‘Phó tổng thống giả định’ Kamala Harris có đủ điều kiện pháp lý bước chân vào Nhà trắng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc Thượng nghị sĩ Kamala Harris được xem là "Phó tổng thống giả định" của Hoa Kỳ, đã khiến một số người nghi ngờ về “khả năng đủ điều kiện” như là một "công dân Mỹ bẩm sinh" của bà Harris cho vị trí này.

Bài luận của tiến sĩ John Eastman nhằm xem xét một lập luận “pháp lý” về định nghĩa ai là "công dân bẩm sinh" và việc “nhập quốc tịch” ở Hoa Kỳ. Mặc dù đối với nhiều độc giả, bài luận được cho là đã truyền tải “thông điệp xấu xí” rằng Thượng nghị sĩ Kamala Harris, một phụ nữ da màu và là con của những người nhập cư, theo cách nào đó “không thực sự là người Mỹ”.

‘Khả năng đủ điều kiện’ của bà Harris?

Tu chính án thứ 12 quy định rằng "người nào không đủ điều kiện hợp pháp cho chức vụ Tổng thống sẽ không đủ điều kiện để làm Phó Tổng thống Hoa Kỳ". Và Điều II của Hiến pháp quy định rõ rằng "không người nào, ngoại trừ một ‘công dân bẩm sinh’... sẽ đủ tư cách cho chức vụ Tổng thống".

Cha của bà Harris là công dân Jamaica, mẹ bà đến từ Ấn Độ, và cả hai đều không nhập quốc tịch Hoa Kỳ vào thời điểm bà Harris được sinh ra vào năm 1964. Theo những nhà bình luận, điều này khiến bà Harris không phải là "công dân bẩm sinh" - và do đó không đủ điều kiện trở thành Tổng thống nước Mỹ, cũng không đủ điều kiện cho vị trí Phó Tổng thống theo Tu chính án thứ 12.

Nhưng lập luận này đã bị phản bác khá mạnh mẽ. PolitiFact đánh giá tuyên bố “bà Harris không đủ điều kiện trở thành Phó Tổng thống Mỹ” là "Sai". Các tờ báo cánh tả và thậm chí một số trang cánh hữu cũng thừa nhận điều này. Lý do họ đưa ra là bà Harris đủ điều kiện vì bà được sinh ra ở bang Oakland - và do đó, là một “công dân Mỹ bẩm sinh” theo nơi sinh - theo Tu chính án thứ 14. Tất cả các kênh truyền thông lớn đều tuyên bố như vậy.

Đa số thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ giải thích ngôn ngữ của Tu chính án 14 rằng quốc tịch Hoa Kỳ được cấp cho “gần như tất cả các trẻ em sinh ra trên đất Hoa Kỳ”. Những người bất đồng ý kiến đối với giải thích của Tối cao Pháp viện, ​​lập luận rằng việc phải tuân theo thẩm quyền pháp lý của Hoa Kỳ có nghĩa là không được tuyên bố là một “công dân bẩm sinh” cho trường hợp "con cái của những người nước ngoài tình cờ được sinh ra tại Hoa Kỳ khi họ đi ngang qua Hoa Kỳ".

Harris không phải là "công dân bẩm sinh" - và do đó không đủ điều kiện trở thành Tổng thống nước Mỹ, cũng không đủ điều kiện cho vị trí Phó Tổng thống theo Tu chính án thứ 12 (Ảnh: getty)
Harris không phải là "công dân bẩm sinh" - và do đó không đủ điều kiện trở thành Tổng thống nước Mỹ, cũng không đủ điều kiện cho vị trí Phó Tổng thống theo Tu chính án thứ 12 (Ảnh: getty)

Hiến pháp ban đầu không xác định quyền công dân, nhưng Tu chính án thứ 14 thì có — và nó quy định rằng "tất cả những người sinh ra... ở Hoa Kỳ, và tuân theo quyền tài phán của họ, đều là công dân".

Những người cho rằng “chỉ sinh ra tại Hoa Kỳ” là đủ - đã bỏ qua cụm từ thứ hai. Người đó cũng phải "tuân theo quyền tài phán" của Hoa Kỳ, và điều đó có nghĩa là phải tuân theo toàn bộ quyền tài phán, không chỉ đơn thuần là quyền tài phán từng phần áp dụng cho bất kỳ ai tạm trú tại Hoa Kỳ (cho dù hợp pháp hay bất hợp pháp). Đó là quan điểm về Điều khoản Công dân của Tu chính án thứ 14, được sự đồng tình của Thomas Cooley - nhà văn viết luận về hiến pháp hàng đầu; và của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong những năm 1880, đã ban hành chỉ thị cho các đại sứ quán Hoa Kỳ về hiệu lực đó.

Thật vậy, Hiến pháp Hoa Kỳ chưa bao giờ khẳng định rằng bất kỳ ai sinh ra trên đất Hoa Kỳ, bất kể hoàn cảnh của cha mẹ họ, đều tự động trở thành công dân Hoa Kỳ.

Đúng là quan điểm của chính phủ về quyền công dân đã biến đổi qua nhiều thập kỷ, thành quan điểm tuyệt đối hiện nay: công dân bẩm sinh nghĩa là "sinh ra trên đất [Hoa Kỳ] trong bất kể hoàn cảnh nào" - nhưng sự thay đổi đó dường như bắt đầu vào khoảng cuối những năm 1960, sau thời điểm mà bà Kamala Harris sinh vào năm 1964.

Trước đây, những đứa trẻ do những người làm công từ Mexico sinh ra trên đất Mỹ trong những năm 1920 - không được coi là công dân Hoa Kỳ. Những đứa trẻ sinh ra trên đất Mỹ như vậy cũng không được làm “công dân khách mời” trong chương trình bracero (một loạt các luật và thỏa thuận ngoại giao, được khởi xướng vào năm 1942, khi Hoa Kỳ ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico với Mexico) trong những năm 1950.

Vì vậy, trước khi chấp nhận tư cách của Thượng nghị sĩ Harris cho chức vụ Phó Tổng thống, chúng ta nên hỏi bà ấy một vài câu hỏi về tình trạng của cha mẹ bà vào thời điểm bà sinh ra.

Cha mẹ của bà Harris có phải là thường trú nhân hợp pháp vào thời điểm bà Harris sinh ra không? Nếu đúng như vậy, thì bà ấy sẽ được coi là một công dân từ khi mới sinh - nghĩa là một "công dân bẩm sinh" - và do đó đủ điều kiện.

Thay vào đó, cha mẹ bà có vẻ như chỉ là những du khách tạm thời, có lẽ theo thị thực sinh viên được cấp theo Mục 101 (15) (F) của Tiêu đề I của Đạo luật Nhập cư năm 1952? Nếu thực sự là như vậy, thì bắt nguồn từ cha mẹ mình, bà Harris không phải chịu quyền tài phán hoàn toàn của Hoa Kỳ khi sinh ra, mà thay vào đó bà mang quốc tịch nước ngoài — là Jamaica, trong trường hợp của cha bà; và Ấn Độ, trong trường hợp của mẹ bà - và do đó không được hưởng quyền công dân theo Tu chính án thứ 14 như cách hiểu ban đầu.

Bà Harris không phải chịu quyền tài phán hoàn toàn của Hoa Kỳ khi sinh ra, mà thay vào đó bà mang quốc tịch nước ngoài (Ảnh: getty)
Bà Harris không phải chịu quyền tài phán hoàn toàn của Hoa Kỳ khi sinh ra, mà thay vào đó bà mang quốc tịch nước ngoài (Ảnh: getty)

Thật thú vị, việc đọc lại ý nghĩa ban đầu của Điều khoản Công dân Tu chính án thứ 14 này cũng có thể đặt ra câu hỏi về “khả năng đủ điều kiện của bà Harris” cho vị trí hiện tại của bà với tư cách là “Phó Tổng thổng giả định” Hoa Kỳ.

Tính đủ điều kiện của Hiến pháp

Điều I, Phần 3 của Hiến pháp quy định rằng để đủ điều kiện cho chức vụ thượng nghị sĩ, một người phải là "Công dân Hoa Kỳ chín năm". Nếu Harris không phải là công dân khi sinh ra, chúng ta sẽ cần biết khi nào (nếu có) bà ấy trở thành công dân.

Trang tiểu sử của cha bà tại Đại học Stanford xác định tình trạng công dân của ông như sau: "Jamaica (theo ngày sinh); Hoa Kỳ (khi nhập tịch)". Nhưng có một số tranh cãi về việc liệu ông ấy thực sự đã từng nhập tịch hay chưa, và cũng không rõ liệu mẹ của Harris đã bao giờ trở thành công dân nhập tịch hay chưa.

Nếu cả hai đều chưa từng nhập tịch, hoặc ít nhất là chưa nhập tịch trước sinh nhật lần thứ 16 của bà Harris (điều này có thể cho phép bà Harris có được quyền công dân từ việc nhập quốc tịch của cha mẹ theo luật nhập cư vào thời điểm đó), thì bà ấy sẽ phải tự nhập quốc tịch để trở thành một công dân. Điều đó dường như chưa từng xảy ra, nếu không có nó, bà ấy đã không thể là "Công dân Hoa Kỳ chín năm" trước cuộc bầu cử vào Thượng viện Hoa Kỳ. Đây được xem là “thách thức quan trọng” đối với tư cách hợp hiến của bà Harris.

Những lo ngại về “lòng trung thành bị chia rẽ” của những Nhà sáng lập quốc gia của chúng ta - được ràng buộc trong yêu cầu "công dân bẩm sinh" cho chức vụ Tổng thống - là rất quan trọng. Với những mối đe dọa dai dẳng từ Nga, Trung Quốc và những nước khác đối với chủ quyền và tiến trình bầu cử của Hoa Kỳ, thì những lo ngại đó có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn trong thời đại ngày nay.

Sẽ là một khởi đầu không tốt cho bất kỳ cuộc vận động tranh cử nào cho các vị trí cao nhất, mà bỏ qua các yêu cầu về “tính đủ điều kiện của Hiến pháp”. Làm sao chúng ta có thể mong đợi các ứng cử viên, nếu được bầu chọn, sẽ tôn trọng lời thề của họ là "cam kết trung thành trong vai trò Tổng thống Hoa Kỳ, và với khả năng tốt nhất của [mình], giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp của Hoa Kỳ”?

Tác giả: Tiến sĩ John C. Eastman là giáo sư về luật và dịch vụ cộng đồng, và là cựu hiệu trưởng tại Trường Luật Fowler của Đại học Chapman. Ông cũng là học giả du lịch năm 2020-21 về tư tưởng và chính sách bảo thủ tại Trung tâm Benson về Nghiên cứu Văn minh Phương Tây, Đại học Colorado Boulder. Tiến sĩ Eastman cũng là thành viên cao cấp tại Viện Claremont và là Giám đốc sáng lập Trung tâm Luật học Hiến pháp của Viện.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng người viết, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Thanh Vân



BÀI CHỌN LỌC

‘Phó tổng thống giả định’ Kamala Harris có đủ điều kiện pháp lý bước chân vào Nhà trắng?