Một nữ Y tá Indonesia chết sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Truyền thông Indonesia đưa tin, một y tá ở tỉnh Đông Java, Indonesia đã chết 17 ngày sau khi tiêm liều vắc-xin CoronaVac đầu tiên do Trung Quốc sản xuất.

Nữ y tá Erny Kusuma Sukma Dewi, 33 tuổi, xét nghiệm dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán, còn được gọi là virus Corona chủng mới. Cô được điều trị tại bệnh viện, nhưng sau đó đã tử vong. Theo ông Endah Woro Utami, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngudi Waluyo ở Blitar Regency nơi cô làm việc, các đồng nghiệp và bạn bè của cô đều cho kết quả xét nghiệm âm tính với virus. Chỉ có chồng cô có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng.

‘Trước khi được tiêm chủng, nhiệt độ cơ thể cô ấy bình thường. Cô ấy không có tiền sử bệnh tật. Cô ấy trẻ và khỏe mạnh,’ ông Utami nói với tờ Kompas của Indonesia vào ngày 21/2.

Nữ y tá đã chăm sóc các bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong bệnh viện trước khi bản thân cô bị nhiễm bệnh.

Chính phủ Indonesia đã bắt đầu một chương trình tiêm chủng toàn quốc cho tất cả các nhân viên y tế phòng chống COVID-19. Là một nhân viên y tế, Dewi được tiêm mũi vắc-xin CoronaVac lần đầu vào ngày 28/1.

Trước khi được tiêm mũi thứ hai vào ngày 5/2, Dewi bị sốt, ho và khó thở. Cô đã đến một bệnh viện địa phương để điều trị. Vào ngày 6/2, tình trạng của cô xấu đi và cô được chuyển đến bệnh viện nơi cô làm việc, được điều trị trong phòng chăm sóc tích cực cho đến khi cô qua đời vào ngày 14/2, ông Utami cho biết.

Một nhân viên y tế cầm một liều vắc xin CoronaVac trong chiến dịch tiêm chủng COVID-19 ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 27 tháng 1 năm 2021. (Adem Altan / AFP qua Getty Images)

Ông Utami nói rằng cô Dewi đã chết vì COVID-19 nhưng không cho biết cô ấy được chẩn đoán bị nhiễm bệnh khi nào.

Khi nói chuyện với CNN Indonesia ngày 22/2, thư ký chi nhánh Blitar của Hiệp hội Y tá Quốc gia Indonesia đã xác nhận lời kể của ông Utami.

Cả ông Utami cùng thư ký đều không cho rằng Dewi có thể bị nhiễm virus vì vắc-xin. Họ cho biết cô Dewi đã đến thăm một thị trấn khác sau khi được tiêm vắc-xin. Ngoài chồng và các bệnh nhân của cô, không ai trong số những người mà cô tiếp xúc có kết quả xét nghiệm dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán. Ông Utami cũng nói rằng ông không nghĩ Dewi bị nhiễm bệnh tại bệnh viện.

Vắc-xin CoronaVac được công ty Sinovac Biotech có trụ sở tại Bắc Kinh phát triển và sản xuất.

Công ty Sinovac đã thực hiện các thử nghiệm vắc-xin lâm sàng giai đoạn cuối ở Brazil và được chứng minh là có hiệu quả 50,4%, chỉ vừa đủ để vượt qua ngưỡng 50% của Tổ chức Y tế Thế giới để được phê duyệt theo quy định. Tỷ lệ này cũng thấp hơn so với vắc-xin do Hoa Kỳ phát triển, cụ thể vắc-xin của Pfizer-BioNTech là 95% và vắc-xin của Moderna là 94.1%.

Tháng 10/2020, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã đặt nghi vấn về tính hiệu quả của vắc xin do Trung Quốc sản xuất và tuyên bố trên mạng xã hội rằng: “Người dân Brazil sẽ không làm chuột bạch cho bất kỳ ai”.

Một phiên bản trước của bài báo này đã nêu không chính xác thời gian sau lần tiêm phòng đầu tiên trước khi Dewi qua đời. Đó là 17 ngày. Epoch Times rất tiếc về lỗi này.

Bảo Vân

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Một nữ Y tá Indonesia chết sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất