Nghị sĩ Úc yêu cầu ABC điều tra ‘cuộc tấn công bất công’ của ABC về Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Hôm nay, tôi đã gửi thư cho hội đồng của ABC yêu cầu một cuộc điều tra liên quan đến việc sản xuất và phát sóng báo cáo của phóng viên nước ngoài gần đây về Pháp Luân Công”, Nghị sĩ Limbrick viết trên Twitter vào ngày 24/7.

Nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do của Úc David Limbrick đã gửi thư tới các thành viên của đài truyền hình quốc gia thuộc Tổng công ty Phát thanh Truyền hình Úc (ABC), yêu cầu một cuộc điều tra về chương trình mà đài ABC đã phát sóng về Pháp Luân Công. Nghị sĩ Limbrick gọi chương trình đó là “một cuộc tấn công bất công và có thể là bài ngoại” về Pháp Luân Công.

Ngày 24/7, Nghị sĩ Limbrick viết trên Twitter rằng: “Hôm nay, tôi đã gửi thư cho hội đồng của ABC yêu cầu một cuộc điều tra liên quan đến việc sản xuất và phát sóng báo cáo của phóng viên nước ngoài gần đây về Pháp Luân Công”.

Ông nhấn mạnh: “ABC phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình”.

Mở đầu thư, ông Limbrick chỉ ra các báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế về cuộc đàn áp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với Pháp Luân Công trong hơn 20 năm qua.

Chương trình của ABC được phát sóng vào ngày 21/7/2020, hầu như chỉ là trải nghiệm của một số người bất mãn khi tiếp xúc hoặc biết các học viên Pháp Luân Công.

Ông Limbrick viết trong thư gửi ABC rằng: “Trong thời gian là Thành viên của Vùng Đông Nam Melbourne, tôi đã hiểu Pháp Luân Công là một pháp môn [tu luyện] tốt với đức tin [vào giá trị phổ quát] giống như nhiều tôn giáo khác”.

Vị nghị sĩ Úc đã yêu cầu hội đồng ABC điều tra những vấn đề sau:

  • “Liệu báo cáo này có phù hợp với các chính sách của ABC về việc hành xử với các nhóm thiểu số tôn giáo dễ bị tổn hại hay không”.
  • “Tại sao các phóng viên từ chối thừa nhận những thực tế được nêu trong thư gửi ngày 17/7/2020 trước khi chương trình được phát sóng”.
  • “Các phóng viên có liên hệ với các quan chức Chính phủ Trung Quốc trong việc phát triển câu chuyện hay không”.

Trước khi bức thư của ông Limbrick được gửi tới, và theo The Epoch Times đưa tin về chương trình của ABC, một phát ngôn viên của ABC cho biết, đài phát thanh đã “đảm bảo tính chính xác và toàn vẹn của các tin tức”.

Người phát ngôn của ABC nói với The Epoch Times rằng đài này “hoàn toàn bác bỏ” bất kỳ tuyên bố nào về việc chương trình mà họ làm về Pháp Luân Công “có nguồn gốc từ hoặc bị ảnh hưởng bởi ĐCSTQ”.

Người phát ngôn nhấn mạnh rằng đài ABC đã liên hệ với các học viên Pháp Luân Công để thu thập các phản hồi ngược chiều.

Tuy nhiên, ABC đã phỏng vấn Tiến sĩ Lucy Zhao, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, vào ngày 17/7, chỉ 4 ngày trước khi chương trình được phát sóng. Khi được hỏi liệu ABC có đối xử công bằng với bà không, bà Zhao cho biết “không hẳn”.

Bà Zhao nói rằng bà đã đề nghị giới thiệu ABC với các học viên Pháp Luân Công mà họ có thể phỏng vấn trực tiếp để “họ có thể có một bản tin công bằng và đầy đủ. Nhưng họ không quan tâm và đã không phỏng vấn bất kỳ học viên nào khác”.

“Họ chỉ muốn lấy một số từ mà họ muốn từ [lời của] tôi chứ không quan tâm đến việc lắng nghe hoặc báo cáo trung thực những gì tôi muốn trình bày”.

Ngày 25/7, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Công tại Úc là ông John Deller cho biết, lần đầu tiên ông tiếp xúc với người từ đài ABC là vào ngày 10/7, sau khi ông gọi cho nhà sản xuất của đài này là bà Lisa MacGregor. Trước đó, một học viên Pháp Luân Công địa phương đã cho ông biết rằng, đài ABC đã quay phim và chụp ảnh các học viên luyện công trong công viên Hyde tại thành phố Sydney, Úc.

Ông Deller cho biết, 3 ngày sau thì nhà sản xuất MacGregor gọi lại cho ông và nói rằng ABC không cần bất kỳ “thông tin” nào từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Sydney vì “họ đã phỏng vấn người nào đó ở Mỹ”.

“Sau đó, vào ngày 14/7, khi họ bắt đầu quảng bá cho các chương trình, thì một người tên là Hagar Cohen của chương trình Background Briefing liên lạc cho tôi. Tôi cho rằng [việc liên lạc này] là để chờ cho sự việc xong rồi [chương trình đã được sản xuất xong và được quảng cáo”.

Đài ABC chưa trả lời đề nghị của The Epoch Times về việc đưa ra bình luận sau khi nhận được thư từ Nghị sĩ Limbrick.

Phóng viên ABC đã đến Trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc do ĐCSTQ hỗ trợ.

Chương trình Phóng viên Ngoại giao của ABC về Pháp Luân Công có đoạn phim được quay lại vào năm 2001 tại một trại lao động cưỡng bức và tẩy não ở Trại cải tạo Mã Tam Gia (Masanjia), thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Những thước phim ấy dường như cố tô vẽ ra một bức tranh màu hồng về cơ sở này - đối lập với những gì được quay bí mật từ trại.

Phóng viên chính của chương trình ABC là Eric Campbell đã đến trại cải tạo Mã Tam Gia trong một chuyến đi do ĐCSTQ hỗ trợ sắp xếp. Áp dụng mọi chiêu thức để cưỡng bức lao động, Trại cải tạo Mã Tam Gia nổi tiếng về sự ngược đãi tàn ác và những đòn tra tấn tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công.

Vào thời điểm đó, kênh thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã đưa tin về các cuộc trò chuyện của phóng viên Campbell với những người phụ nữ được coi là cựu học viên Pháp Luân Công, những người đã bị ĐCSTQ “chuyển hoá” thành công.

Tân Hoa Xã đưa tin rằng nhà báo NBC người Mỹ Eric Colt, cây viết của báo AP John Leicester và phóng viên tờ Singapore Press Holdings tên Chew Juai Fong, tất cả đều cho thấy họ tin vào tuyên truyền của ĐCSTQ sau chuyến đi này.

Phóng viên Campbell nói rằng trại cải tạo này “cực kỳ cởi mở và tôi rất ngạc nhiên khi chúng tôi được phép tiếp cận gần với trại cải tạo này”, Tân Hoa Xã đưa tin.

Những gì mọi người thấy về trại đó hoàn toàn trái ngược với một báo cáo chuyên sâu của The Epoch Times hồi năm ngoái. Báo cáo có đoạn phim quay bí mật từ trong trại phơi bày các hình thức tra tấn và cưỡng bức lao động.

Đoạn video quay bí mật từ Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia ghi lại hình ảnh một học viên Pháp Luân Công sau khi bị đánh vì phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Trại cải tạo Mã Tam Gia cũng là chủ đề của một bộ phim tài liệu được trao giải thưởng với tựa đề: “Thư từ Mã Tam Gia”. Bộ phim là câu chuyện về một học viên Pháp Luân Công, người đã vạch trần cuộc bức hại và những hình thức tra tấn mà anh đã phải chịu đựng thông qua một “thư SOS" (thư cầu cứu) được anh nhét vào trong một món đồ mà anh làm trong thời gian bị cưỡng bức lao động tại trại này.

Sun Yi cầm lá thư SOS anh viết, nó đi khắp thế giới và quay lại với anh
Sun Yi cầm lá thư SOS anh viết, nó đi khắp thế giới và quay lại với anh. (Ảnh qua Bay Cloud Productions)

Bức thư có đoạn: “Nếu bạn vô tình mua sản phẩm này, xin hãy vui lòng gửi bức thư này cho Tổ chức Nhân quyền Thế giới. Hàng nghìn người tại đây [trại Mã Tam Gia] sẽ cảm ơn và nhớ đến bạn mãi mãi”. Cô Julie Keith ở Oregon đã tìm thấy bức thư trong một sản phẩm đồ trang trí cho Halloween từ Kmart vào năm 2011.

Bức thư do anh Sun Yi viết. Sun Yi là một học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại trại Mã Tam Gia. Trong thư, anh đã mô tả các điều kiện làm việc mệt mỏi trong trại lao động này và các vụ tra tấn, cũng như những đòn ngược đãi mà những người bị giam giữ ở đây phải hứng chịu.

Cô Keith đã đưa bức thư đến một tờ báo và câu chuyện đã trở thành tin tức nóng toàn cầu.

ABC đã không trả lời yêu cầu của The Epoch Times về việc đưa ra phản hồi về chuyến đi của phóng viên Campbell đến trại Mã Tam Gia do ĐCSTQ hỗ trợ.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nghị sĩ Úc yêu cầu ABC điều tra ‘cuộc tấn công bất công’ của ABC về Pháp Luân Công