Quân đội Trung Quốc phát động cuộc chiến Internet để gây ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một đơn vị trực thuộc tổ chức “Hội đồng Đại Tây Dương” (Atlantic Council) của Washington, Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo mới nêu rõ rằng, “lực lượng hỗ trợ chiến lược” của quân đội Trung Quốc đang phát tán thông tin sai lệch, hạ thấp giá trị của cuộc bầu cử dân chủ Hoa Kỳ và quấy rối cuộc bầu cử Hoa Kỳ nhằm đạt được được ý đồ kiểm soát quyền ngôn luận của quốc tế.

Báo cáo này do “Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Nhận dạng Kỹ thuật số” (DFRLab) đưa ra vào ngày 6/10 và cho biết, "lực lượng hỗ trợ chiến lược" này được hình thành sau cuộc cải cách quân sự năm 2015 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), họ đã can thiệp mạnh mẽ vào cuộc bầu cử Tổng thống của Đài Loan và hiện đang cố gắng tác động đến cuộc bầu cử Mỹ ở hậu trường.

Báo cáo cho rằng, mô hình chiến tranh thông tin mới nhất của ĐCSTQ là truyền bá thông tin sai lệch; ĐCSTQ đã phá vỡ nguyên tắc không can thiệp vào ngoại giao và coi mình là trung tâm của thế giới; ngoài việc thực hiện kiểm duyệt nghiêm ngặt và tuyên truyền chính trị đối với công dân của mình và cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, ĐCSTQ còn có ý đồ gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác thông qua các nền tảng truyền thông của xã hội phương Tây và bên thứ ba được thuê bên ngoài, nhưng hiệu quả không rõ ràng.

Bà Alicia Fawcett - tác giả của báo cáo, nói với Đài Á Châu Tự do rằng, đội quân mạng chuyên nghiệp của lực lượng này đến từ Viện Khoa học Chính trị Nam Kinh, họ cũng đang thiết lập và triển khai “Căn cứ 311” ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến để phụ trách “ba cuộc chiến” gồm cuộc chiến dư luận, cuộc chiến tâm lý và cuộc chiến pháp luật. Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ cũng tham gia vào hoạt động này.

Bà Fawcett nói: "Tôi nghĩ họ không phải là những người lính giải phóng quân bình thường. Họ là một nhóm chuyên gia am hiểu các vấn đề đối ngoại, có sở trường can dự vào nước ngoài và có thể sử dụng mạng xã hội phương Tây".

Trong báo cáo của mình, bà Fawcett đã phân tích chi tiết cơ cấu thao túng dư luận của ĐCSTQ. Ba hệ thống chính gồm đảng, chính phủ và quân đội đều có các đơn vị chịu trách nhiệm riêng. Có ít nhất 24 đơn vị có liên quan tham gia vào kế hoạch này, vai trò tuyên truyền đối nội và đối ngoại của họ cũng khác nhau.

Trong báo cáo của mình, bà Fawcett đã phân tích chi tiết mô hình thao túng dư luận của ĐCSTQ. Ba hệ thống chính gồm đảng, chính phủ và quân đội đều có các đơn vị chịu trách nhiệm riêng. (Ảnh lấy từ báo cáo)
Trong báo cáo của mình, bà Fawcett đã phân tích chi tiết cơ cấu thao túng dư luận của ĐCSTQ. Ba hệ thống chính gồm đảng, chính phủ và quân đội đều có các đơn vị chịu trách nhiệm riêng. (Ảnh lấy từ báo cáo)

Trong hệ thống quân đội của ĐCSTQ, có ít nhất năm bộ phận liên quan đến việc tuyên truyền đối nội, đối ngoại và kiểm soát dư luận, bao gồm Cục Tuyên truyền, Cục Dư luận Internet, Cục Công tác Quần chúng, Trung tâm Truyền bá Tin tức thuộc Bộ Chính trị của Quân ủy Trung ương ĐCSTQ và “lực lượng hỗ trợ chiến lược” nói trên. Trong “lực lượng hỗ trợ chiến lược” còn có bộ phận hệ thống Internet, có thể nói là quân chủng thứ tư bên cạnh các lực lượng truyền thống như lục quân, hải quân và không quân.

Bà Fawcett cũng giải thích thêm về các thủ đoạn được quân đội mạng của ĐCSTQ sử dụng để can thiệp vào các cuộc bầu cử Tổng thống ở Đài Loan và Hoa Kỳ. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan năm 2020, họ đã hoạt động tích cực trên phương tiện truyền thông xã hội mới nổi của Đài Loan tên là D-Card. Do cả hai bên eo biển đều sử dụng tiếng Trung, nên việc thao túng thông tin ở Đài Loan cũng mạnh tay và cấp tiến hơn ở phương Tây - nơi mà nền tảng truyền thông xã hội dùng ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Tuy nhiên, “vì làm việc không đủ tinh tế, chẳng hạn như sử dụng chữ giản thể và các cách dùng từ của Trung Quốc đại lục, nên rất nhanh đã bị phát hiện".

Liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ sẽ được tổ chức vào ngày 3/11 tới đây, các lực lượng mạng này không những chống lại Tổng thống đương nhiệm Donald Trump mà còn chống lại cả ông Joe Biden và bà Kamala Harris - các ứng viên của Đảng Dân chủ.

Báo cáo chỉ ra rằng: “Mặc dù các hoạt động tung thông tin sai lệch gần đây có vẻ đã giảm bớt tần suất, nhưng ý định thực sự của Trung Quốc là bôi nhọ giá trị của nền dân chủ và tất cả các chính trị gia Hoa Kỳ”. Ví dụ, trên TikTok - ứng dụng vốn phổ biến trong giới trẻ Mỹ hiện nay, thỉnh thoảng lại xuất hiện các đoạn video ngắn chế giễu các chính trị gia Mỹ, đây rất có thể là tác phẩm của quân đội mạng ĐCSTQ.

Bà Fawcett đã chỉ ra rằng, điều mà ngoại giới nên chú ý nhất là quân đội Internet chuyên nghiệp của ĐCSTQ đang "sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để huấn luyện binh sĩ nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu", và Hoa Kỳ cũng nên cảnh giác với TikTok.

Đông Phương
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Quân đội Trung Quốc phát động cuộc chiến Internet để gây ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ