Mỹ và đồng minh thiết lập vòng cung dân chủ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cấu trúc này một phần là để chống lại tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, một phần khác là để tạo kênh liên lạc thường xuyên bền vững giữa các quốc gia có chung lợi ích và giá trị, ông Biegun giải thích.

Úc, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ có thể chính thức hóa quan hệ an ninh chiến lược tứ phương tại cuộc họp trực tiếp cấp bộ trưởng ở Delhi dự kiến diễn ra trong những tuần tới.

Tại hội thảo trực tuyến tại Diễn đàn Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ - Ấn Độ thường niên vào ngày 31/8, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun cho biết khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang thiếu các cấu trúc đa phương mạnh mẽ.

Ông Biegun khẳng định: “Có một thực tế là khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang thực sự thiếu các cấu trúc đa phương mạnh mẽ. Không có bất kỳ sự hiện diện của NATO hoặc Liên minh châu Âu”.

“Các tổ chức mạnh nhất ở châu Á đôi khi không đủ bao quát, và vì vậy… chắc chắn sẽ có một lời mời vào một thời điểm nào đó để chính thức hóa một cấu trúc như thế này”.

Cấu trúc này một phần là để chống lại tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, một phần khác là để tạo kênh liên lạc thường xuyên bền vững giữa các quốc gia có chung lợi ích và giá trị, ông Biegun giải thích.

Đối thoại An ninh Bộ tứ (QSD) hay còn gọi là Bộ tứ lần đầu tiên được thành lập vào năm 2007 bởi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Kể từ đó, 4 quốc gia đã nhóm họp bán thường xuyên để thảo luận về các vấn đề kinh tế khu vực và tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung như cuộc tập trận Malabar ở Ấn Độ.

Về cơ bản, Bộ tứ là một diễn đàn chiến lược không chính thức của 4 quốc gia dân chủ tự do trong suốt 13 năm qua. Mục tiêu của ông Abe khi thiết lập đối thoại Bộ tứ này là tạo ra một vòng cung dân chủ châu Á - một vòng cung có thể được mở rộng để bao gồm hầu như tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc, bao gồm các quốc gia ở Trung Á, Mông Cổ, bán đảo Triều Tiên và các quốc gia khác ở Đông Nam Á.

Chính quyền Tổng thống Trump đã tái củng cố Bộ tứ vào năm 2017. Ông Biegun cho biết, Hoa Kỳ coi Bộ tứ là một cách để “tạo ra một khối quan trọng về các giá trị và lợi ích chung của các bên, từ đó thu hút nhiều quốc gia hơn ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và thậm chí các nước khác trên thế giới, với mục đích nỗ lực vì một mục đích chung hoặc thậm chí cuối cùng để gắn kết theo cách có cấu trúc hơn với các quốc gia".

Trong tháng Bảy, nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Rand, ông Derek Grossman nhấn mạnh: "Lần đầu tiên trong lịch sử của Bộ tứ, các quốc gia [ngôi sao] đang có chung một đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và những tác động trong tương lai có thể rất lớn".

Ông Grossman tin rằng Bộ tứ hiện có một quyết tâm cụ thể để ngăn chặn ĐCSTQ, vì tất cả các thành viên gần đây đều chấp nhận chấm dứt chính sách ngoại giao kiểu chiến lang của Bắc Kinh.

Nhưng ông nhấn mạnh rằng việc tăng cường gần đây của Bộ tứ sẽ khiến Bắc Kinh thấy bất lợi vì chính quyền này vốn luôn coi Bộ tứ là một liên minh quân sự nhằm “kiềm chế” và đe dọa Trung Quốc.

Trước đây, Trung Quốc đã gây áp lực buộc Úc không tham gia với Ấn Độ và Hoa Kỳ, do đó theo giới phê bình, đã dẫn đến việc Úc rút khỏi Bộ tứ dưới thời cựu Thủ tướng Đảng Lao động Kevin Rudd.

Tuy nhiên, sau các động thái cưỡng bức ngoại giao gần đây của Trung Quốc, thì nước Úc, dưới sự điều hành của Chính phủ Liên minh Morrison, đã xoay trục chính sách đối ngoại của mình đối với các khả năng quốc phòng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, với việc đầu tư có tính chiến lược 270 tỷ đô-la Úc cho lực lượng quốc phòng của nước này.

Chính phủ Úc cũng đã ký quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.

Tại buổi ra mắt cập nhật chiến lược của Lực lượng Phòng thủ vào tháng Bảy, Thủ tướng Úc Scott Morrison nói: “Chúng ta phải cảnh giác với đầy đủ các mối đe dọa hiện tại và tương lai, bao gồm cả những mối đe dọa có thể thách thức chủ quyền và an ninh của Úc”.

Cuộc họp của Bộ tứ dự kiến ​​diễn ra vào cuối tháng Chín. Đây là cuộc họp đầu tiên của Bộ tứ kể từ tháng 11/2019. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Úc đã đưa ra một tuyên bố rằng các nước Bộ tứ cam kết tiếp tục phối hợp kinh tế và an ninh để duy trì ổn định khu vực và tăng trưởng kinh tế ở Ấn độ - Thái Bình Dương.

Bộ tứ cũng nhất trí sẽ tăng cường hợp tác khu vực một cách thiết thực trong các lĩnh vực như hàng hải, chống khủng bố, mạng internet, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ và đồng minh thiết lập vòng cung dân chủ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương