Quan chức quân đội Mỹ cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh hải quân và hạt nhân của ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một quan chức quân sự cấp cao của Hoa Kỳ tuyên bố: “Trung Quốc rất đáng lo ngại. Họ thực sự có mặt ở khắp mọi nơi trên lục địa. Họ đang đặt cược rất lớn. Họ đang tiêu rất nhiều tiền", cho quân sự.

Trong các cuộc điều trần Quốc hội Mỹ gần đây, hai quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cho biết, khả năng của Trung Quốc trong việc phát triển sức mạnh hải quân ở Ấn Độ Dương cũng như việc tiếp tục xây dựng kho vũ khí hạt nhân là mối quan ngại lớn đối với Hoa Kỳ.

Theo Tướng Stephen Townsend đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Phi của Hoa Kỳ, năng lực hải quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện bao gồm một cơ sở tại căn cứ hiện đại hóa của họ ở Djibouti trên vùng Sừng châu Phi. Căn cứ này có khả năng hỗ trợ lực lượng tàu sân bay đang phát triển của đất nước.

Phát biểu trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện vào ngày 20/4, Tướng Townsend nói: “Căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên của [ĐCSTQ], căn cứ duy nhất của họ, là ở Châu Phi, và họ vừa mở rộng điều đó bằng cách thêm một bến tàu quan trọng, thậm chí có thể hỗ trợ tàu sân bay của họ trong tương lai. Trên khắp lục địa, họ đang tìm kiếm các cơ hội căn cứ khác".

Chính quyền Bắc Kinh mở căn cứ ở Djibouti vào năm 2017. Căn cứ này chỉ cách Trại Lemonnier 7,4 dặm (12 km), là nơi cư trú của khoảng 4.500 nhân viên quân sự Hoa Kỳ và các cơ sở chủ yếu của hoạt động cho Bộ chỉ huy châu Phi của Hoa Kỳ. Một số quốc gia khác cũng có căn cứ tại Djibouti, bao gồm Pháp, Nhật Bản và Ý.

Sự hiện diện của rất nhiều căn cứ quân sự khác nhau tại đây là do vị trí chiến lược của Djibouti — quốc gia nằm cạnh eo biển Bab-el-Mandeb ngăn cách Vịnh Aden và Biển Đỏ. Trong đó, khu vực Biển Đỏ là cửa ngõ dẫn vào kênh đào Suez. Khoảng 12% khối lượng hàng thương mại thế giới đi qua Kênh đào Suez mỗi ngày.

Hiện tại, ĐCSTQ có 2 tàu sân bay là Liêu Ninh và tàu mới hơn là Sơn Đông, hiện chế độ này đang đóng chiếc thứ 3. Hồi tháng Giêng, phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đưa tin rằng việc đóng tàu sân bay thứ ba dự kiến ​​sẽ hoàn thành trước cuối năm nay.

Các quan chức quân sự Trung Quốc đã công khai phủ nhận rằng căn cứ Djibouti của họ là nhằm "mở rộng quân sự". Chế độ độc tài này tuyên bố, căn cứ này cần thiết trong công cuộc hỗ trợ các nhiệm vụ chống cướp biển và cứu trợ nhân đạo.

Tuy nhiên, cựu sĩ quan hải quân Ấn Độ Abhijit Singh là người đứng đầu chính sách hàng hải tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát ở New Delhi nhận định, căn cứ Djibouti của ĐCSTQ là “minh chứng rõ ràng nhất cho tham vọng tại Ấn Độ Dương của Trung Quốc". Ông Singh đưa ra tuyên bố này trong bài báo của ông đăng trên tờ ThePrint của Ấn Độ vào tháng 6/2020.

Chế độ Trung Quốc có những tham vọng khác ở châu Phi. Tướng Townsend nói với ủy ban rằng, chắc chắn Trung Quốc “có ý định thiết lập thêm các căn cứ ở nước ngoài ở châu Phi, cho dù đó là ở bờ biển Đại Tây Dương của châu Phi hay bờ biển Ấn Độ Dương của châu Phi”.

Ông khẳng định: “Trung Quốc rất đáng lo ngại. Họ thực sự có mặt ở khắp mọi nơi trên lục địa. Họ đang đặt cược rất lớn. Họ đang tiêu rất nhiều tiền", cho quân sự.

Tại một phiên điều trần khác của Quốc hội vào ngày 20/4, trong lời mở đầu phần làm chứng của mình, Đô đốc Hải quân Charles Richard nói với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện rằng, kho dự trữ hạt nhân của Trung Quốc đang đón nhận một "sự mở rộng chưa từng có". Đô đốc Richard hiện là người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ - cơ quan giám sát vũ khí hạt nhân của nước này

Năm ngoái, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm - viện quốc tế độc lập có trụ sở tại Thụy Điển - đã báo cáo rằng Trung Quốc có khoảng 320 đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí tính đến tháng 1/2020.

Trình bày trước ủy ban về việc Trung Quốc đang phát triển năng lực hạt nhân nhanh như thế nào, ông Richard cho biết: “Ngay lúc này đây, tôi không thể trải qua một tuần mà không phát hiện ra điều gì đó mà chúng ta chưa từng biết về Trung Quốc”.

Đô đốc Richard nhắc đến sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc phát triển các lò phản ứng nhân giống nhanh (một loại lò phản ứng hạt nhân) như một ví dụ về việc "Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng như thế nào, hoặc ít nhất là chúng ta đang tìm ra nó nhanh như thế nào".

Trung Quốc - quốc gia phát thải khí carbon dioxide lớn nhất thế giới - đang thúc đẩy phát triển các lò phản ứng nhanh tiên tiến này để cắt giảm sự phụ thuộc vào than đá. Một lò phản ứng nhanh tạo ra nhiều vật liệu phân hạch như plutonium hơn mức tiêu thụ, có nghĩa là một lượng lớn vật liệu này có thể được chuyển hướng sang chế tạo vũ khí hạt nhân. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tung ra lò phản ứng nhanh đầu tiên vào năm 2023.

“Với lò phản ứng nhân giống nhanh, giờ đây bạn có một nguồn plutonium cấp vũ khí rất lớn cho mình. Điều đó sẽ thay đổi giới hạn trên của những gì Trung Quốc có thể chọn làm, nếu họ muốn, về việc mở rộng hơn nữa khả năng hạt nhân của họ”, Đô đốc Richard nói.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Quan chức quân đội Mỹ cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh hải quân và hạt nhân của ĐCS Trung Quốc