Phản ứng của các nước châu Âu sau tuyên bố Viêm phổi Vũ Hán là đại dịch toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố: Viêm phổi Vũ Hán là một đại dịch vào ngày 12/03. Tổng giám đốc WHO đã đổ lỗi rằng các chính phủ đã làm ngơ trước những yêu cầu liên tục của WHO về sự cần thiết phải hành động khẩn cấp và quyết liệt khiến virus lây lan mạnh trên phạm vi toàn cầu.

Trong tuyên bố của tổ chức này, Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus đổ lỗi cho các chính phủ đã làm ngơ trước những yêu cầu liên tục của WHO rằng cần thiết phải hành động khẩn cấp và quyết liệt. Thay vào đó, các chính phủ trên thế giới đã không hành động “ở mức độ báo động”, và tình trạng này đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng. Số ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần trong nửa tháng qua, tăng vọt ở Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức và Pháp.

WHO cho biết virus COVID-19 tại Vũ Hán có R0 chỉ nằm trong khoảng từ 1.4 đến 2.5, theo The Epoch Times đưa tin hôm 20/2.

Nếu R0 lớn hơn 1 biểu thị rằng số lượng người bị lây truyền có thể tăng lên, nếu R0 nhỏ hơn 1 tức là tình hình lây truyền rất có thể sẽ giảm dần và ngưng lại.

Tuy nhiên, phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos đăng báo cáo nghiên cứu trên MedRxiv vào ngày 7 tháng 2,cho biết: chỉ số R0 của chủng virus mới rất có khả năng ở giữa 4.7 và 6.6.

Giáo sư Joacim Rocklöv và các cộng sự từ trường đại học Thụy Điển đã đăng báo cáo nghiên cứu trên tạp chí y học Journal of Travel Medicine vào ngày 14 tháng 2, qua đó họ thấy rằng chỉ số R0 bình quân có thể là 3.28, cao hơn rất nhiều so với con số mà WHO đã dự đoán.

Trả lời trên trang tin tức khoa học Sci-News, giáo sư Joacim Rocklöv cho biết: “Điều này giải thích vì sao thế cục tình hình dịch bệnh hiện nay lại nghiêm trọng như vậy”.

Phản ứng của các nước châu Âu khi dịch viêm phổi Vũ Hán là đại dịch toàn cầu

Bộ Y tế Ba Lan thông báo sẽ bắt đầu sửa thêm 19 bệnh viện từ ngày 16/03 dành cho các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19.

Chính quyền bang Bavaria, Đức, quyết định đóng cửa các trường học, mẫu giáo đến kỳ nghỉ Phục Sinh trong tháng 4.

Các trường học tại Thủ đô Berlin sẽ dần bị đóng cửa từ tuần sau, dự kiến đến hết kỳ nghỉ lễ Phục Sinh, 20/04.

Chính phủ Tây Ban Nha cho cách ly thêm bốn thị trấn ở Catalonia. Cảnh sát tuần tra đường vào Igualada, Vilanova del Camí, Santa Margarida de Montbui và Òdena, sau khi có ba người gia tử vong ở bệnh viện Igualada và 49 người bị dương tính.

Nước Anh thông báo hủy lễ Thánh Patrick vào Chủ Nhật tới tại London, Belfast, Edinburgh.

CH Ireland cũng quyết định hủy Lễ thánh này dự kiến tổ chức ở Dublin.

Thánh Patrick là vị thánh bảo trợ cho người Irish và đảo Ireland với ngày thánh lễ 17/03 được tổ chức trọng thể hàng năm ở các nước có dân gốc Ireland định cư, gồm cả Úc, Mỹ, Canada…

Hình ảnh lễ thánh Patrick năm 2014 (Ảnh: Getty images)

Tại Pháp, Trong bài phát biểu hôm qua, tổng thống Macron nhấn mạnh là, trong tình hình bệnh dịch hiện nay, thay đổi các cử chỉ quen thuộc này có thể ''cứu sống được nhiều nhân mạng''. Vẫn theo tổng thống Pháp, việc đóng cửa trường học là cần thiết, cho dù tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 là rất thấp, nhưng "dường như" trẻ em chính là trung gian ''truyền virus nhanh nhất''.

Cách chống Covid-19 của Đức, Anh và Pháp có vẻ giống nhau

Đức trầm tĩnh và không nóng vội

Bác sĩ René Gottschalk, chuyên gia dịch tễ tại Frankfurt giải thích cách phòng dịch:

"Một khi con số lây lan đã khá lớn thì không thể ngừng được việc lây lan đó - tất nhiên là phải hạn chế tối đa - nên cách ly, phong tỏa một số lượng đông, rộng là không cần thiết. Sau 14 ngày cách ly mà đại đa số vẫn bị mắc bệnh thì với người khỏe, triệu chứng cũng chỉ như cúm." , theo trích dẫn của hãng DPA, Đức.

Thủ tướng Đức kêu gọi toàn dân: "Cảnh giác nhưng không hoảng hốt". Đức cần thời gian cầm cự chờ virus yếu dần, để ngành y tế chuẩn bị đủ lực chống dịch bệnh, và để các hoạt động kinh tế, xã hội không bị tê liệt, theo BBC.

Anh điềm tĩnh và không vội vã

Chính phủ UK thông báo sẽ đưa ra quyết định dựa vào khoa học và lựa chọn giải quyết từ từ từng bước thay vì hành động quyết liệt nhưng có thể tạo tâm lý sợ hãi, ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội, theo RFI-đài phát thanh quốc tế của Pháp.

"Cộng đồng sẽ miễn dịch với chủng virus này và điều này là quan trọng đối với việc kiểm soát dịch bệnh dài hạn. Khoảng 60% dân số là con số mà chúng ta cần để tạo ra miễn dịch cộng đồng", trích dẫn lời của trưởng cố vấn khoa học Chính phủ Anh, Đài Sky News ngày 13-3.

Ong Patrick đã bảo vệ quyết định của Chính phủ Anh khi không áp dụng các biện pháp mạnh tay, chẳng hạn đóng cửa trường học. Ông nói điều này sẽ giúp "mở rộng đỉnh dịch", cho phép dân số Anh xây dựng "miễn dịch cộng đồng", theo The Guardian đưa tin.

Nước Pháp quyết liệt nhưng mềm dẻo

Một mặt, tổng thống Macron quyết liệt trong phòng chống đại ''Chống Covid-19 với bất cứ giá nào'', tờ Libération đưa tin hôm 13/3

Mặt khác, Tổng thống Emmanuel Macron duy trì tiếp cận ''nâng cấp phản ứng dần dần'', tương ứng với nguy cơ, hoàn toàn tương phản với các biện pháp mạnh hơn của nhiều quốc gia: phong tỏa các khu dân cư, đóng cửa biên giới. Pháp ''áp dụng một cách có trọng điểm, cho từng trường hợp một'', nhằm ''gây ảnh hưởng ít nhất đến đời sống xã hội, kinh tế và chính trị của đất nước'', theo tờ La Croix của Pháp.

Nguyễn Minh



BÀI CHỌN LỌC

Phản ứng của các nước châu Âu sau tuyên bố Viêm phổi Vũ Hán là đại dịch toàn cầu