Nick Vujicic thành lập ngân hàng trước sự trỗi dậy của văn hóa hủy bỏ trong lĩnh vực tư nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo The Epoch Times đưa tin, Nick Vujicic đã sáng lập nên ngân hàng Pro-Life Bank – ngân hàng bảo vệ sự sống thai nhi, sau khi một ngân hàng lớn cắt đứt mọi liên hệ với anh, một bài báo đưa tin sai sự thật về anh, và thậm chí là một quả lựu đạn đã được ném vào nhà anh.

Nick Vujicic là một diễn giả truyền động lực không còn xa lạ gì với người Việt Nam, anh là người đã đi khắp thế giới để nói chuyện với hàng triệu người về đức tin Cơ đốc giáo thông qua tổ chức của anh. Theo The Epoch Times đưa tin, Nick Vujicic đã sáng lập nên ngân hàng Pro-Life Bank – ngân hàng bảo vệ sự sống thai nhi, sau khi một ngân hàng lớn cắt đứt mọi liên hệ với anh, một bài báo đưa tin sai sự thật về anh, và thậm chí là một quả lựu đạn đã được ném vào nhà anh.

Vujicic cũng là người sáng lập, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức Cuộc sống Không có Chân tay (Life Without Limbs). Trong cuộc họp với ban giám đốc của tổ chức, anh được được đề nghị phát biểu vì mục tiêu ủng hộ sự sống thai nhi. Vujicic đã đồng ý, tuy nhiên trước khi bắt đầu được lên tiếng về việc bảo vệ sự sống thai nhi, anh đã phải đối mặt với đủ loại quấy rối.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên chương trình Crossroads của Epoch TV, Nick Vujicic đã nói rằng: “Tôi bị tống ra khỏi ngân hàng [của tôi] mà không được đưa ra cảnh báo trước, họ đóng băng thẻ tín dụng của tôi, đóng băng thẻ ghi nợ của tôi… họ đã đánh giá tôi như một khách hàng và họ không muốn có bất kì liên hệ gì với tôi”.

Thông qua người bạn sáng lập ngân hàng Pro-life Bank, Vujicic biết được rằng: “Hầu hết các ngân hàng đều đóng góp từ thiện dưới [danh nghĩa] trách nhiệm xã hội, để cung cấp tài chính [cho] các phòng khám phá thai lớn nhất ở Mỹ”.

Vujicic nói rằng, ngân hàng mới của anh, Pro-life Bank, sẽ là một thực thể kinh doanh vì lợi nhuận và không tài trợ cho việc phá thai. Anh nói:

“Chúng tôi sẽ tài trợ 50% lợi nhuận ròng của chúng tôi cho các tổ chức phi lợi nhuận thuộc nhánh Do thái–Cơ đốc giáo, những tổ chức thuận theo Kinh thánh và làm theo ý muốn của Đức Chúa, theo hệ thống niềm tin của chúng tôi”.

Vujicic cho rằng, việc các ngành công nghiệp tư nhân từ chối cung cấp dịch vụ cho một số cá nhân là do các tiêu chuẩn mới được áp dụng trong quản lý kinh doanh, được gọi là Các Cân nhắc về Môi trường, Xã hội và Quản trị (hay còn gọi là ESG). Vujicic cho biết, một cá nhân có thể được đánh giá dựa trên việc người đó có tuân theo các mục tiêu phi lợi nhuận của doanh nghiệp hay thân thiện với môi trường hay không.

Anh nói rằng: “Nếu tôi sở hữu một chiếc xe hơi V12 tăng áp kép, thì [họ cho rằng] tôi đang làm hại môi trường. Tôi được xếp vào loại công dân hạng hai. Nó sẽ được gọi là tín chỉ carbon. Và họ sẽ phân loại tôi [về] mức độ gây hại của tôi đối với môi trường, về mặt xã hội thì tôi tin tưởng điều gì. Tôi cho ai, tôi không cho những gì...”

Ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), là người đã đề xuất khái niệm Đại Tái Thiết (Great Reset) để chuyển đổi nền kinh tế thế giới từ “chủ nghĩa tư bản cổ đông” sang “chủ nghĩa tư bản các bên liên quan”. Theo WEF, các Các Cân nhắc về ESG sẽ là “thước đo cho chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan” và họ cho rằng, nó rất cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai.

Theo báo cáo của WEF, các bên liên quan “bao gồm các chủ sở hữu và cổ đông của doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp, cộng tác viên dưới bất kỳ hình thức nào, cũng như chính phủ và xã hội, bao gồm các cộng đồng mà công ty hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi nó theo bất kỳ cách nào”.

WEF đã đề xuất một bộ thước đo sẽ được áp dụng để xếp hạng các công ty dựa trên các tiêu chuẩn của ESG nhằm thông báo cho các quyết định đầu tư. Các công ty có hồ sơ ESG tốt có thể được hưởng lợi ích từ chi phí nợ ưu đãi và thấp hơn, do các công ty dịch vụ tài chính cung cấp, cũng như từ dòng vốn đầu tư bền vững.

Hiện Sở giao dịch chứng khoán Nasdaq đã đề xuất với hội đồng WEF các quy định cho phép áp đặt hạn ngạch dựa trên cơ sở giới tính, khuynh hướng tình dục, chủng tộc và dân tộc.

Tuy nhiên, theo ông David Burton, Thành viên cấp cao về Chính sách Kinh tế tại Quỹ Di sản, khẳng định rằng: “Việc Nasdaq áp dụng ‘phong trào công bằng xã hội’ và việc chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan nếu được áp dụng rộng rãi, sẽ có những tác động bất lợi đối với người Mỹ thông qua việc giảm lương, thu nhập và việc làm”.

Hai nhà nghiên cứu của Viện Mises là ông Hunter Hastings và Peter G. Klein, cho rằng, các cân nhắc về ESG do Diễn đàn Kinh Tế Thế giới đưa ra, cũng như các yêu cầu về tính đa dạng, công bằng và hòa nhập là “hình thức của chủ nghĩa thân hữu”, hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản lợi ích nhóm, chủ nghĩa sân sau. Đây là thuật ngữ dùng để miêu tả nền kinh tế dựa trên mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp và chính phủ.

Hai ông viết rằng: “Cũng giống như các trường dạy kinh doanh, các tập đoàn đang cho thấy hành vi phá hoại nền kinh tế thông qua các chiến dịch quảng cáo ‘thức tỉnh’ của họ, cũng như các chương trình đào tạo của các tập đoàn. Hành trình dài của [nhà cộng sản] Gramsci nhằm vươn vòi đến các tổ chức dường như đã đến được các bộ phận nhân sự của các công ty, những kẻ đang là nguồn gốc cho phần lớn hành vi phi kinh tế, phi tư bản này”.

Antonio Gramsci là một nhà cộng sản người Ý nổi tiếng, ông ta nhận ra rằng, rất khó để kích động một cuộc cách mạng lật đổ một chính phủ hợp pháp nếu người dân vẫn còn niềm tin vào tôn giáo và tín ngưỡng. Do vậy, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản phải được tiến hành thông qua việc lật đổ tôn giáo, đạo đức và văn minh.

Gramsci viết rằng, để lật đổ xã ​​hội phương Tây từ bên trong, những người theo chủ nghĩa xã hội cần phải tham gia vào “cuộc chiến tranh giành vị trí”, chiếm lấy các vị trí chủ chốt trong các thể chế chính trị, văn hóa, tôn giáo và trong các tập đoàn, doanh nghiệp, đây cũng được gọi là “cuộc hành quân lâu dài qua các thể chế”.

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Nick Vujicic thành lập ngân hàng trước sự trỗi dậy của văn hóa hủy bỏ trong lĩnh vực tư nhân