Nhờ Big Tech, việc cấy vi mạch vào não của chúng ta đang trở thành sự thật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo tờ Life Site News đưa tin, dự đoán của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) – ông Klaus Schwab – đang nhanh chóng trở thành hiện thực, khi các công ty công nghệ hàng đầu (Big Tech) như Facebook đang tiến hành công nghệ “đọc não” người.

Ông Klaus Schwab là một người theo chủ nghĩa toàn cầu và là một trong những người đứng đằng sau kế hoạch Đại Tái Thiết (Great Reset), với mục đích là thiết lập lại toàn bộ nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch và trao cho chính phủ nhiều quyền lực hơn trong việc kiểm soát nền kinh tế cũng như nhiều vấn đề khác.

Trong một video cũ được đăng lại gần đây, ông Schwab đã kêu gọi việc cấy vi mạch (microchip) “vào não của chúng ta”. Cụ thể trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2016 với đài RTS của Thụy Sĩ, ông nói rằng, chip não chắc chắn sẽ được giới thiệu rộng rãi “trong vòng 10 năm tới”.

Ông nói rằng: “Ban đầu, chúng ta sẽ cấy chúng vào trong quần áo của mình. Sau đó, chúng ta có thể hình dung rằng, chúng ta sẽ cấy chúng vào trong não, [hoặc] vào da của mình. Và cuối cùng, có thể sẽ có một cuộc giao tiếp trực tiếp giữa bộ não của chúng ta với thế giới kỹ thuật số”.

Ông tiếp tục: “Những gì chúng ta thấy là một kiểu kết hợp giữa thế giới vật lý, kỹ thuật số và thế giới sinh học”.

Ông Schwab lấy ví dụ rằng, chúng ta có thể gọi cho ai đó mà không cần phải dùng đến các thiết bị vật lý hoặc thậm chí có phản xạ để làm như vậy. Một người chỉ đơn giản là nói và nói. Chẳng hạn như: “Tôi muốn kết nối ngay bây giờ với bất kỳ ai”.

Ông tiếp tục: “Và trước tiên, bạn [phải] có những robot được cá nhân hóa. Tôi đã thấy [Mark] Zuckerberg dự đoán vào cuối năm rằng, anh ta sẽ có một người quản gia robot được cá nhân hóa theo ý của anh ấy”. Ông Schwab cho rằng, một sáng tạo như vậy sẽ không chỉ phục vụ như “một người hầu”, mà còn như “một người bạn đời có trí tuệ” – một người có thể học hỏi thông qua trí thông minh nhân tạo.

Ông Schwab hy vọng rằng: “Cuộc cách mạng công nghệ có thể sẽ khiến cho các bạn mang nhân tính nhiều hơn”, bằng cách giao các nhiệm vụ cho máy móc và cho phép mọi người theo đuổi những vấn đề “thực sự là con người”, như “tình yêu”.

Những dự đoán và hy vọng của người sáng lập Diễn Đàn Kinh tế Thế giới về một thế giới nơi mà con người lệ thuộc vào máy móc và lai tạo với máy móc đang dần dần triển hiện.

Facebook vào năm 2017 đã bắt đầu xây dựng công nghệ “đọc não” người. CEO của Facebook – Mark Zuckerberg tuyên bố đã hoàn thành được robot “quản gia cá nhân” của mình có tên gọi là “Jarvis”. Vài tháng sau, Facebook tiết lộ kế hoạch phát triển một “con chuột não”, với mục đích cho phép người dùng gõ phím thông qua bộ não của mình.

Kể từ đó, các dự án nghiên cứu liên kết giữa máy tính với não người của gã khổng lồ mạng xã hội Facebook đã đạt được những tiến bộ ổn định, với việc Facebook tiết lộ một nguyên mẫu mới có thể đeo được, kết nối với “giao diện thần kinh” vào đầu năm nay. Theo báo cáo, một hệ thống AI do các nhà nghiên cứu Facebook thử nghiệm có thể chuyển đổi dữ liệu trong não thành văn bản với tỷ lệ lỗi rất thấp – 3%.

Tuần trước, một chương trình được Facebook hỗ trợ đã đạt được “thành công bước đầu trong việc giải mã trực tiếp các từ ngữ đầy đủ” từ hoạt động của não bộ, theo Tiến sĩ Eric Chang, một nhà giải phẫu thần kinh đến từ Đại học California, San Francisco (UCSF). Tiến sĩ Eric Chang là người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, với việc gắn các điện cực trên bề mặt tiếp xúc bộ não của người tham gia.

Giám đốc điều hành Tesla là ông Elon Musk đã tiến xa hơn một bước với công ty khởi nghiệp Neuralink của mình, với mục đích kết nối bộ não với các thiết bị kỹ thuật số thông qua các vi mạch không dây. Elon Musk hy vọng rằng, Neuralink sẽ dẫn đến “sự cộng sinh với trí tuệ nhân tạo”. Trong một tweet vào hồi tháng 4, ông nói rằng, sản phẩm đầu tiên của công ty “sẽ cho phép người bị liệt sử dụng điện thoại thông minh bằng trí óc nhanh hơn so với người dùng ngón tay cái”.

Tuy nhiên, từ rất lâu trước khi có Neuralink, người sáng lập của Microsoft là Bill Gates đã âm thầm đi trước trong lĩnh vực vi mạch có thể cấy ghép, ông đã đích thân vận hành các chip kiểm soát việc sinh sản vào năm 2012 từ một nhóm nghiên cứu có tên là Microchips Biotech.

Theo trang web của Gates Foundation, tỷ phú cấp tiến, đồng thời là người ủng hộ cho việc giảm dân số toàn cầu đã tài trợ cho dự án hơn 20 triệu USD trong những năm gần đây. Loại chip ngừa thai có kích cỡ tương đương 1 con tem bưu chính. Khi được cấy ghép dưới da của người phụ nữ, nó sẽ “nhả” ra một lượng chất tránh thai nhất định hàng ngày, giúp chủ nhân không phải “lãnh hậu quả” ngoài ý muốn. Một con chip ngừa thai có thể phát huy tác dụng tới 16 năm. Hiện nó đang trong giai đoạn tiền lâm sàng tính đến năm 2020.

Những nỗ lực của Big Tech nhằm cải thiện trí óc và cơ thể con người thông qua các loại công nghệ xâm phạm cơ thể người, là hình ảnh thu nhỏ của điều mà Ray Kurzweil đến từ Google đã mô tả là “chủ nghĩa siêu nhân học”. Ông nói vào năm 2017 rằng, máy móc đang “cấp quyền lực cho tất cả chúng ta”. “Chúng đang khiến chúng ta thông minh hơn. [Mặc dù] chúng có thể chưa ở bên trong cơ thể chúng ta, nhưng đến những năm 2030, chúng ta sẽ kết nối được phần tân vỏ não của chúng ta – phần não thực hiện việc suy nghĩ – với [điện toán] đám mây (cloud).”

Trong bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng COVID-19, các công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon đang có nguồn lực nhiều hơn bao giờ hết để biến tham vọng của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab thành hiện thực. Vào tháng 6 vừa qua, Facebook đã trở thành công ty công nghệ thứ 5 đạt được mức định giá 1 nghìn tỷ USD, xếp sau Apple và Microsoft, vốn là 2 công ty đã chuyển sang lĩnh vực máy tính – não bộ.

Những gã khổng lồ công nghệ cũng tự hào có được quyền truy cập chưa từng có vào Chính phủ liên bang dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden. Vào thứ Năm tuần trước, Tòa Bạch Cung tiết lộ rằng, họ đang gắn nhãn “thông tin sai lệch” cho Facebook. Thư ký Báo chí Tòa Bạch Cung là bà Jen Psaki cho biết: “Chúng tôi đang gắn nhãn đối với các bài đăng có vấn đề trên Facebook – [những bài đăng] lan truyền thông tin sai lệch”.



BÀI CHỌN LỌC

Nhờ Big Tech, việc cấy vi mạch vào não của chúng ta đang trở thành sự thật