Nga và Trung Quốc được bầu vào hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các tổ chức nhân quyền cảnh báo rằng, uy tín của Hội đồng Nhân quyền thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ) sẽ bị đe dọa nếu Ả Rập Xê Út, Nga và Trung Quốc đều được bầu, theo hành vi vi phạm nhân quyền gần đây của các quốc gia này.

Cùng với cảnh báo này, các nhóm nhân quyền nhận định rằng uy tín của cơ quan LHQ đang bị đe dọa.

Trong cuộc bỏ phiếu kín được tiến hành hôm 13/10 tại trụ sở LHQ ở New York, Nga và Trung Quốc đã được bầu vào hội đồng nhân quyền của tổ chức này trong 3 năm tới.

Hội đồng này có tổng cộng 47 ghế, với 15 ghế trống, được phân bổ cho 5 khu vực. Pháp và Vương quốc Anh được bầu, đại diện cho châu Âu.

Pakistan và Cuba cũng được bầu, nhưng Ả Rập Xê Út đã thất bại. Đậy là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực cải thiện hình ảnh của Ả Rập Xê Út sau vụ giết hại công dân nước này và phóng viên Jamal Khashoggi của tờ Washington Post.

Tất cả 193 quốc gia của LHQ đều có thể bỏ phiếu ở mỗi khu vực.

Khu vực tranh chấp duy nhất trong cuộc bầu cử năm 2020 là châu Á - Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc và Ả Rập Xê Út có cuộc chạy đua 5 chặng với Pakistan, Uzbekistan và Nepal để giành 4 ghế. Trung Quốc có được 139 phiếu bầu, ít hơn so với năm 2016 khi được 180 phiếu.

Ả Rập Xê-út, chủ tịch hiện tại của G20, đứng thứ 5 với chỉ 90 phiếu bầu, bị Nepal đánh bại với 150 phiếu.

Bà Sarah Leah Whitson, giám đốc điều hành của Tổ chức Dân chủ cho Thế giới Ả Rập Hiện nay (DAWN), cho biết: “Kết quả này cho thấy thái tử Mohammed bin Salman đã làm tổn hại đến vị thế toàn cầu của đất nước ông ấy như thế nào, khi Saudi thất bại trong cuộc bầu cử vào hội đồng nhân quyền LHQ. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga lại giành được ghế. Tuy Thái tử đã chi hàng trăm triệu USD cho các hoạt động quan hệ công chúng để che đậy những hành vi của mình, nhưng không mua được cộng đồng quốc tế". Phóng viên quá cố Jamal Khashoggi là người đã lập nên tổ chức DAWN.

Thành viên đảng Lao động Vương Quốc Anh, bà Lisa Nandy, đã đề nghị Ngoại trưởng Dominic Raab phải công khai tuyên bố rằng, Vương quốc Anh không ủng hộ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Rabb đã từ chối vì cho rằng theo thông lệ, Vương quốc Anh không tiết lộ đã bỏ phiếu như thế nào hoặc nước này có bỏ phiếu trắng hay không.

Các tổ chức nhân quyền cảnh báo rằng, uy tín của Hội đồng Nhân quyền thuộc LHQ sẽ bị đe dọa nếu Ả Rập Xê Út, Nga và Trung Quốc đều được bầu, theo hành vi vi phạm nhân quyền gần đây của các quốc gia này.

Trong những tuần gần đây, chính phủ Nga đã bị cáo buộc sử dụng chất độc để đầu độc thủ lĩnh phe đối lập Alexander Navalny. Ả Rập Xê Út thì đã thừa nhận rằng, các quan chức chính phủ đã chặt xác cố phóng viên Khashoggi trong lãnh sự quán của nước này ở Istanbul 2 năm trước.

Còn Trung Quốc bị cáo buộc đưa hàng trăm nghìn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ vào các trại cải tạo của nhà nước ở tỉnh Tân Cương, đàn áp Pháp Luân Công trong suốt 21 năm qua.

Xem thêm: Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?

Trước cuộc bỏ phiếu, ông Louis Charbonneau, giám đốc LHQ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết: “Những cuộc bỏ phiếu không mang tính cạnh tranh của LHQ, như cuộc bỏ phiếu này, khiến cho từ ‘bầu cử’ bị nhạo báng. Các nhóm khu vực phải cạnh tranh để các quốc gia được lựa chọn. Khi [các khu vực] không đưa ra sự lựa chọn, các quốc gia nên từ chối bỏ phiếu cho những ứng cử viên không phù hợp".

Mỗi quốc gia trong hội đồng đều có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. Các ứng cử viên được yêu cầu công bố cho các thành viên LHQ về tiêu chuẩn nhân quyền của họ.

Trong tuyên bố của mình, Ả Rập Xê-út thừa nhận họ đặt ra “những hạn chế pháp lý đối với quyền tự do quan điểm và biểu đạt, nhằm bảo vệ trật tự công cộng, an ninh quốc gia, đạo đức và sức khỏe cộng đồng cũng như quyền lợi hoặc danh tiếng của người khác. Các phương tiện thông tin đại chúng, nhà xuất bản và tất cả các phương tiện biểu đạt khác phải sử dụng ngôn ngữ dân sự và lịch sự, tuân thủ luật pháp của nhà nước, góp phần vào việc giáo dục dân tộc và thúc đẩy sự đoàn kết”.

Tuyên bố không đề cập đến các nhà hoạt động nữ đang bị giam trong tù vì vận động cho quyền lái xe, hoặc các thành viên Ả Rập Xê Út khác của gia đình hoàng gia bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư của họ.

Tuyên bố của Nga khẳng định, "việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền là ưu tiên tuyệt đối trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga".

Nước này cũng cam kết "chống lại những nỗ lực sử dụng bảo vệ nhân quyền như một công cụ để gây áp lực chính trị và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, bao gồm cả với mục tiêu gây bất ổn của họ và thay thế các chính phủ hợp pháp".

Trong tuyên bố của mình, Trung Quốc nhấn mạnh nhiều đến giải phóng kinh tế, nhưng nói rằng họ “đảm bảo quyền tự do của tất cả các nhóm dân tộc sử dụng và phát triển ngôn ngữ nói và viết của họ”.

Bản tuyên bố của Trung Quốc cho biết: “Nhân quyền luôn được cải thiện. Không có mô hình nào có thể áp dụng rộng rãi; nhân quyền chỉ có thể phát triển tuỳ vào bối cảnh điều kiện quốc gia và nhu cầu của người dân”.

Nguyễn Minh
Theo The guardian



BÀI CHỌN LỌC

Nga và Trung Quốc được bầu vào hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc