New York: Hàng trăm người thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công đã chết trong cuộc bức hại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết trong 22 năm qua.

Cùng với ánh nến và tiếng nhạc xa xăm, họ khẽ nhắm mắt và cất lên tiếng gọi từ tận đáy lòng.

Vào ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ, đã sử dụng tất cả bộ máy nhà nước để mạnh tay đàn áp những học viên Pháp Luân Công, những người tin vào "Chân, Thiện, Nhẫn” để làm người tốt. Trong suốt 22 năm qua, các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng cuộc bức hại tàn khốc của ĐCSTQ, nhưng họ vẫn phản bức hại một cách ôn hoà và lý trí, ngày ngày nói sự thật với người dân thế giới.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ Minghui, trong 21 năm từ 1999 đến 2020, hơn 4.500 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết, hàng trăm nghìn người bị giam giữ và tra tấn; vô số học viên bị buộc phải trôi dạt khắp nơi, thất nghiệp, gia đình ly tán, v.v.

Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ giết chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times) 
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times)
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times) 
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times)
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times) 
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times)
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times) 
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times)
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times) 
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times)
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times) 
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times)
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times) 
Vào tối ngày 18/7, hàng trăm học viên Pháp Luân Công New York lặng lẽ ngồi đối diện trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong suốt 22 năm qua. (Ảnh The Epoch Times)

Những câu chuyện bi thương

“Một số người thân và bạn bè của tôi đã bị bức hại đến giết”. Dược sĩ Phùng Lệ Bình (Feng Liping) đến từ Thâm Quyến, nói với các phóng viên rằng, “Mỗi năm vào thời điểm này, tôi đều đến Lãnh sự quán Trung Quốc để người dân thế giới biết Pháp Luân Công là gì và tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại bức hại một nhóm người tốt và lương thiện như vậy trong nhiều năm qua".

Bà Phùng Lệ Bình, một học viên Pháp Luân Công ở Thâm Quyến. (Ảnh The Epoch Times)
Bà Phùng Lệ Bình, một học viên Pháp Luân Công ở Thâm Quyến. (Ảnh The Epoch Times)

Bà Phùng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1998 và trốn ra nước ngoài vào năm 2008. Bà nói, trong gần 10 năm ở Trung Quốc sau cuộc đàn áp của ĐCSTQ vào năm 1999, bà không được sống một ngày nào yên ổn. Bà Phùng đã bị bắt, bị giam giữ ngay trong thời đầu của cuộc bức hại. Trong thời gian bị giam giữ, bà bị sảy thai và mất đi đứa con ba tháng tuổi. Sau đó bà Phùng bị bắt lại chỉ vài tháng sau khi sinh người con thứ 2.

Do bị bắt nhiều lần và chính sách gây áp lực lên người nhà của ĐCSTQ, trong 21 năm qua, bà Phùng chỉ được gặp con trai mình hai hoặc ba lần.

Nhắc đến việc nhiều năm không được gặp con trai và những học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại chết, bà Phùng lại rơm rớm nước mắt.

"Tôi hy vọng mọi người có thể nhận thức rõ ràng rằng, ĐCSTQ không chỉ bức hại các học viên Pháp Luân Công, mà còn bức hại những người lương thiện trên toàn thế giới, bởi vì điều mà ĐCSTQ bức hại là giá trị phổ quát ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ ”.

Bà Cư Thuỵ Hồng, một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông, thắp nến tưởng nhớ người chồng và những học viên Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại chết. (Ảnh The Epoch Times) 
Bà Cư Thuỵ Hồng, một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông, thắp nến tưởng nhớ người chồng và những học viên Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại chết. (Ảnh The Epoch Times)

Bà Cư Thuỵ Hồng (Ju Ruihong), một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông, cầm một ngọn nến trên tay, nghĩ về ông Lý Đức Long, người chồng bị ĐCSTQ bức hại đến chết của bà.

Bà Cư nói: "Nếu chồng tôi còn sống, năm nay ông ấy đã 60 tuổi. Ông ấy qua đời khi mới chỉ 48 tuổi".

Chồng bà Cư nguyên là cán bộ Cục Công thương thành phố Lai Tây, Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông và được hưởng lợi cả về thể chất lẫn tinh thần sau khi tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp vào năm 1999, ông Lý đã bị bắt vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông Lý bị cảnh sát đánh mạnh vào mặt bằng giày da và bị tra tấn rất tàn khốc. Sau đó ông nhiều lần bị bắt cóc và liên tục bị quấy rối chỉ vì nói với người dân sự thật về Pháp Luân Công. Ông đã qua đời oan uổng vào năm 2009.

"Chồng tôi qua đời khi con gái tôi mới 11 tuổi và cháu đã bị ảnh hưởng rất lớn. Vốn là một đứa trẻ vui tươi và hoạt bát, sau khi cha bị bức hại chết, cháu đã bị trầm cảm và không muốn nói chuyện nữa". Bà Cư nói, bản thân bà cũng bị ĐCSTQ bắt giữ phi pháp. Sau khi bị tra tấn tàn bạo, bà đã đưa con gái trốn khỏi Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của gia đình.

Ở Mỹ, hàng ngày bà Cư đều ra ngoài nói sự thật về cuộc bức hại với mọi người. Trước Lãnh sự quán Trung Quốc, trước trụ sở Liên Hợp Quốc hoặc tại các điểm thoái xuất khỏi ĐCSTQ đều có thể bắt gặp bà ở đó.

Bà Cư nói: “Tôi chỉ muốn nói cho người dân Trung Quốc biết sự thật về Đảng Cộng sản Trung Quốc, để bi kịch của gia đình tôi không còn tái diễn, và để ĐCSTQ sớm ngày kết thúc. Đây là mong muốn của cả gia đình chúng tôi”.

Bà Giang Lệ, một học viên Pháp Luân Công ở Trùng Khánh, thắp nến tưởng nhớ người cha bị ĐCSTQ mổ cướp nội tạng và các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết tại Lãnh sự quán Trung Quốc. (The Epoch Times)
Bà Giang Lệ, một học viên Pháp Luân Công ở Trùng Khánh, thắp nến tưởng nhớ người cha bị ĐCSTQ mổ cướp nội tạng và các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết tại Lãnh sự quán Trung Quốc. (The Epoch Times)

Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã kéo dài suốt 22 năm qua và đến nay vẫn chưa kết thúc. Hiện tại, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với lựa chọn sinh tử trong các nhà tù, lớp tẩy não, v.v. và thậm chí có thể bị mổ cướp nội tạng bất cứ lúc nào.

Quan chức ĐCSTQ ở Tứ Xuyên liên tục nói với gia đình của học viên Pháp Luân Công Giang Lệ (Jiang Li) rằng, “toàn bộ cơ quan nội tạng của cha bà đã bị lấy làm mẫu vật”.

Cha của bà Giang từng là một cán bộ cục thuế địa phương. Ông đã bị bắt vào trại lao động vào năm 2008 vì không từ bỏ đức tin của mình đối với Pháp Luân Công. Vào một ngày tháng 2/2009, cũng là ngày đầu tiên gia đình được vào thăm, sức khỏe của ông vẫn khá tốt, nhưng chiều hôm sau gia đình bà Giang bàng hoàng khi nhận được tin báo cha bà đã qua đời.

"Khi chị gái tôi chạm vào mặt cha, phát hiện người ông vẫn còn nóng, chị ấy kêu lên ‘Cha tôi vẫn còn sống’! Cảnh sát liền ập đến và đẩy thi thể cha tôi vào tủ đông".

Bà Giang nhớ lại, thời điểm đó đúng là lúc Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân cấu kết với nhau, hoành hành ngang ngược, họ thậm chí còn không che đậy những tội ác của mình. "Vào ngày 26/3/2009, Viện trưởng Viện Kiểm sát thành phố Trùng Khánh nói với chúng tôi rằng, nội tạng của cha tôi đã bị mổ cướp..."

"Tôi có tất cả bằng chứng ghi âm những gì họ nói. Chúng tôi đã luôn kháng cáo vụ án của cha tôi”. Bà Giang nói, năm 2017, cảnh sát Trùng Khánh đã đến Thượng Hải yêu cầu nói chuyện riêng với bà, nói rằng họ có thể dùng bao nhiêu tiền để bồi thường cũng được, nhưng đã bị bà từ chối.

Gia đình bà Giang tổng cộng có 6 người tu luyện Pháp Luân Công. Chỉ vì kiên định đối với môn tu luyện này, mẹ bà đã bị kết án 8 năm tù, chị gái 3 năm tù, anh trai 3 năm tù; bản thân bà Giang cũng nhiều lần bị giam giữ phi pháp, bị đưa đến các trung tâm tẩy não; nhà bà bị lục soát, cướp tiền; thường xuyên phải xa nhà, trôi dạt khắp nơi...

Không còn nơi nào ở Trung Quốc có thể giải oan cho cha, bà Giang đã rời khỏi Trung Quốc, quyết tâm đi tìm công lý cho cha ở xã hội quốc tế.

"Tôi nhất định phải tìm ra nguyên nhân cái chết của cha tôi, đưa kẻ xấu ra trước công lý, để cha tôi được yên nghỉ", bà Giang nói.

Người dân New York: Thế giới phải đoàn kết để chống lại ĐCSTQ

Buổi lễ tưởng niệm trang nghiêm của các học viên Pháp Luân Công đã thu hút rất nhiều người dân thành phố đến xem. Thông điệp mà họ truyền tải đã khiến người dân New York suy nghĩ.

Một cặp vợ chồng luật sư khen ngợi các học viên Pháp Luân Công vì những hoạt động nói lên sự thật của họ. (The Epoch Times)
Một cặp vợ chồng luật sư khen ngợi các học viên Pháp Luân Công vì những hoạt động nói lên sự thật của họ. (The Epoch Times)

Luật sư Forrest Hoover nói rằng: “Họ làm như vậy là rất quan trọng. Bởi vì có rất nhiều người không biết chuyện gì đã xảy ra. (Những học viên Pháp Luân Công) đã truyền tải nhiều thông tin từ Trung Quốc, để người Mỹ chúng tôi có thể hiểu hơn ở đó rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì".

Một cặp vợ chồng khác nói rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc là một chính quyền có hại, toàn thế giới phải đoàn kết để chống lại nó.

Vợ chồng Giáo sư đại học Bruce Walchek lên án việc ĐCSTQ tước đoạt quyền tự do của mọi người. (Ảnh NTDTV)
Vợ chồng Giáo sư đại học Bruce Walchek lên án việc ĐCSTQ tước đoạt quyền tự do của mọi người. (Ảnh NTDTV)

Bà Melkham Valchek, vợ ông Bruce Walchek nói rằng, rất nhiều người trẻ tuổi ở Hoa Kỳ đã bị tẩy não và lừa dối, vẫn chưa nhận ra bản chất thực sự của ĐCSTQ.

“Điều này là rất tồi tệ đối với họ, với đất nước chúng tôi và đối với toàn thế giới này". Bà Melkham nói, “Tôi nghĩ cả thế giới nên đoàn kết để chống lại ĐCSTQ”.

Mai Hạ

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

New York: Hàng trăm người thắp nến tưởng niệm những học viên Pháp Luân Công đã chết trong cuộc bức hại