Một khi ‘vị thế đặc biệt’ bị mất, đồng nghĩa với 'khai tử' Hong Kong

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đáp lại việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy mạnh mẽ Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, vào ngày 27/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã tuyên bố xác nhận Hong Kong không còn đủ quyền tự trị, đồng nghĩa với việc không đủ điều kiện bảo đảm tiếp tục hưởng ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ.

Một số học giả miêu tả vị thế đặc biệt của Hong Kong là một "lựa chọn hạt nhân", một khi mất đi, sẽ đồng nghĩa với "khai tử Hong Kong".

Cuộc họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc tổ chức tại Bắc Kinh gần đây đã thông qua quyết định xây dựng Luật An ninh Quốc gia Hong Kong và sẽ được biểu quyết vào ngày 28/5. Một khi dự luật này được thông qua, nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’ của Hong Kong, người dân Hong Kong cầm quyền Hong Kong, tính tự trị cao sẽ chết và chỉ tồn tại trên danh nghĩa. ĐCSTQ có thể sử dụng an ninh quốc gia để bóp nghẹt dân chủ, tự do, và nhân quyền của Hong Kong.

Trước khi Luật An ninh Quốc gia Hong Kong được bỏ phiếu, vào ngày 27/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo tuyên bố trước Quốc hội rằng dựa trên thực tế, xác định Hong Kong đã không còn đủ quyền tự trị. Do đó, Hong Kong không tiếp tục được hưởng ưu đãi đặc biệt theo luật Hoa Kỳ năm 1997.

Ngoại trưởng Pompeo nói rằng vào ngày 21/5, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ đã đơn phương tự ý tuyên bố ý đồ thực thi Luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong. Quyết định mang tính thảm họa này của Bắc Kinh là hành vi mới nhất trong một loạt các động thái gần đây làm suy yếu quyền tự trị và tự do của Hong Kong, phá hủy thỏa thuận quốc tế ‘Tuyên bố chung Trung - Anh’ mà ĐCSTQ đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc.

Ông nói rằng những thập kỷ phồn vinh được tạo ra bởi những con người Hồng Kông tràn đầy sinh lực, tiến bộ và tự do là pháo đài của tự do. Quyết định về dự luật này không khiến ông hài lòng. Việc xây dựng chính sách hợp lý đòi hỏi một sự hiểu biết rõ ràng về thực tế.

Ông Pompeo nói rằng mặc dù Hoa Kỳ đã hy vọng rằng tự do và thịnh vượng của Hong Kong sẽ là một tấm gương cho ĐCSTQ độc tài, nhưng ĐCSTQ đã tăng tốc làm xói mòn cam kết đối với chính quyền tự trị của người Hong Kong. Giờ đây người dân Hong Kong đang phản kháng, Hoa Kỳ đứng về phía người dân Hong Kong.

Tuyên bố của ông Pompeo về Hong Kong có thể khiến Quốc hội Hoa Kỳ công bố xóa bỏ vị thế hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt của Hong Kong.

Sau khi tin tức trên công bố, chứng khoán Hong Kong đã trải qua một cú sốc lớn. Chỉ số Hang Seng lao dốc trong một đêm, giảm xuống dưới mức 23.000 điểm.

Tằng Duệ Sinh (Steve Tsang), Viện trưởng Viện SOAS Trung Quốc tại Đại học London, đã mô tả với Apple Daily rằng: vị thế đặc biệt của Hong Kong là một "lựa chọn hạt nhân", một khi nó mất đi tương đương với "khai tử Hong Kong".

Hoa Kỳ đã thông qua "Luật chính sách Hoa Kỳ - Hong Kong" (còn được gọi là "Luật quan hệ Hong Kong") vào năm 1992, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dành chế độ đãi ngộ cho Hong Kong sau khi đặc khu này được chuyển giao cho Bắc Kinh.

Theo luật, Hoa Kỳ sẽ dành cho Hong Kong đãi ngộ đặc biệt khác với Trung Quốc trong lĩnh vực tài chính và văn hóa dựa trên cam kết của Trung Quốc về mức độ tự chủ cao trong ‘Tuyên bố chung Trung-Anh’.

Ví dụ: hộ chiếu Hong Kong được Hoa Kỳ công nhận và các đơn xin thị thực vào Hoa Kỳ được xử lý độc lập; Hong Kong có thể mua công nghệ nhạy cảm dưới sự kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, nhưng cần đảm bảo được sử dụng đúng cách. Ngoài ra, Hoa Kỳ sẽ coi Hong Kong là một "khu vực hải quan độc lập".

Điều quan trọng nhất là vấn đề Hong Kong luôn nằm trong chương trình nghị sự của chính giới Hoa Kỳ. Năm ngoái, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua "Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong". Hoa Kỳ sẽ xem xét quyền tự trị của Hong Kong hàng năm và sau đó quyết định có tiếp tục trao đãi ngộ đặc biệt về thuế quan cho Hong Kong hay không. Báo cáo đầu tiên được công bố sau kỳ họp Lưỡng hội của ĐCSTQ.

Trước khi Luật An ninh Quốc gia biểu quyết, ông Pompeo tuyên bố rằng Hong Kong sẽ không còn được hưởng quyền tự trị, và các biện pháp trừng phạt sắp tới sẽ được đưa ra.

Ông Trương Côn Dương (Sunny Cheung), phát ngôn viên của Mạng lưới ngoại giao dân sự Hong Kong, người đã tới nước ngoài để tham gia vận động hành lang, và ông Viên Di Xương (Derek Yuen), một giảng viên danh dự tại Đại học Hong Kong, cho rằng động thái tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ đẩy nhanh các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong.

Ông Trương Côn Dương nói rằng sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc công bố đánh giá về Luật An ninh Quốc gia, Hoa Kỳ rất quan tâm đến tình hình ở Hong Kong. Ông tin rằng khả năng cao Hoa Kỳ sẽ trừng phạt Hong Kong thông qua Đạo luật Nhân quyền. Ngoài việc xử phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong ủng hộ Đạo luật An ninh Quốc gia, cũng có thể cấm xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao sang Hong Kong, điều này sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của Hong Kong và Trung Quốc.

Còn về việc Hoa Kỳ bãi bỏ vị thế khu vực hải quan độc lập của Hong Kong? Ông Trương miêu tả đây là lệnh trừng phạt "cấp độ như bom hạt nhân" cũng sẽ gây tổn hại cho lợi ích của Hoa Kỳ tại Hong Kong.

Học giả Viên Di Xương cũng cho rằng Washington sẽ đẩy nhanh các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chính phủ Hong Kong ủng hộ Luật An ninh Quốc gia. Quan sát cách Hoa Kỳ xử lý các vấn đề Tân Cương và Iran, ông tin rằng chính sách của Hoa Kỳ đối với Hong Kong cũng như vậy. Ông cho rằng, khả năng lớn sẽ xử phạt các quan chức Hong Kong trước, xem phản ứng của Bắc Kinh rồi sau đó sẽ thực hiện bước tiếp theo.

Ông Viên cho rằng vấn đề Hong Kong sẽ là một chủ đề rất được quan tâm trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp tới, và Tổng thống Trump cần có hành động rõ ràng trong việc "chống lại chủ nghĩa cộng sản".

Minh Thanh

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Một khi ‘vị thế đặc biệt’ bị mất, đồng nghĩa với 'khai tử' Hong Kong