm chí ngay cả khi các hạng mục hàng hóa này được dùng cho mục đích dân sự.

Quy định hiện giờ yêu cầu các công ty Hoa Kỳ phải được cấp phép để bán một số hạng mục nhất định – bao gồm thiết bị sản xuất chất bán dẫn và cảm biến – cho các công ty Trung Quốc [vốn hỗ trợ quân đội nước này]
Quy định hiện giờ yêu cầu các công ty Hoa Kỳ phải được cấp phép để bán một số hạng mục nhất định – bao gồm thiết bị sản xuất chất bán dẫn và cảm biến – cho các công ty Trung Quốc [vốn hỗ trợ quân đội nước này]. (Ảnh: Getty)

Trong khi đó, các công ty viễn thông và công nghệ Trung Quốc vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ của Hoa Kỳ về các rủi ro đối với an ninh quốc gia. Kể từ tháng 5 năm ngoái, hàng loạt các công ty Trung Quốc, gồm cả “gã khổng lồ” viễn thông Huawei đã bị đưa vào danh sách đen [thuộc diện] các công ty hợp tác với công ty Hoa Kỳ [mà có liên quan đến vấn đề về an ninh hoặc vi phạm nhân quyền].

Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) trong tháng trước đã bắt đầu tiến hành các bước nhằm cấm ba công ty viễn thông Trung Quốc [do nhà nước quản lý] hoạt động tại Hoa Kỳ vì lý do “đe dọa an ninh”, do quan ngại rằng họ chịu tác động của ĐCSTQ.

Ông Brendan Carr - Ủy viên FCC gần đây đã phát biểu với The Epoch Times rằng Ủy ban hiện đang tiến hành rà soát tất cả các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Hoa Kỳ.

Sức ép ‘thoát Trung’ từ Quốc hội

Từ phương diện khác, Quốc hội ngày càng lên tiếng mạnh mẽ về lập trường chống lại chính quyền Trung Quốc thông qua chiến dịch do các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa tiên phong, nhằm buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

Một loạt các dự luật được đưa ra nhằm thực hiện điều này, bao gồm luật quy định “tước quyền miễn trừ chủ quyền của Trung Quốc” sao cho nước này có thể bị kiện tại các tòa án Hoa Kỳ, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Trung Quốc và giảm lệ thuộc chuỗi cung ứng vào Trung Quốc.

Quốc hội Mỹ dưới sự tiên phong của các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa ngày càng gia tăng sức ép, yêu cầu nhanh chóng "thoát Trung".
Quốc hội Mỹ dưới sự tiên phong của các nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa ngày càng gia tăng sức ép, yêu cầu nhanh chóng "thoát Trung". (Ảnh: Getty)

Các nhà lập pháp cũng đưa ra nhiều sáng kiến nhắm tới các công ty công nghệ Trung Quốc, gồm kế hoạch như cấm nhân viên liên bang sử dụng các nền tảng công nghệ chịu tác động của ĐCSTQ, như là: Tencent, Alibaba và Baidu.

Đồng thời, việc chính quyền Trung Quốc thâm nhập [hình thái ý thức] vào các trường đại học cũng đang bị [Washington] kiểm soát gắt gao.

Vào đầu tháng 5 này, thành viên Đảng Cộng hòa trong 7 Ủy ban Hạ viện đã gây sức ép với Bộ trưởng Bộ giáo dục Betsy DeVos, nhằm yêu cầu được cung cấp thông tin về các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào các trường đại học Hoa Kỳ [vì các mục tiêu chiến lược và tuyên truyền]. Các nhà lập pháp chỉ ra rằng các chương trình văn hóa được Bắc Kinh tài trợ như Viện Khổng Tử, chính là phương tiện để thúc đẩy tuyên truyền của Bắc Kinh đối với sinh viên Mỹ, cũng là “nơi tập trung các cơ quan tình báo Trung Quốc”.

Tuần trước đại diện đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã ra mắt một đội đặc nhiệm mới nhằm chống lại các mối đe dọa từ ĐCSTQ. “Đội đặc nhiệm về Trung Quốc” gồm 15 thành viên dự kiến sẽ công bố một báo cáo vào cuối năm nay về các vấn đề như: các hoạt động ảnh hưởng của Bắc Kinh tại các tổ chức học thuật của Hoa Kỳ, những nỗ lực của họ nhằm giành được lợi thế công nghệ so với Hoa Kỳ và cách thức họ xử lý dịch bệnh khi mới bùng phát.

“Việc họ che giấu về virus Corona Vũ Hán là một tiếng chuông cảnh tỉnh nữa về mối đe dọa ngày càng lớn mà họ đang gây ra cho thế giới”, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện (thành viên đảng Cộng hòa) Michael McCaul (R-Texas) - người đứng đầu đội đặc nhiệm, cho biết.

“Chúng tôi không chỉ cần phải yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm về vai trò của họ trong việc làm lây lan virus Corona Vũ Hán, Hoa Kỳ còn phải có các biện pháp cứng rắn [nhằm] đối phó với chương trình nghị sự thâm hiểm của ĐCSTQ và cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc trên vũ đài thế giới”, ông cho biết.

Tuệ Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Quan hệ Mỹ - Trung: Gia tăng đối đầu trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán