Mỹ và Anh ký kết thiết lập Hiến chương Đại Tây Dương mới tập trung vào ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Dân chủ của Hoa Kỳ là ông Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ký kết Hiến chương Đại Tây Dương mới ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 ở Vương quốc Anh. Thỏa thuận và tuyên bố chung liên quan tới Hiến chương này của cả 2 vị nguyên thủ đều tập trung vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Vào ngày 10/6, 2 nhà lãnh đạo Biden và Johnson đã ký thỏa thuận được mô phỏng theo điều lệ Đại Tây Dương năm 1941 được ký kết bởi 2 vị nguyên thủ khi đó là Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill. Cam kết vào năm 1941 này nhằm đảm bảo hợp tác vì hòa bình và dân chủ giữa 2 quốc gia, khi Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa của Adolf Hitler xâm lược lục địa châu Âu.

Thỏa thuận mới giờ đây sẽ thúc đẩy các nước đồng minh hợp tác trở lại, để đối mặt với sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội đặc trưng từ Trung Quốc, khi Bắc Kinh tiếp tục thách thức trật tự dân chủ tự do quốc tế dựa trên các quy tắc.

Trong một tuyên bố, 2 người Biden và Johnson khẳng định: “Hiến chương Đại Tây Dương được hồi sinh của chúng tôi, dựa trên những cam kết và nguyện vọng được đề ra cách đây 80 năm, khẳng định cam kết không ngừng của chúng tôi trong việc duy trì các giá trị lâu dài của chúng ta, và bảo vệ chúng trước những thách thức mới và cũ. Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác chia sẻ các giá trị dân chủ của chúng tôi và chống lại nỗ lực của những người tìm cách phá hoại các liên minh và thể chế của chúng tôi”.

Giống như trường hợp của tuyên bố năm 1941, hiến chương Đại Tây Dương mới đã vạch ra 8 lĩnh vực chính mà Hoa Kỳ và Vương quốc Anh cam kết cùng hợp tác. Chúng bao gồm việc bảo vệ “các nguyên tắc, giá trị và thể chế dân chủ và xã hội cởi mở”, cũng như nhân quyền, tự do hàng hải và sử dụng hợp pháp các vùng biển, cùng với việc cam kết mở cửa và thương mại công bằng giữa các quốc gia. Ngoài ra, các chủ đề về quản lý môi trường và sức khỏe cũng được đề cập trong 8 cam kết chính.

Tài liệu này không đề cập đích danh Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng rõ ràng là các cam kết trong hiến chương đã phác thảo rõ cách thức 2 nước có ý định cùng nhau đối mặt với các mối đe dọa do Bắc Kinh gây ra.

Các cam kết liên quan đến nhân quyền, pháp quyền, báo chí tự do, thương mại công bằng, tự do hàng hải và bảo vệ "lợi thế sáng tạo" của phương Tây tự do trong khoa học và công nghệ, trực tiếp giải quyết sự xâm phạm liên tục của chế độ ĐCSTQ đối với các quyền tự do ở Hong Kong, tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ngoài ra, các biện pháp này còn nhằm hạn chế việc chế độ độc tài này gia tăng xâm lược quân sự ở các khu vực lãnh hải có tranh chấp tại Biển Đông, thiết lập các bẫy nợ cho các quốc gia tham gia Sáng kiến ​​"Một vành đai, một con đường", và đánh cắp tài sản trí tuệ của các nước khác một cách có hệ thống.

Cùng ngày, ĐCSTQ đã nhanh chóng phản ứng với hiến chương mới của Đại Tây Dương, chế độ này coi những điều khoản trong đó là hành động nhắm vào Bắc Kinh. Hãng tin Global Times, phương tiện truyền thông tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc cho biết, tài liệu này “hiểu sai xu hướng chính của thời đại và có nguy cơ gây bất ổn cho châu Âu”.

Trong một tuyên bố chung, 2 nhà lãnh đạo Biden và Johnson khẳng định, Hiến chương Đại Tây Dương mới sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác của 2 nước trong các lĩnh vực chính. Họ nhấn mạnh, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ cùng hỗ trợ một cuộc điều tra giai đoạn 2 kỹ lưỡng về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, và cụ thể là vai trò của Trung Quốc đối với sự xuất hiện của virus Corona Vũ Hán.

Bản tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ một quy trình độc lập kịp thời, minh bạch và dựa trên bằng chứng cho giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu nguồn gốc COVID-19 do WHO triệu tập, bao gồm cả ở Trung Quốc và để điều tra các đợt bùng phát không rõ nguồn gốc trong tương lai".

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ và Anh ký kết thiết lập Hiến chương Đại Tây Dương mới tập trung vào ĐCS Trung Quốc