Người tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca tại Việt Nam an toàn, nhiều ca trên thế giới bị đông máu, dị ứng, tử vong...

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vaccine AstraZeneca là một trong 3 chế phẩm sinh học mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng trong điều kiện khẩn cấp. Bất chấp việc WHO phê duyệt, nhiều quốc gia trên thế giới đã ngừng loại vaccine này, trong bối cảnh có nhiều báo cáo về tình trạng đông máu nghiêm trọng hoặc tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Hiện Việt Nam chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào bị đông máu.

Danh sách ngày càng có nhiều quốc gia châu Âu, châu Á giới hạn độ tuổi hoặc đình chỉ việc tiêm vaccine AstraZeneca hoặc khuyến khích người dân tiêm vaccine khác sau khi có các báo cáo về những trường hợp đông máu, dị ứng, hoặc tử vong sau khi tiêm vaccine.

Trong đó gồm khoảng 20 quốc gia: Thụy Điển, Pháp, Đức, Ý, Ireland , Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bulgaria, Latvia, Luxembourg, Áo, Thụy Sĩ, Romania, Estonia, Lithuania, Nam Phi, Hàn Quốc, và Thái Lan.

Vaccine AstraZeneca được tiêm chủng tại Việt Nam từ ngày 8/3, tính đến ngày 7/4, đã có 55.151 người đã tiêm tại 19 tỉnh, thành phố. Bộ Y tế cho biết, “chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng".

Tất cả đều khỏe mạnh trước khi tiêm vaccine AstraZeneca?

Chỉ một ngày sau khi Ý, Đức và Hà Lan tham gia vào danh sách các quốc gia châu Âu đình chỉ vaccine AstraZenca, Ý đã mở cuộc điều tra ngộ sát vụ một giáo viên dạy nhạc tử vong chưa đầy 24 giờ sau khi tiêm mũi đầu tiên vaccine của hãng AstraZeneca.

Theo New York Post, chiều ngày 13/3, ông Sandro Tognatti đã tiêm chủng ngừa COVID-19 và ngay đêm đó ông bị sốt cao. Vợ ông - bà Simona Riussi cho biết đánh thức chồng dậy vào sáng sớm hôm sau (14/3), và phải gọi xe cấp cứu đến nhưng ông Sandro Tognatti đã qua đời.

Ông Sandro Tognatti đã qua đời khi tiêm chủng ngừa COVID-19 (Tổng hợp)

Các công tố viên ở vùng Piedmont, miền bắc nước Ý đã điều tra về cái chết của người đàn ông này, và thông báo “tạm thời” đình chỉ việc phân phối gần 400.000 liều vaccine AstraZeneca trong lô ABV5811, trong khi chờ quyết định của Cơ quan Tư pháp và Ủy ban giám sát thuốc.

Theo NYdailynews, cái chết của ông Sandro Tognatti chỉ xảy ra một tuần sau khi các công tố viên ở Sicily (Ý) ra lệnh thu giữ một lô vaccine AstraZeneca khác, sau cái chết đột ngột của hai người đàn ông khi được tiêm chủng.

Mặc dù chính phủ Ý cho biết chưa có bằng chứng về mối liên hệ trực tiếp giữa các trường hợp tử vong và các mũi tiêm vaccine AstraZeneca, nhưng việc thu giữ và đình chỉ vaccine đã đánh dấu một quyết định quan trọng trong quá trình triển khai vaccine AstraZeneca tại nước này.

Bên cạnh đó, theo dailymail.co.uk, bà Leigh King (41 tuổi) ở North Lanarkshire (Scotland) đã bị phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Những nốt mẩn đỏ lan rộng khắp mặt, cánh tay, ngực, chân và lưng gây đau đớn khiến bà không thể chăm sóc cậu con trai tự kỷ 13 tuổi.

Ngày 12/3, bà Leigh King tiêm mũi đầu tiên vaccine AstraZeneca và cho biết cho biết da của bà bị nổi mẩn đỏ gần như ngay lập tức sau khi tiêm: "Da tôi bỏng rát và rất đau. Tôi chưa bao giờ cảm thấy đau đớn như thế này ... và nói hơi quá đây là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi”.

Bà Leigh King bị nổi mẩn đỏ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. (Ảnh chụp màn hình/tổng hợp)

Được biết, bà King là người rất khỏe mạnh và không sử dụng bất kỳ loại thuốc, hay chất kích thích gì, thậm chí cũng không thuộc nhóm người dễ bị dị ứng.

Cơ quan Quản lý thuốc của Anh liệt kê phát ban là một tác dụng phụ 'không phổ biến' của vaccine AstraZeneca, và cứ 100 người thì có 1 người mắc phải. Dù vậy, nước Anh ghi nhận có tới 3.795 trường hợp bị phát ban sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

Ngày 9/3, ACB Australia đưa tin, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt phải nhập viện trong tình trạng nghi ngờ viêm mô tế bào chỉ hai ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên, bản tin nhấn mạnh tình trạng sức khỏe của ông Hunt "không liên quan gì đến vaccine COVID-19”.

Trong khi Văn phòng Bộ trưởng vẫn phủ nhận, thì nghiên cứu về bệnh viêm mô tế bào cho thấy bệnh này có liên quan tới việc tiêm các loại vaccine ngừa Cúm, Phế cầu khuẩnDTaP (bạch hầu, uốn ván, ho gà).

WHO khuyến nghị dùng, nhiều quốc gia từ chối vaccine AstraZeneca

Vaccine Covid-19 do AstraZeneca sản xuất được phê duyệt ngày 1/2/2021 và là một trong 3 vaccine được WHO chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2.

Ngày 15/2, WHO phê duyệt 2 phiên bản vaccine COVID-19 của AstraZeneca hợp tác với Đại học Oxford, gồm vaccine được sản xuất tại AstraZeneca-SKBio (Hàn Quốc) và Viện Huyết thanh của Ấn Độ.

Việc WHO phê duyệt vaccine COVID-19 của AstraZeneca/Oxford được đưa ra vài ngày, sau khi một hội đồng chuyên gia của cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đưa ra các khuyến nghị tạm thời khẳng định vaccine 2 liều này nên được tiêm cách nhau từ 8-12 tuần cho tất cả người lớn, và có thể sử dụng ở các quốc gia có biến thể mới ở Nam Phi.

Theo reuters, việc WHO phê duyệt vaccine do AstraZeneca-SKBio (Hàn Quốc) và Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất đã mở đường cho hơn 300 triệu liều vaccine AstraZeneca đến 145 quốc gia đang phát triển trong nửa đầu năm 2021, thông qua chương trình COVAX của tỷ phú Bill Gates.

Cho dù WHO đã phê duyệt và khuyến nghị dùng loại vaccine này, một số quốc gia vẫn lo ngại về độ an toàn của vaccine, cũng như những câu hỏi trước đó về các thử nghiệm lâm sàng của hãng AstraZeneca, nên đã và đang tạm ngừng sử dụng trong bối cảnh liên tiếp có nhiều báo cáo về tác dụng phụ của nó.

Theo Wall Street Journal, Nam Phi đã đình chỉ kế hoạch phân phối vaccine AstraZeneca khi cùng một nghiên cứu cho thấy, vaccine chỉ đạt 10% hiệu quả trong việc đối phó với các trường hợp nhiễm COVID-19 ở mức độ nhẹ và trung bình từ biến thể Nam Phi mới - B1351.

Theo EMA, mặc dù Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu cho phép những người trên 18 tuổi sử dụng vaccine AstraZeneca, nhưng Đức không cho phép sử dụng vaccine này đối với những người từ 65 tuổi trở lên với lý do “thiếu hiệu quả”. Pháp, Áo , Bỉ, Ba Lan và Thụy Sĩ cũng khuyến cáo không nên tiêm vaccine cho người lớn tuổi, với lý do không đủ bằng chứng.

Vaccine AstraZeneca gây nhiều tác dụng phụ hơn các vaccine khác

Theo Reuters, các nhân viên bệnh viện và nhân viên y tế tuyến đầu tại Pháp đã gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca, bao gồm sốt, đau đầu, buồn nôn và các triệu chứng khác.

Pháp bắt đầu sử dụng vaccine AstraZeneca vào ngày 6/2, và nhân viên tại bệnh viện Saint-Lo ở Normandy đã có các phản ứng phụ mạnh hơn so với khi sử dụng vaccine của Pfizer. Melanie Cotigny, Giám đốc truyền thông bệnh viện Saint-Lo cho biết: “AstraZeneca gây ra nhiều tác dụng phụ hơn so với vắc xin Pfizer”.

Ngày 11/2, sau khi ghi nhận các trường hợp phản ứng phụ tương tự từ các bệnh viện, Cơ quan An toàn Dược phẩm Pháp cho biết cần phải giám sát chặt chẽ khi cơ quan này nhận được 149 cảnh báo về các tác dụng phụ do vaccine AstraZeneca gây ra. Báo cáo ghi nhận 40-70% số người gặp các phản ứng phụ nặng nề sau khi chủng ngừa. Trong khoảng thời gian này, 10.000 nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế tại Pháp đã được tiêm phòng ngừa.

Tính đến ngày 16/2, Pháp ghi nhận thêm khoảng 363 nhân viên y tế tiêm chủng có tác dụng phụ. Độ tuổi trung bình của các nhân viên y tế được tiêm vaccine là từ 30-50 tuổi. Hầu hết các trường hợp phản ứng phụ đều mắc phải “hội chứng giả cúm” khá nặng.

Tại Thụy Điển, 2 trong số 21 khu vực chăm sóc sức khỏe đã tạm dừng tiêm vaccine AstraZeneca cho nhân viên, sau khi 100/400 người đã có phản ứng phụ mệt mỏi, ốm, và không thể tiếp tục làm việc được.

Tại Đức, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cho biết các nhân viên y tế không muốn tiêm vaccine AstraZeneca sau khi có một số tác dụng phụ mạnh. Đức đã nhận được 737.000 liều vaccine từ AstraZeneca, nhưng mới chỉ cung cấp 107.000 liều.

Tại miền bắc nước Ý, hàng chục giáo viên ở thành phố Treviso bị sốt, mệt mỏi, đau nhức xương sau khi tiêm vaccine AstraZeneca trong 2 ngày 20-21/2.

Theo Breitbart , hơn 5.000 giáo viên ở thành phố Treviso đã được lên lịch tiêm vaccine AstraZeneca trong 2 ngày cuối tuần đó. Kết quả là hai trường cấp 2 tại Treviso đã phải cho học sinh về sớm vì giáo viên nghỉ ốm. Ngoài ra, 15 trong số 130 giáo viên tại trường trung học Duca di Abruzzi cũng xin nghỉ vì ốm mệt. Tại trường tiểu học San Domenico Savio, cứ 3 giáo viên thì có 2 giáo viên bị ốm sau khi tiêm.

Đầu tháng 3/2021, tờ Independent cho biết Hiệp hội giáo viên Ý đã phản đối kế hoạch tiêm vaccine AstraZeneca cho tất cả giáo viên trong độ tuổi từ 18 đến 55.

Trong khi đó, lực lượng đặc nhiệm tiêm chủng của Pháp đã khuyến cáo các nhân viên y tế không được tiêm vaccine AstraZeneca cùng lúc, vì tỷ lệ bị mắc các tác dụng phụ cao. Thực tế, tỷ lệ này cao đến mức các bệnh viện Pháp bị thiếu hụt nhân sự làm việc tại các phòng ICU.

Theo aa.com, ngày 5/3 Hàn Quốc cho biết đang điều tra 7 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19. Theo Yonhap News Agency, các cơ quan y tế sẽ xem xét để xác định mối quan hệ liên đới có thể xảy ra giữa việc tiêm chủng và các ca tử vong. Trong số đó, có 3 người tử vong sau khi tiêm vaccine của hãng AstraZeneca một ngày trước đó.

Đã có nhiều phản ứng phụ gây tác hại tới sức khỏe con người được ghi nhận trong các thử nghiệm AstraZeneca trong năm 2020, bao gồm tổn thương tủy sống do viêm tủy cắt ngang, bệnh não thần kinh cấp tính và tử vong.

Ngày 9/9/2020, hãng AstraZeneca đã phải tạm dừng các thử nghiệm lâm sàng sau khi một tình nguyện viên tham gia thử nghiệm tại Anh bị chẩn đoán mắc chứng viêm cơ ngang tủy sống, với triệu chứng sưng tấy, tác động tới dây sống có khả năng do tình trạng nhiễm virus gây ra.

Tháng 10/2020, một tình nguyện viên ở Brazil đã tử vong, mặc dù AstraZeneca cho rằng người này thuộc nhóm đối chứng đã tiêm thuốc viêm màng não, và chưa được tiêm vaccine COVID-19.

Theo rt.com, tháng 10/2020, một doanh nhân Ấn Độ 40 tuổi đã bị nôn mửa, đau đầu dữ dội trong suốt 10 ngày sau khi tham gia thử nghiệm vaccine của hãng AstraZeneca. Ông đã đệ đơn kiện Viện Huyết thanh Ấn Độ với số tiền 676.000 USD, với cáo buộc bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng sau khi tham gia thử nghiệm giai đoạn ba của vaccine Covishield (tên của vaccine AstraZeneca).

Trong đơn kiện, ông cũng yêu cầu Viện Huyết thanh Ấn Độ, hãng AstraZeneca và Oxford Vaccine Group phải đình chỉ ngay lập tức các cuộc thử nghiệm vaccine với 1.600 tình nguyện viên đang tham gia thử nghiệm.

Dù các thử nghiệm toàn cầu tạm thời dừng lại vào thời điểm ấy, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ, ông Rajesh Bhushan vẫn tuyên bố rằng các cuộc thử nghiệm vaccine AstraZeneca ở Ấn Độ vẫn được tiếp tục, và sẽ “không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự kiện nào”.

Đáng chú ý, Viện Huyết thanh Ấn Độ có thỏa thuận với hãng AstraZeneca để sản xuất 1 tỷ liều vaccine, đã khẳng định rằng các biến chứng về y học của các tình nguyện viên đều không liên quan đến thử nghiệm vaccine.

Vậy Viện Huyết thanh Ấn Độ, nơi sản xuất vaccine cho hãng AstraZeneca, và thông qua chương trình COVAX của tỷ phú Bill Gates để phân phối vaccine đến tay người sử dụng có mối liên hệ thế nào với nhau?

Đòn giáng mạnh AstraZeneca: Châu Âu xác nhận tác dụng phụ của vaccine gây đông máu

Chưa đầy hai tháng sau khi được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho phép lưu hành có điều kiện vào cuối tháng 1/2021, vaccine AstraZeneca đã bị Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) kết luận có liên đới tới các trường hợp bị Huyết khối tĩnh mạch tại Pháp vào cuối tháng 3.

Huyết khối tĩnh mạch là hiện tượng hình thành cục máu đông bên trong lòng tĩnh mạch với tỷ lệ tử vong cao. Ngày càng nhiều bác sĩ trên khắp châu Âu tin rằng vaccine AstraZeneca là nguyên nhân gây ra chứng đông máu.

Theo ladepeche.fr, một phụ nữ 38 tuổi sống tại Toulouse (Pháp) đã tử vong sau 14 ngày tiêm vaccine AstraZeneca. Các biến chứng đông máu đã khiến bệnh nhân này rơi vào hôn mê và tử vong. Trước khi tiêm phòng, người phụ nữ này có thể chất rất tốt. Chính phủ Pháp đã tạm đình chỉ vaccine AstraZeneca để điều tra, tuy nhiên rắc rối vẫn chưa hết với hãng dược phẩm này.

Ngày 7/4 vừa qua, EMA tuyên bố rằng, việc xuất hiện các cục máu đông bất thường kèm theo tiểu cầu trong máu thấp nên được liệt kê là tác dụng phụ rất hiếm gặp" của vaccine AstraZeneca. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc EMA xác nhận đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa vaccine AstraZeneca với vấn đề đông máu ở người trưởng thành.

Tuyên bố mới thể hiện quan điểm thay đổi của EMA, trong khi chỉ trước đó ít ngày, cơ quan này vẫn ủng hộ AstraZeneca và cho biết không có nguy cơ đông máu do tiêm chủng vaccine này.

Đây được cho là đòn choáng váng đối với hãng dược phẩm tiếng tăm AstraZeneca, và là bước lùi đáng kể với vaccine Covishield (AstraZeneca) - vốn được coi là thứ vũ khí “thượng đẳng” trong cuộc chiến dập dịch COVID-19 tại các nước nghèo đang thiếu hụt nguồn cung.

AstraZeneca được cho là hãng dược phẩm đi đầu trong cuộc đua sản xuất vaccine COVID-19 với giá thành rẻ và dễ bảo quản hơn nhiều so với vaccine của các hãng đối thủ như Moderna hay Pfizer. Tính đến thời điểm này, vaccine AstraZeneca đã được chấp thuận ở ít nhất 111 quốc gia và dự kiến sẽ tăng tốc sản xuất nhằm cung cấp 3 tỷ liều cho đến hết năm 2021.

Theo aa.com, Chủ tịch Ủy ban an toàn của EMA - ông Sabine Straus cho biết tính đến ngày 4/4, cơ quan này ghi nhận 169 trường hợp Huyết khối tĩnh mạch não hiếm gặp ở người sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

Theo bloomberg, 7 người được xác định đã tử vong do bị đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. Ngày 3/4, Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe Anh (MHRA) cho biết trong số 30 trường hợp đông máu và tiểu cầu máu giảm thì 7 người đã tử vong trên tổng số 18,1 triệu mũi vaccine AstraZeneca đã được tiêm tính đến ngày 24/3.

Số liệu này cao gấp 6 lần so với thông báo của MHRA ngày 18/3, khi cơ quan này ghi nhận 5 trường hợp bị đông máu hiếm gặp trong số 11 triệu mũi đã được tiêm.

Australia, Đan Mạch, Na Uy cũng đang điều tra các trường hợp đông máu, đặt ra câu hỏi về tính an toàn của vaccine AstraZeneca đang được sử dụng rộng rãi. Áo cũng đình chỉ một lô vaccine AstraZeneca sau khi một phụ nữ 49 tuổi của nước này tử vong do cục máu đông hình thành 10 ngày sau khi tiêm ngừa COVID-19.

Ngày 29/3, Canada đã ngừng sử dụng vaccine của AstraZeneca cho người dưới 55 tuổi vì quan ngại về tính an toàn.

Trong một tweet xác nhận việc đình chỉ vaccine AstraZeneca, Bộ trưởng Y tế Đan Mạch cho biết hiện không có cách nào để biết chắc chắn liệu các trường hợp đông máu nghiêm trọng có liên quan đến vaccine hay không, nhưng ông khẳng định vụ việc chắc chắn cần phải được điều tra.

Đan mạch
Trong một tweet xác nhận việc đình chỉ vaccine AstraZeneca, Bộ trưởng Y tế Đan Mạch cho biết cần phải điều tra tác dụng phụ của vaccine.

Theo aa.com, ngày 9/4 Tây Ban Nha ghi nhận tỷ lệ người ​​dân từ chối tiêm phòng vaccnie AstraZeneca tăng đột biến. Chính quyền Madrid cho biết 63% người dân vắng mặt tại các điểm tiêm phòng đã được đặt theo lịch trình. Trong số 29.000 người có lịch hẹn tiêm vaccine AstraZeneca vào ngày 8/4, chỉ có khoảng 10.800 người đến tiêm.

Được biết chỉ một ngày trước đó, trước khi chính phủ Tây Ban Nha ra quyết định đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho những người trên 60 tuổi, chỉ có 2% người dân nước này từ chối tiêm vaccine AstraZeneca.

Trước nhiều trường hợp bị đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca, ngày 17/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phải hạ thấp vấn đề tiêm chủng khi tuyên bố: “Việc tiêm vaccine chủng ngừa COVID-19 sẽ không làm giảm tỷ lệ bệnh tật hay tử vong do các nguyên nhân khác. Các trường hợp huyết khối tắc mạch là xảy ra thường xuyên. Huyết khối tĩnh mạch là bệnh tim mạch phổ biến thứ ba trên thế giới”.

Giữa bão dư luận, hãng AstraZeneca đổi tên vaccine

Ngày 25/3, hãng AstraZeneca đổi tên vaccine COVID-19 từ CoviShield thành Vaxzevria, và đã được EMA chấp thuận. Động thái này được cho là do hãng đang gặp khó khăn trong việc trấn an công chúng rằng, vaccine này an toàn.

Theo thenationalnews, hãng AstraZeneca cho biết việc đổi tên không liên quan tới thay đổi vaccine. Cái tên Vaxzevria ra mắt trong bối cảnh hãng AstraZeneca phải chống đỡ với nhiều vấn đề xoay quanh các tác dụng phụ của vaccine này.

Covishield - loại vaccine COVID-19 dựa trên cùng công thức nhưng được phát triển theo thỏa thuận hợp tác giữa hãng AstraZeneca và Viện Huyết thanh Ấn Độ vẫn sẽ vẫn giữ nguyên tên.

Mối quan hệ giữa vaccine AstraZeneca và tỷ phú Bill Gates

Các chuyên gia y tế đặt câu hỏi: Liệu Viện Huyết thanh Ấn Độ, nơi đã nhận được tài trợ từ Quỹ Bill và Melinda Gates có tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trong việc phát triển và thử nghiệm vaccine hay không.

Bill Gates đã và đang thu mua đồng vị uranium tổng hợp U-233 (công nghệ lò phản ứng muối nóng chảy Thorium) quý giá mà Clinton, Bush, Obama đã 'ngớ ngẩn' cho phép thanh lý, rồi bán cho Bắc Kinh. (Ảnh: JOHN THYS/AFP via Getty Images)
Nhà sản xuất vaccine Bill Gates. (Ảnh: JOHN THYS/AFP qua Getty Images)

Theo Indiatimes, Tiến sĩ John Jacob, nhà virus học và là cựu giáo sư tại trường Cao đẳng Y tế Christian cho biết: “Cuộc thử nghiệm lẽ ra phải tạm dừng ngay sau khi có các phản ứng phụ bất lợi được ghi nhận. Và trong vòng một tuần phải được điều tra”.

Tháng 11/2020, hãng AstraZeneca công bố dữ liệu cho thấy tỷ lệ hiệu quả 90%, nhưng trích dẫn thực tế chỉ có 2.741 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm. Trong cuộc trả lời phỏng vấn trên CNN, Tiến sĩ Saad Omer, giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Yale, cho rằng nhóm thử nghiệm “tương đối nhỏ”, và “cần phải có nhiều người hơn được sử dụng phác đồ này”.

Theo New York Times, tháng 11/2020, AstraZeneca đã thừa nhận một sai lầm hệ trọng khi cung cấp liều lượng vaccine khác nhau cho một nhóm tình nguyện viên tham gia thử nghiệm nhận được.

AstraZeneca tiết lộ trong thông báo ban đầu rằng, khoảng 2.800 tình nguyện viên được tiêm liều vaccine ít hơn so với gần 8.900 tình nguyện viên nhận đủ hai liều vaccine. Phác đồ đem lại hiệu quả lên tới 90% ở nhóm người chỉ được tiêm một nửa liều vaccine (1 mũi).

Thoạt nhìn, những báo cáo của AstraZeneca về kết quả ban đầu cho thấy có vẻ đầy hứa hẹn. Tùy thuộc vào liều lượng được tiêm, vaccine dường như có hiệu quả 90% hoặc 62%, và hiệu quả trung bình là 70%.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại có sự khác biệt lớn về hiệu quả của vaccine ở các liều lượng khác nhau, và tại sao liều lượng nhỏ hơn lại có vẻ tạo ra kết quả tốt hơn?

Các nhà khoa học và các chuyên gia trong ngành cho biết, sai sót cùng hàng loạt bất thường và thiếu sót khác trong cách AstraZeneca tiết lộ dữ liệu ban đầu đã làm xói mòn niềm tin của họ vào độ tin cậy của kết quả. Và chính tờ New York Times cho rằng AstraZeneca đã tự hạ thấp uy tín của mình.

Geoffrey Porges, nhà phân tích của ngân hàng đầu tư SVB Leerink, cho biết: “Tôi nghĩ rằng họ đã thực sự làm tổn hại niềm tin (của mọi người) đối với toàn bộ chương trình phát triển (vaccine) của họ”.

Tiến sĩ Natalie Dean, nhà thống kê sinh học và chuyên gia về thiết kế thử nghiệm vaccine tại Đại học Florida cho biết hãng AstraZeneca đã phải nhận “điểm kém về tính minh bạch khi đề cập đến kết quả thử nghiệm vaccine mà họ đã báo cáo”.

Bất chấp kết quả “khó hiểu” của vaccine AstraZeneca và hiệu quả chỉ đạt 63,09% so với đánh giá hiệu quả 90-95% của vaccine hãng Pfizer-BioNTech và Moderna, nó vẫn được đánh giá cao vì dễ sản xuất hơn, rẻ hơn và dễ phân phối hơn so với các “đối thủ” khác đã được WHO phê duyệt.

Vaccine AstraZeneca sẽ đến được với dân chúng tại các quốc gia đang phát triển thông qua một chương trình gọi là “COVAX”, một cơ chế mua bán và phân phối vaccine.

Chương trình COVAX được GAVI, WHO, Liên minh Đổi mới Chuẩn bị sẵn sàng Dịch bệnh (CEPI) và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cùng phối hợp thực hiện. COVAX cho biết liều lượng vaccine mà họ cung cấp sẽ bao phủ trung bình 3,3% tổng dân số của 145 quốc gia tham gia chủng ngừa COVID-19.

COVAX được thành lập bởi tỷ phú Bill Gates và được đồng lãnh đạo bởi Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) được thành lập vào năm 1999. Kể từ năm 1999, Quỹ Bill & Melinda Gates cũng là nhà tài trợ cho GAVI với cam kết số tiền hơn 4 tỷ đôla.

Quỹ Bill & Melinda Gates cũng đồng sáng lập Liên minh Sáng tạo và Chuẩn bị trước Dịch bệnh (CEPI) được thành lập vào năm 2017, để phát triển vaccine ngăn chặn dịch bệnh trong tương lai, và là nhà tài trợ lớn cho WHO, chỉ sau Mỹ.

Quỹ Bill & Melinda Gates đã tài trợ cho việc sản xuất và phân phối vaccine AstraZeneca thông qua GAVI và CEPI, tài trợ tài chính cho Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất vaccine, và đang tài trợ cho các nghiên cứu “an toàn và hiệu quả” của vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca ở Brazil và Nam Phi.

Gần đây, trả lời kênh CBS Evening News, tỷ phú Bill Gates còn cảnh báo dân chúng thế giới rằng, cần phải tiêm liều thứ ba của vaccine COVID-19 để chống lại lại sự lây lan của các biến thể mới.

Theo GAVI, Quỹ Gates đóng vai trò quan trọng về tài chính và kỹ thuật trong việc định hình thị trường vaccine. COVAX đã mua lại vaccine AstraZeneca trong kho dự trữ và phân phối.

Người tiêm vaccine AstraZeneca ở Việt Nam an toàn

Hiện Việt Nam đã có 55.151 người tiêm vaccine AstraZeneca. Ngày 8/4, Bộ Y tế cho biết hệ thống giám sát tiêm chủng đã ghi nhận khoảng 33% trường hợp phản ứng nhẹ thông thường như đau, đỏ tại chỗ tiêm, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, buồn nôn. Các dấu hiệu này tự khỏi trong vòng 1-2 ngày sau tiêm và không cần phải điều trị.

Hệ thống cũng ghi nhận tỷ lệ khoảng 1/1.000 (0,1%) trường hợp có phản ứng quá mẫn cảm sau tiêm. Những trường hợp này được theo dõi, điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế theo đúng phác đồ, và sức khỏe đều đã ổn định.

Bộ Y tế cũng cho biết “cho đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng".

Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 8/3 với 117.600 liều đầu tiên của hãng AstraZeneca. Đơn vị nhập khẩu vaccine là Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) cho biết lô hàng này nằm trong hợp đồng đã ký từ tháng 11/2020 giữa AstraZeneca và VNVC. VNVC đặt mua 30 triệu liều vaccine AstraZeneca trong năm 2021, và số vaccine này được giao thành nhiều đợt. Lô đầu tiên gồm 117.600 liều vaccine đã tới Việt Nam vào ngày 24/2.

Quốc Hưng



BÀI CHỌN LỌC

Người tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca tại Việt Nam an toàn, nhiều ca trên thế giới bị đông máu, dị ứng, tử vong...