Ông Tập Cận Bình điện đàm với Thủ tướng Đức: Hy vọng Liên minh châu Âu ‘tự chủ chiến lược’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 17/3, EU đã tuyên bố trừng phạt 4 quan chức và 1 thực thể Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Đây là lần đầu tiên EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh kể từ sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên Môn năm 1989. Trong giai đoạn chính trị nhạy cảm này, kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin rằng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã có cuộc đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Theo ngoại giới phân tích, ĐCSTQ lo ngại rằng mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) ngày càng càng xấu đi sẽ khiến Đức gia nhập liên minh chống ĐCSTQ.

Tờ Tân Hoa Xã - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đưa tin hôm 7/4 cho biết, ông Tập nói với bà Merkel rằng, quan hệ giữa Trung Quốc và EU đang phải đối mặt với các loại thách thức khác nhau, ông hy vọng EU có thể "độc lập đưa ra những phán đoán đúng đắn và thực sự hiện thực hóa quyền tự chủ chiến lược”, đồng thời nhắc nhở EU rằng sự phát triển của Trung Quốc là "cơ hội" cho EU.

Xem thêm: EU lần đầu tiên trừng phạt 4 quan chức và 1 thực thể Trung Quốc sau 32 năm

Ngoài ra, ông Tập cũng không quên tung ra các "chiêu bài" có lợi cho Đức. Ông Tập nói rằng: “Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ các cơ hội mở cửa mới của Trung Quốc với các công ty khắp trên thế giới, bao gồm cả các công ty của Đức, đồng thời hy vọng Đức vẫn sẽ duy trì mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty của hai nước trong việc mở rộng hợp tác. Trong thương mại song phương giữa Trung Quốc và EU, thương mại Trung - Đức chiếm tỷ trọng rất lớn.

Theo Tân Hoa xã cho biết, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, ông đã có "nhiều cuộc điện đàm" với bà Merkel vào năm ngoái.

Sau khi bà Merkel đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, vào cuối năm ngoái, EU và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận đầu tư sau 7 năm đàm phán. Thỏa thuận gây tranh cãi này được cho là có liên quan đến sự thúc đẩy toàn lực của bà Merkel. Dư luận châu Âu chỉ trích bà Merkel coi thường các vấn đề nhân quyền của ĐCSTQ và đặt cơ sở lợi ích thương mại lên hàng đầu.

Giới quan sát cho rằng, cuộc nói chuyện giữa ông Tập và bà Merkel vào thời điểm này mang ý nghĩa “chia rẽ” và “cứu vãn tình thế”.

Ông Hoa Pha (Hua Po), nhà bình luận về các vấn đề chính trị độc lập Bắc Kinh nói rằng: “Do thái độ của các nước đồng minh phương Tây về chính sách đối với Trung Quốc là có sự khác biệt, nên ĐCSTQ đã lợi dụng những khác biệt, những khoảng cách này để "luồn" vào sơ hở. Cuộc điện đàm của ông Tập với bà Merkel rõ ràng là mang ý nghĩa chia rẽ, ĐCSTQ muốn Đức không nên cùng Mỹ gia nhập liên minh chống ĐCSTQ".

Ông Hoa Pha nói thêm: "Đức không thể tán đồng với ĐCSTQ về mặt nhân quyền và đạo đức, do đó, phải tập trung vào việc lên án, đối kháng, và chỉ trích".

Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin hôm 5/4 rằng, Nhật Bản và Đức sẽ tổ chức "Hội đàm cấp Bộ trưởng 2 + 2" về chủ đề ngoại giao, quốc phòng dưới hình thức hội nghị trực tuyến vào giữa tháng 4. Hai bên sẽ tập trung hợp tác thực hiện “Một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở cửa”, đồng thời ngăn chặn hành vi bành trướng của ĐCSTQ.

Ông Thorsten Benner, Giám đốc Viện Chính sách Công Toàn cầu, chất vấn rằng, cuộc điện đàm giữa bà Merkel và ông Tập tồn tại hai vấn đề nghiêm trọng: Thứ nhất, họ không đề cập đến các lệnh trừng phạt của Bắc Kinh đối với các nghị sĩ châu Âu và các học giả nghiên cứu độc lập; thứ hai, Berlin thúc đẩy thảo luận với chính quyền Bắc Kinh, chứ không phải là từ bỏ thảo luận.

Nhiệm kỳ Thủ tướng của bà Merkel sẽ kết thúc vào tháng 9 năm nay. Ngoại giới rất quan tâm về người kế nhiệm bà là ai và liệu có những thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc hay không.

Mai Hạ

(t/h)



BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập Cận Bình điện đàm với Thủ tướng Đức: Hy vọng Liên minh châu Âu ‘tự chủ chiến lược’