Hoa Kỳ đưa ra ‘Đạo luật Minh bạch’ để giảm thiểu ảnh hưởng của ĐCSTQ thông qua Viện Khổng Tử tại các trường đại học Hoa Kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhóm 7 vị thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đang nỗ lực chống lại các hoạt động gây nguy hiểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại các trường đại học của Hoa Kỳ, với Dự luật yêu cầu các Viện Khổng Tử phải minh bạch hơn.

Đạo luật này có tên chính thức là “Đạo luật Minh bạch cho các Viện Khổng Tử” được Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Đại diện Tiểu bang Tennessee) giới thiệu vào ngày 12/3. Đạo luật này sẽ sửa đổi Đạo luật Giáo dục Đại học năm 1965, và bổ sung thêm yêu cầu phải có thỏa thuận tham gia giữa các viện Khổng Tử và các trường sở tại, để giải quyết các ảnh hưởng không phù hợp của Bắc Kinh (chính quyền Trung Quốc vốn đứng đằng sau hoạt động của các viện này).

Dự luật mới cũng sẽ tạo ra sự khác biệt rõ ràng hơn giữa các chương trình của học viện Khổng Tử và các chương trình lịch sử, ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa của các trường sở tại. Dự luật cũng yêu cầu học viện Khổng Tử loại bỏ vị trí đồng giám đốc người Trung Quốc, thực hiện kiểm tra lý lịch nhân viên và giáo sư, công khai thỏa thuận với trường sở tại, và phải “dùng lời lẽ nghiêm khắc” trong thỏa thuận để khẳng định rằng quyết định điều hành thuộc về trường sở tại.

Embed from Getty Images

Tổng thống Mỹ Donald Trump ôm bà Marsha Blackburn trong một chiến dịch ủng hộ biểu tình tại McKenzie Arena ngày 4/11/2018 tại Chattanooga, Tennessee.

“Chính phủ Trung Quốc không có quyền ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục Hoa Kỳ thông qua Viện Khổng Tử như cách họ đã làm trong suốt 16 năm qua. Cách hoạt động hiện tại của các viện Khổng Tử là sự xúc phạm đến quyền tự do học thuật của các trường sở tại. Chúng ta không được cúi đầu trước hệ thống tuyên truyền đàn áp của Trung Quốc. Đã đến lúc phải thiết lập một cách nghiêm túc khoảng cách giữa Viện Khổng Tử và các trường đại học của Hoa Kỳ”, bà Blackburn cho biết trong một tuyên bố.

Cùng tham gia với bà Marsha Blackburn vào hoạt động này có các thượng nghĩ sĩ, cũng là các nhà đồng tài trợ như Josh Hawley, Tom Cotton, Rick Scott, James Lankford, Mike Lee và Marco Rubio. Họ đã rất thẳng thắn phản đối mối đe dọa ngày càng gia tăng của ĐCSTQ đối với giới học giả và đối với các khía cạnh khác của xã hội Hoa Kỳ.

Năm 2004, Đại học Maryland là tổ chức đầu tiên ở Hoa Kỳ thành lập học viện Khổng Tử. Số lượng các học viện này trên toàn Hoa Kỳ tăng đều đặn theo thời gian, đỉnh điểm là 100 học viện. Thông thường, các học viện có một giám đốc, thường là giảng viên hoặc nhân viên của trường sở tại, và một đồng giám đốc người Trung Quốc. Vị giám đốc người Trung Quốc là người báo cáo cho Bắc Kinh và giám sát các nhân viên giảng dạy người Trung Quốc.

Bộ Giáo dục Trung Quốc cung cấp các khoản tài trợ khởi nghiệp và tài trợ thường niên, tuyển dụng giáo viên ngôn ngữ từ Trung Quốc, cung cấp tài liệu và chương trình giảng dạy.

Embed from Getty Images

Nam diễn viên Ashton Kutcher phát biểu tại Bữa tối của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại khách sạn The Beverly Hilton vào ngày 12 tháng 11 năm 2013 tại Beverly Hills, California. (Ảnh của Frazer Harrison / Getty Images)

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington trong những năm gần đây, bản chất của chương trình này được thiết kế để mở rộng tầm ảnh hưởng của ĐCSTQ ở nước ngoài đã hiển lộ rõ. Có ít nhất 29 trường đại học tại Hoa Kỳ đã đóng cửa học viện Khổng Tử trong sáu năm qua.

Tháng 9/2014, Đại học Chicago đã từ chối gia hạn hợp đồng với viện Khổng Tử của trường sau bản kiến ​​nghị với chữ ký của hơn 100 giảng viên. Bản kiến ​​nghị mô tả viện Khổng Tử “là một sáng kiến ​​mơ hồ về mặt học thuật và chính trị, sử dụng chi phí của trường sở tại để làm lợi cho nước ngoài”.

Tháng 6 cùng năm đó, hiệp hội Giáo sư các Trường đại học Hoa Kỳ kêu gọi đóng cửa học viện Khổng Tử, với cáo buộc họ thúc đẩy một cuộc họp cấp nhà nước về các vấn đề bao gồm tuyển dụng, kiểm soát nhân viên học thuật, lựa chọn chương trình giảng dạy, và hạn chế tranh luận.

Đầu năm 2020, ông Wallace Loh, chủ tịch trường Đại học Maryland, cho biết trường quyết định đóng cửa Học viện Khổng Tử vào cuối năm học này. Ông nhấn mạnh rằng Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Hoa Kỳ năm 2019 buộc các trường phải lựa chọn giữa duy trì Học viện Khổng Tử hoặc nhận tài trợ chương trình ngôn ngữ từ Bộ Quốc phòng.

Có 22 học viện bị đóng cửa sau khi Đạo luật được thông qua vào tháng 8/2018, với 12 trường lưu ý rằng cần phải tuân thủ hành động này, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền báo cáo.

Thu Hà
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ đưa ra ‘Đạo luật Minh bạch’ để giảm thiểu ảnh hưởng của ĐCSTQ thông qua Viện Khổng Tử tại các trường đại học Hoa Kỳ