Pollak: Ba chính sách đối ngoại thành công của Trump đã bị Biden đảo ngược

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ba chính sách đem lại những thành công mang tính lịch sử của cựu Tổng thống Donald Trump và khiến ông trở thành "vị Tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử" Hoa kỳ bao gồm hạn chế di cư và ngăn chặn các băng đảng ma túy hoạt động tại vùng biên giới phía Nam, chính sách hòa bình Trung Đông vốn đã vướng mắc gần một thế kỷ và dự án đảm bảo an ninh năng lượng của Hoa Kỳ. Trong mỗi trường hợp, cựu Tổng thống Donald Trump đều có thể đạt được những mục tiêu mà cả hai bên đã từ lâu cùng chung chí hướng. Còn giờ đây, trong mỗi trường hợp, ông Biden không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ, mà còn làm suy yếu đòn bẩy mà đáng lẽ ông có thể dùng để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại đặc thù của riêng mình.

Tổng thống Joe Biden đang hủy bỏ một số chính sách đối ngoại thành công của chính quyền tiền nhiệm không vì lý do rõ ràng nào khác ngoài ý thức hệ cấp tiến và sự bất chấp chính trị.

Chính sách biên giới: để hạn chế dòng người di cư vào Mỹ, cũng như ngăn cản hoạt động của các băng đảng ma túy Mexico tại đường biên giới phía Nam, cựu Tổng thống Trump đã ký các thỏa thuận với các nước Trung Mỹ. Vào tháng 6/2019, ông đã công bố một thỏa thuận với Mexico, theo đó nước này sẽ triển khai quân đội đến biên giới phía Nam của mình và cho phép những người xin tị nạn ở lại Mexico trong khi chờ đợi xét xử ở Mỹ. Mùa thu năm 2019, ông đạt được thỏa thuận với các nước “Tam giác phía Bắc” (Guatemala, Honduras, and El Salvador) để những người xin tị nạn được ở lại trong nước chờ phán quyết của Hoa Kỳ.

Không có lý do gì để ông Biden từ bỏ những chính sách nhân đạo này của người tiền nhiệm, vốn giúp bảo vệ người di cư dễ bị tổn thương khỏi bàn tay của các băng đảng ma túy, ngăn cản hàng nghìn người thực hiện hành trình di cư mạo hiểm (và đẩy con cái tuổi vị thành niên của họ vào con đường này). Đáng lẽ ông ta cần phải giữ họ ở nguyên vị trí ngay cả khi thay đổi chính sách nhập cư của Hoa Kỳ. Chính vì điều này, đã có một lượng lớn người di cư đến biên giới, đặc biệt là trẻ vị thành niên không có người đi kèm [và chắc chắn con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng]. Lý do dường như là, chính quyền Biden muốn có nhiều người di cư hơn nữa tràn lên phía Bắc.

Chính sách Trung Đông: Sau gần một thế kỷ căng thẳng tình hình ở Trung Đông, cựu Tổng thống Trump đã ký thành công Hiệp định Abraham, tạo ra một mạng lưới các thỏa thuận hòa bình giữa Israel và nhiều quốc gia Ả Rập và Hồi giáo.

Ông Biden đã ra lệnh trừng phạt nhiều đối thủ chính: tăng thuế đối với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE); khấu trừ bán vũ khí cho UAE và Ả Rập Xê Út; hủy bỏ danh sách lực lượng dân quân Houthi chống Ả-rập Xê-út và quay lại chính sách thân Iran là nước bảo trợ khủng bố; công bố một báo cáo tình báo nêu tên Thái tử Ả Rập Xê Út là nhân tố chính trong vụ sát hại Jamal Khashoggi; và bổ nhiệm các nhà ngoại giao thân Iran là những người đã tạo ra thỏa thuận hạt nhân thảm khốc với Iran, từng "hoạt động trong bóng tối" với quan chức Iran để phá hoại cựu Tổng thống Trump trong bốn năm nhiệm kỳ của ông, theo nhiều nguồn tin.

Tất cả những gì ông Biden cần làm là phải tiếp tục với những gì Tổng thống tiền nhiệm Trump đã để lại, trao ân huệ cho các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo đã thực hiện hòa bình và duy trì áp lực lên Iran. Nhưng nhóm chính sách đối ngoại của ông Biden, dường như bị mù bởi niềm tin rằng tất cả những gì Trump làm nhất thiết phải là sai và tiếp tục lặp lại những sai lầm của chính quyền Obama vốn xoa dịu Iran và cho phép nước này lộng hành trong khu vực.

Cựu ngoại trưởng Henry Kissinger gần đây cũng bình luận rằng tiến trình Trung Đông "tuyệt vời" được củng cố bởi cựu Tổng thống Trump với Israel và các quốc gia vùng Vịnh là không thể bị làm cho suy yếu và Hoa Kỳ không nên vội vàng tiến tới đàm phán quá sớm với Iran. Hoa Kỳ không nên nhượng bộ Iran và cần phải cho Iran hiểu được rằng họ phải làm hòa với chính sách ngoại giao của Mỹ. Ông cũng cảnh báo Hoa Kỳ không bao giờ được phản bội đồng minh.

Dự án xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL Pipeline: Người ta hiểu rằng ông Biden sẽ tái gia nhập Thỏa thuận khí hậu Paris, bất chấp Hoa Kỳ đã giảm lượng khí thải carbon mà không cần thỏa thuận này. Các chuyên gia cũng phải thừa nhận rằng, Thỏa thuận này sẽ không thể thực sự tác động đến khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, ông ấy đã đi xa hơn, đã hủy bỏ giấy phép xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL, một dự án có thể đã tạo ra hàng chục nghìn “công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao cho thành viên của liên đoàn lao động” (theo cách dùng lời có cánh yêu thích của Biden) ở cả hai phía của đường biên giới Mỹ-Canada. Đường ống là cách vận chuyển dầu sạch nhất, ít tốn carbon nhất. Với việc ông Biden hủy bỏ dự án này, hiện nay dầu khí rất có thể sẽ được vận chuyển bằng đường sắt và bằng xe tải.

Chính phủ Tự do Canada dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Justin Trudeau đã rất thất vọng với việc Biden hủy bỏ dự án. Tất cả những gì ông Biden cần làm là giữ nguyên dự án Keystone XL.

Tuy nhiên, hoàn toàn ngược lại, ông Biden đang theo đuổi một chiến thắng mang tính biểu tượng để xoa dịu các nhà bảo vệ môi trường cấp tiến, gia tăng lượng khí thải và đồng thời giết chết công ăn việc làm và phá hoại nền độc lập năng lượng mà Hoa Kỳ đã chiến đấu đầy cam go để gìn giữ.

Joel B. Pollak là Tổng biên tập cấp cao tại Breitbart News và là người dẫn chương trình Breitbart News Sunday trên Sirius XM Patriot vào các buổi tối Chủ nhật từ 7 giờ tối. đến 10 giờ tối ET (4 giờ chiều đến 7 giờ tối theo giờ PT). Sách điện tử mới nhất của ông có tiêu đề How Not to Be a Sh! Thole Country: Bài học từ Nam Phi. Cuốn sách gần đây của ông, RED THÁNG 11, kể câu chuyện về cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020 từ một quan điểm bảo thủ. Ông Pollak là người được trao Học bổng Nghiên cứu dành cho Cựu sinh viên Báo chí Robert Novak năm 2018. Theo dõi anh ấy trên Twitter tại @joelpollak.

Nguyên Hương

Theo Breibart



BÀI CHỌN LỌC

Pollak: Ba chính sách đối ngoại thành công của Trump đã bị Biden đảo ngược