Mỹ ban hành Sắc lệnh về tự do tôn giáo quốc tế

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Tự do tôn giáo cho tất cả mọi người trên toàn thế giới là ưu tiên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ tôn trọng và thúc đẩy mạnh mẽ quyền tự do này", theo sắc lệnh.

Ngày 2/6, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp về ưu tiên tự do tôn giáo trong các chương trình hỗ trợ và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

"Tự do tôn giáo cho tất cả mọi người trên toàn thế giới là ưu tiên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ tôn trọng và thúc đẩy mạnh mẽ quyền tự do này", Sắc lệnh có đoạn.

"Trong vòng 180 ngày kể từ ngày sắc lệnh này có hiệu lực, Bộ trưởng Ngoại giao, tham khảo ý kiến ​​của lãnh đạo Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), xây dựng kế hoạch ưu tiên tự do tôn giáo quốc tế nằm trong kế hoạch và việc thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và trong các chương trình hỗ trợ nước ngoài của Bộ Ngoại giao và USAID", theo Sắc lệnh.

Sắc lệnh mới cũng phân bổ ít nhất 50 triệu đô la mỗi năm cho các chương trình thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế.

80% dân số thế giới sống ở các quốc gia nơi quyền tự do tôn giáo bị đe dọa hoặc bị cấm.

Vào tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Trump đã kêu gọi các nước chấm dứt đàn áp tôn giáo trên toàn thế giới tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) ở New York. Ông Trump là nhà lãnh đạo đầu tiên khởi xướng cuộc thảo luận về vấn đề này tại các cuộc họp cấp cao của UNGA.

Ông kêu gọi các chính phủ ngừng đàn áp công dân của họ, thả tù nhân lương tâm, loại bỏ những luật hạn chế tôn giáo và bảo vệ những người bị áp bức.

Thomas Farr, chủ tịch của Viện Tự do Tôn giáo, một tổ chức phi lợi nhuận phi đảng phái đã ủng hộ thông báo của ông Trump.

"Tôi ủng hộ việc Sắc lệnh nhấn mạnh rằng tự do tôn giáo không chỉ là quyền tốt đẹp của con người mà còn tuyên bố rõ ràng đó là chính sách của Hoa Kỳ rằng 'tự do tôn giáo, quyền tự do đầu tiên của nước Mỹ, là một sắc lệnh về an ninh quốc gia và về mặt đạo đức", ông Thomas Farr viết trong một email.

Sắc lệnh cũng yêu cầu các bước quan trọng, chẳng hạn như, "yêu cầu phải đào tạo về tự do tôn giáo cho tất cả các nhân viên ngoại giao ở nước ngoài, và phát triển các công cụ kinh tế mới để thúc đẩy tự do tôn giáo và xử phạt các cá nhân và các quốc gia lạm dụng tự do tôn giáo", ông Thomas Farr nói thêm.

Trong báo cáo thường niên được công bố vào tháng 4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã xác định 14 quốc gia đặc biệt quan tâm, bao gồm Miến Điện (Myanmar), Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Bắc Triều Tiên và Syria.

Chính quyền Trung Quốc đã liên tục bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt vào "quốc gia quan ngại đặc biệt vì lịch sử xấu về tự do tôn giáo từ năm 1999.

Các nhóm tôn giáo đang bị đàn áp ở Trung Quốc, bao gồm Kitô hữu, Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo và những học viên của môn tu luyện Pháp Luân Công. Họ bị bắt giữ có hệ thống, bị giam cầm bất hợp pháp, bị tra tấn và tẩy não.

Theo các nhà nghiên cứu, chính phủ Trung Quốc đang sử dụng nhiều phương pháp đàn áp khác nhau, trong đó bao gồm việc mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm.

Tự do tôn giáo ở Trung Quốc đã bị xói mòn khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm cách đàn áp ra quốc tế, theo báo cáo của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) công bố vào tháng 4/2020.

Bắc Kinh đã xây dựng các trại giam để giam giữ khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo dân tộc thiểu số khác ở vùng Tân Cương phía tây Trung Quốc. Ở những vùng khác của Trung Quốc, chính phủ vẫn tiếp tục phá hủy các nhà thờ và những nơi thờ cúng khác.

Báo cáo của các nhà điều tra cũng chỉ ra rằng hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt vào năm ngoái vì từ chối từ bỏ niềm tin của họ hoặc vì chia sẻ các tài liệu về việc tập luyện.

Ủy viên USCIRF Gary L. Bauer nói với tờ The Epoch Times (Mỹ) rằng danh sách dài các vi phạm tôn giáo và sự thù địch ngày càng tăng của chính quyền Trung Quốc đối với đức tin đã khiến Trung Quốc trở thành "kẻ lạm dụng tự do tôn giáo tồi tệ nhất".

Ông nói: "Trung Quốc đã tuyên chiến với tất cả các đức tin tôn giáo" và ĐCSTQ đã trở thành một "mối đe dọa đối với quốc tế".

Có những tín hiệu đáng báo động rằng chính quyền Trung Quốc đang thực hiện các vi phạm nhân quyền ra toàn thế giới, theo báo cáo.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc tiếp tục lũng đoạn các tổ chức về quyền quốc tế. Chẳng hạn, vào tháng 2, Bắc Kinh đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm tìm cách bảo vệ người tỵ nạn Rohingya ở Miến Điện (Myanmar).

Công nghệ nhận dạng khuôn mặt, mà ĐCSTQ dùng để xây dựng một nhà nước giám sát hàng loạt, cũng đã phổ biến ở hơn 100 quốc gia và, trong một số trường hợp, phục vụ như một công cụ để nhắm mục tiêu vào các nhà bất đồng chính trị, báo cáo nhấn mạnh.

Đại dịch không ngăn được ĐCSTQ thực hiện sự áp bức, theo Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback.

"Ngay cả ở những nơi bị phong toả khắt khe nhất trong đại dịch, chính phủ Trung Quốc cũng vẫn tiến hành chiến dịch gửi một triệu cảnh sát tới 10 triệu gia đình ở Tây Tạng để hạn chế hơn nữa việc người Tây Tạng và Phật giáo Tây Tạng", ông Sam Brownback nói trong một cuộc họp của Bộ Ngoại giao vào ngày 14/5.

"Sau đó, chúng tôi cũng thấy trong cộng đồng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, họ đang đối mặt với sự gia tăng bị tổn thương vì họ bị buộc phải làm việc bất chấp rủi ro của dịch bệnh virus corona".

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ ban hành Sắc lệnh về tự do tôn giáo quốc tế