Mỹ chỉ trích thái độ 'ngạo mạn thái quá' của các nhà ngoại giao Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên thực tế, các quan chức ĐCSTQ không đến Alaska để nói chuyện với chính quyền ông Biden, mà là để đưa ra các điều khoản cho tân chính quyền Mỹ.

Cuộc hội đàm trực diện đầu tiên giữa chính quyền ông Biden và Bắc Kinh hôm 18/3 đã khởi đầu không mấy khả quan, sau khi các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đả kích Hoa Kỳ về một loạt các cáo buộc vi phạm.

Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và quan chức cấp cao về chính sách đối ngoại Dương Khiết Trì tại Anchorage, Alaska, vào ngày 18/3. Dự kiến các quan chức cấp cao 2 nước sẽ thảo luận trong 2 ngày hội đàm giữa 2 bên.

Trong bài phát biểu khai mạc, Ngoại trưởng Blinken tuyên bố, chính quyền ông Biden sẽ luôn đoàn kết với các đồng minh trong việc đẩy lùi chủ nghĩa độc đoán và sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở trong và ngoài nước.

Ông Blinken cũng nhắc đến các động thái của ĐCSTQ ở Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan, cùng các cuộc tấn công mạng vào Hoa Kỳ và cưỡng ép kinh tế đối với các đồng minh của Hoa Kỳ. Ông nhận định: “Mỗi hành động trong số này đều đe dọa trật tự dựa trên quy tắc duy trì sự ổn định toàn cầu. Đó là lý do tại sao chúng không chỉ là vấn đề nội bộ [của Trung Quốc], và tại sao chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải nêu ra những vấn đề này ở đây ngay hôm nay”.

Cố vấn Sullivan thêm lời chỉ trích khi tuyên bố, Trung Quốc đã thực hiện một "cuộc tấn công vào các giá trị cơ bản".

Ông nói: “Chúng tôi không tìm kiếm xung đột nhưng chúng tôi hoan nghênh sự cạnh tranh gay gắt".

Ông Dương giận dữ đáp trả: “Là lỗi của tôi. Khi tôi bước vào căn phòng này, đáng lẽ tôi phải nhắc phía Hoa Kỳ chú ý đến giọng điệu của họ trong lời khai mạc tương ứng của chúng tôi, nhưng tôi đã không làm như vậy”. Sau đó, ông cáo buộc phía Hoa Kỳ đã trao đổi với thái độ “trịch thượng”.

Tiếp đó, ông đả kích Hoa Kỳ vì nền dân chủ đang gặp khủng hoảng, cách đối xử tệ với người thiểu số, chỉ trích các chính sách ngoại thương và thương mại của nước này.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (thứ 2 bên phải), cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan (bên phải), phát biểu khi đối mặt với Dương Khiết Trì (thứ 2 bên trái), Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương và Vương Nghị (trái), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại phiên khai mạc hội đàm Mỹ-Trung tại khách sạn Captain Cook ở Anchorage, Alaska ngày 18/3/2021. (Ảnh của FREDERIC J. BROWN / POOL / AFP qua Getty Images)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (thứ 2 bên phải), cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan (bên phải), phát biểu khi đối mặt với Dương Khiết Trì (thứ 2 bên trái), Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương và Vương Nghị (trái), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại phiên khai mạc hội đàm Mỹ-Trung tại khách sạn Captain Cook ở Anchorage, Alaska ngày 18/3/2021. (Ảnh của FREDERIC J. BROWN / POOL / AFP qua Getty Images)

Ông Dương nói: “Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là Hoa Kỳ phải thay đổi hình ảnh của chính mình và ngừng thúc đẩy nền dân chủ của mình vào phần còn lại của thế giới. Trung Quốc sẽ không chấp nhận những cáo buộc không có cơ sở từ phía Hoa Kỳ".

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng chỉ trích việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ về việc Bắc Kinh đảo ngược nền dân chủ ở Hong Kong một ngày trước cuộc đàm phán. Ông tuyên bố: "Tôi không nghĩ đây là cách các vị thường nên đối xử với khách!".

Ngoại trưởng Mỹ Blinken tỏ ra khó chịu với kiểu cao giọng và độ dài hơn 15 phút của các bình luận từ phía Trung Quốc. Ông cho biết, ấn tượng của ông từ các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo thế giới và trong chuyến đi vừa kết thúc tới Nhật Bản và Hàn Quốc hoàn toàn khác với những gì các quan chức ĐCSTQ thể hiện.

Tân ngoại trưởng Mỹ đáp trả các lời chỉ trích khi nói: “Tôi được nghe về sự hài lòng sâu sắc khi Hoa Kỳ đã trở lại, rằng chúng tôi đang gắn kết lại. Tôi cũng nhận được sự quan ngại sâu sắc về một số hành động mà chính phủ các vị đang thực hiện”.

Sau đó, Hoa Kỳ chỉ trích phía Trung Quốc vi phạm thời hạn 2 phút để thực hiện các tuyên bố mở đầu như đã thỏa thuận. Ông Dương đã phát biểu trong hơn 15 phút.

Ông Blinken nói: “Phái đoàn Trung Quốc… dường như đã có ý định rất lớn, tập trung vào việc hình ảnh công cộng và kịch tính hơn là thực chất. Các bài thuyết trình ngoại giao cường điệu thường nhằm vào khán giả trong nước" của Trung Quốc.

Thói kênh kiệu của ĐCSTQ

Chuyên gia về Trung Quốc Gordon Chang là tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Collapse of China). Ông khằng định, các quan chức ĐCSTQ không đến Alaska để nói chuyện với chính quyền ông Biden, mà là để đưa ra các điều khoản cho tân chính quyền Mỹ.

Tác giả Chang nói với The Epoch Times trong một email rằng: "Hiện tại, chế độ Trung Quốc đang cực kỳ đắc ý".

Nhà phân tích Trung Quốc Gordon Chang tại Hội nghị Hành động Chính trị Cánh hữu năm 2021 ở Orlando, Florida, Hoa Kỳ, vào ngày 25/2/2021. (Tal Atzmon / The Epoch Times)
Nhà phân tích Trung Quốc Gordon Chang tại Hội nghị Hành động Chính trị Cánh hữu năm 2021 ở Orlando, Florida, Hoa Kỳ, vào ngày 25/2/2021. (Tal Atzmon / The Epoch Times)

Ông tuyên bố, Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy tuyên truyền rằng "phương Đông đang trỗi dậy, còn phương Tây đang suy giảm" khi ông Tập đặt mục tiêu mở rộng quyền lực của mình ở trong và ngoài nước, trong thế giới hậu COVID.

Chuyên gia Chang nói: “Việc nhượng bộ đáng kể đối với Mỹ sẽ làm suy yếu diện mạo của sức mạnh quốc gia — và đe dọa sự nắm giữ quyền lực của ông Tập".

Trao đổi với The Epoch Times, ông James Jay Carafano nhận định, thái độ hung hăng của ĐCSTQ trước các cuộc đàm phán là phù hợp với chính sách ngoại giao “chiến lang sói” của chế độ này, vốn đã luôn bị chỉ trích trong thời gian qua. Ông Jay Carafano là phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng của Tổ chức Think tank Heritage có trụ sở tại Washington.

Ông cho biết, trong những tháng qua, ĐCSTQ đã gây ra nhiều sự phẫn nộ toàn cầu về các động thái khác nhau, bao gồm việc che đậy đại dịch, đàn áp ở Hong Kong, cũng như các mối đe dọa từ công nghệ Trung Quốc, chẳng hạn như Huawei.

Phó chủ tịch Carafano nói: “Cách của họ đáp trả những [phản hồi] đó là cố gắng đạp lên [dư luận] mà đi. Nếu chính quyền Hoa Kỳ mong đợi họ bước vào cửa và chơi đẹp, tôi nghĩ điều đó khá ngây thơ".

Ông cho biết, nhận xét của các nhà ngoại giao Trung Quốc sẽ giúp chính quyền ông Biden nhận ra rằng không có chỗ cho sự hợp tác với ĐCSTQ. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã nói rằng, mối quan hệ của chính quyền ông Biden với chế độ Trung Quốc sẽ sẽ mang tính "cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể, và bất lợi khi phải có".

Vị phó chủ tịch tuyên bố: “Thực tế là trong tất cả các vấn đề then chốt, Trung Quốc và Hoa Kỳ ở những vị trí rất khác nhau, và điều lành mạnh nhất, mang tính xây dựng nhất là nhận ra điều đó".

Chính quyền ông Biden vẫn đang hoạch định chính sách đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, các quan chức đã khẳng định sẽ tiếp tục lập trường cứng rắn đối với ĐCSTQ của cựu Tổng thống Donald Trump.

Chính quyền ông Trump đã ban hành một loạt các hành động cứng rắn nhắm vào một loạt các mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra, bao gồm các lệnh trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ vì vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hong Kong. Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ coi việc chế độ Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là tội ác diệt chủng, đồng thời ban hành lệnh cấm các công ty Hoa Kỳ đầu tư các công ty viện trợ cho quân đội ĐCSTQ.

Tương tự, chuyên gia Chang cũng chỉ trích việc chính quyền ông Biden bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc nếu có thể, chẳng hạn như về biến đổi khí hậu và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Vị tác giả đánh giá: “Thật không may, ông Biden vẫn chưa nhận ra rằng Trung Quốc Cộng sản và Hoa Kỳ dân chủ không thể cùng tồn tại lâu dài".

Ông tiếp tục: “Dù chúng tôi muốn nghĩ khác đi, nhưng nhóm cầm quyền đa nghi của Trung Quốc, được thúc đẩy bởi một hệ tư tưởng đòi hỏi sự tuân thủ của tất cả mọi người, về bản chất vốn không tương thích với sự ổn định”.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marsha Blackburn (Tennessee) cho biết, các sự kiện ở Anchorage cho thấy “không cần thiết phải 'tái thiết' quan hệ Mỹ-Trung”, như Bắc Kinh đã hy vọng sau khi ông Biden nhậm chức.

Trong một email gửi tới The Epoch Times, bà nêu rõ: “Cũng như phái đoàn Trung Quốc từ chối tuân thủ các quy tắc đã thống nhất của cuộc họp, Bắc Kinh đã từ chối tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên quy tắc".

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rick Scott (Florida) nói với The Epoch Times rằng, không có gì ngạc nhiên khi cuộc họp không diễn ra tốt đẹp. Ông nhấn mạnh: "[ĐCSTQ] là kẻ thù của chúng ta, đơn giản và dễ hiểu, và không thể tin cậy được".

Ông tuyên bố: "Chính quyền ông Biden không thể xoa dịu Tổng Bí thư Tập - họ phải giữ thái độ mạnh mẽ và rõ ràng rằng, Hoa Kỳ sẽ không dao động trong cam kết về nhân quyền và bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta".

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ben Sasse (Nebraska) bác bỏ việc các quan chức Trung Quốc gọi chiến dịch diệt chủng của họ chống lại người Duy Ngô Nhĩ và đàn áp ở Hong Kong là "vấn đề nội bộ". Đây là một danh nghĩa mà ĐCSTQ đã sử dụng rất nhiều lần để chống lại sự lên án của quốc tế về các cuộc đàn áp nhân quyền trên diện rộng tại Trung Quốc.

Trong một tuyên bố hôm 19/3, ông Sasse cho biết: “Mọi người dân Mỹ nên đoàn kết chống lại những bạo chúa của Bắc Kinh. Bộ trưởng Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Sullivan đã đúng khi nói rằng 'đánh cược chống lại nước Mỹ không bao giờ là tốt', và nên tiếp tục kiên quyết vạch trần những lời nói dối gian dối của Chủ tịch Tập”.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ chỉ trích thái độ 'ngạo mạn thái quá' của các nhà ngoại giao Trung Quốc