Mỹ ủng hộ Úc sau những đe dọa của Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã tố cáo thái độ thù địch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Úc. Ông cũng khẳng định thế giới hiện đã có một “sự hiểu biết thực tế hơn” về “bản chất của chế độ này” sau khi chứng kiến cách xử lý thiếu minh bạch của ĐCSTQ đối với đại dịch virus Corona Vũ Hán.

Phát biểu tại một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao vào ngày 20/5, ông Pompeo nói: “ĐCSTQ đã chọn đe dọa Úc bằng những đòn “trả đũa” kinh tế chỉ vì một hành động đơn giản [của chính phủ Úc] là yêu cầu [thực hiện] một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus (Corona Vũ Hán)”.

Ông nhấn mạnh: “Việc này hoàn toàn không thích đáng”.

Tuyên bố sự ủng hộ của Mỹ đối với Úc khi nước này đang đối mặt với những lời hăm dọa từ phía ĐCSTQ, ông Pompeo nói: “Chúng tôi đứng về phía Úc và hơn 120 quốc gia đã ủng hộ lời kêu gọi của Mỹ về một cuộc điều tra đối với nguồn gốc của virus, để chúng ta có thể hiểu những sai lầm [trong đại dịch], đồng thời cứu thêm nhiều sinh mạng ngay lúc này, và cả trong tương lai”.

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã chọn không tiếp cận các lệnh trừng phạt gần đây của Bắc Kinh đối với thịt bò và lúa mạch do Úc xuất khẩu. Đây là động thái của ĐCSTQ nhằm trả đũa việc Úc kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán. Ông Morrison cũng nói thêm rằng ông sẽ thấy thất vọng với Trung Quốc nếu điều này thật sự xảy ra.

Phát biểu vào ngày 14/5, ông cho biết: “Chúng ta sẽ thực hiện những mối quan hệ giao dịch. Nhưng việc chúng ta không bao giờ làm là đánh đổi các giá trị của mình”.

Bộ trưởng Thương mại liên bang Úc Simon Birmingham nói rằng chính quyền Morrison sẽ không tham gia vào một cuộc chiến kinh tế với ĐCSTQ mặc dù chính quyền này đang áp dụng chiến lược ngoại giao “chiến binh sói” đối với Úc.

Ngày 19/5, ông Birmingham nói với các phóng viên rằng chính sách thương mại của Úc vốn dựa trên các quy tắc quốc tế về thương mại, và chính quyền Úc sẽ không áp dụng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc bởi vì “chúng tôi không thực hiện chính sách thương mại của mình dựa trên cơ sở ‘ăn miếng trả miếng’”.

Trong buổi phỏng vấn với Channel 7, ông Birmingham giải thích: “Điều đó hoàn toàn không phù hợp. Sau cùng, chúng tôi muốn Trung Quốc cùng tham gia và hợp tác với những yêu cầu này, nhiều như chúng tôi mong muốn từ phần còn lại của thế giới”.

Thế giới giờ đây đã ‘thức tỉnh’ trước mối đe dọa từ phía ĐCSTQ

Trong một cuộc họp với báo chí, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã tận dụng cơ hội để thảo luận về những thất bại trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc của chính quyền tiền nhiệm.

“Trong nhiều thập kỷ, chúng tôi nghĩ rằng chính quyền [ĐCSTQ] sẽ trở nên giống chúng ta hơn... [Nhưng] điều đó đã không xảy ra. Chúng ta đã đánh giá quá thấp mức độ thù địch về mặt tư tưởng của Bắc Kinh đối với các quốc gia tự do”, ông nói.

Từ hậu quả của đại dịch, ông Pompeo nhận định “thế giới đang thức tỉnh trước thực tế đó” và rằng virus Corona Vũ Hán đã “gia tăng mức độ hiểu biết thực tế hơn về ĐCSTQ”.

Ngoại trưởng Mỹ đã trích dẫn một cuộc thăm dò nghiên cứu gần đây của Pew cho thấy 66% người Mỹ thể hiện “quan điểm không đồng tình” với ĐCSTQ.

Tuần trước tại Úc, một cuộc thăm dò của Viện Lowy cho thấy 69% người Úc cũng cảm thấy “ít có thiện cảm hơn” với chính quyền Cộng sản đang cầm quyền tại Trung Quốc.

Ngoại trưởng Pompeo tiếp tục tuyên bố rằng, cho dù ĐCSTQ đang nỗ lực tuyên truyền “thổi phồng” về những đóng góp của mình trong công cuộc ứng phó đại dịch toàn cầu, nhưng đó chỉ là một phần “quá nhỏ mọn so với cái giá” mà thế giới phải đối mặt, vốn là hệ quả của việc chính quyền này đã che đậy trước đó.

Ông còn nhấn mạnh: “Khi tất cả chúng ta ngồi ở đây sáng nay, Bắc Kinh tiếp tục từ chối [cho phép] các nhà điều tra truy cập vào các cơ sở có liên quan, che giấu các mẫu virus sống, kiểm duyệt thảo luận về đại dịch ở Trung Quốc, và còn nhiều hơn thế nữa”.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ ủng hộ Úc sau những đe dọa của Bắc Kinh