‘Mạo danh Khổng Tử’- bộ phim gây tranh luận sôi nổi tại Đức

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi bộ phim "Mạo danh Khổng Tử" giành được giải thưởng, bộ phim này đã được trình chiếu tại 10 thành phố lớn của Đức. Sự tác động của Học viện Khổng Tử đối với Đức và mối đe dọa tiềm tàng của nó đã thu hút sự chú ý của truyền thông Đức. Ngày 22/12, tờ Daily Mirror đã đăng một bài báo với tiêu đề "Nhóm những trường đại học đầu tiên xem xét lại về Học viện Khổng Tử gây tranh cãi", đề cập đến việc Đại học Dusseldorf không ký hợp tác tiếp với Học viện Khổng Tử, hợp đồng cũ sẽ chấm dứt vào tháng 4 năm 2020, Đại học Hamburg cũng cho biết không cung cấp kinh phí cho Viện Khổng Tử nữa.

Tờ báo dẫn lời ông Jens Brandenburg (FDP) - nghị sĩ Quốc hội Đức, phụ trách về giáo dục và nghiên cứu khoa học: "Bây giờ là lúc Bộ trưởng Bộ Khoa học và các trường đại học thảo luận về những nguy cơ và bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc)". Ông tin rằng các liên kết tài chính chặt chẽ gây hại cho tự do khoa học.

Đạo diễn phim Thu Mân trên Facebook của mình viết rằng năm nay là năm Viện Khổng Tử phải chịu thất bại lớn nhất. Gần 20 đơn vị tổ chức tại các nước như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Thụy Điển, Hà Lan, Đức, Bỉ… đã hoặc sẽ đóng cửa Học viện Khổng Tử. Hiện tại, số lượng các Viện Khổng Tử bị đóng cửa đã vượt quá 40.

Trong chuyến đi đến Đức, đạo diễn Thu Mân đã gặp gỡ các đại diện của Học viện Khổng Tử tại Đại học Leipzig, Hamburg và Gottingen. Đạo diễn cảm ơn các đại diện đã thảo luận cởi mở cùng bà. Bà nói rằng mặc dù hầu hết 19 Học viện Khổng Tử được mở ra tại các trường Đại học ở Đức và ít bị ảnh hưởng bởi phía Trung Quốc. Tuy nhiên, các chính sách phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng nhân sự Trung Quốc của Văn phòng Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc Quốc tế (được biết tới là trụ sở của Học viện Khổng Tử, cơ quan của chính phủ Trung Quốc phát triển tài nguyên giảng dạy văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc trên toàn thế giới), và kiểm duyệt cấm thảo luận về các chủ đề cấm kỵ của ĐCSTQ là không chấp nhận được. Điều này cho thấy các nguyên tắc và giá trị cơ bản của trường đại học đã bị xói mòn, khiến chúng ta phải lo ngại.

Cuộc tranh luận sôi nổi trong hội thảo tại Gottingen

Đạo diễn Thu Mân cho biết buổi hội thảo chiếu phim được tổ chức tại Gottingen đặc biệt ấn tượng với sự tham gia của cựu đại sứ Đức tại Trung Quốc và một giáo sư tiếng Hán tại Đại học Gottingen tham gia thảo luận, cả hai đều là thành viên ban giám đốc của Viện Khổng Tử tại Đại học Gottingen. Hội thảo càng về cuối càng trở nên sôi nổi với các tranh luận.

Ngày 11/12/2019, buổi trình chiếu phim Mạo danh Khổng Tử đã được tổ chức tại trụ sở của Hiệp hội bảo vệ các Dân tộc bị bức hại (GfbV) ở Gottingen. Sau đó, khách mời đặc biệt gồm bà Liêu Thiên Kỳ - Hội trưởng của ICPC (thuộc hiệp hội toàn cầu các nhà văn chuyên về tự do ngôn luận và bảo vệ các nhà văn chịu sự đàn áp của chính phủ); ông Volker Stanzel - cựu Đại sứ Đức tại Trung Quốc; đạo diễn Thu Mân và ông Hanno Schedler - người tổ chức chương trình đã tham gia hội thảo. Nửa chừng hội thảo, Giáo sư Axel Schneider, giáo sư lịch sử và chính trị tại Đại học Gottingen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á hiện đại và thành viên ban giám đốc của Viện Khổng Tử cũng tham gia hội thảo.

Ngày 11/12/2019, bộ phim Mạo danh Khổng Tử đã được trình chiếu tại Trụ sở Gfbv tại Gottingen. Từ trái sang, khách mời hội thảo gồm bà Liêu Thiên Kỳ thuộc ICPC; Giáo sư Axel Schneider- giáo sư Lịch sử và Chính trị học Đại học Gottigen, thành viên ban giám đốc Học viện Khổng tử; đạo diễn Thu Mân; ông Hanno Schedler - người tổ chức chương trình thuộc Gfbv

Bà Liêu Thiên Kỳ: Học viện Khổng Tử nên được đổi tên thành "Học viện Mao Trạch Đông"

Cựu đại sứ Stanzel nói rằng Viện Khổng Tử là một cơ sở đào tạo ngôn ngữ và giao lưu văn hóa tương tự như Viện Goethe của Đức và được chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) tài trợ.

Đạo diễn của bộ phim, bà Thu Mân, lại tin rằng Viện Khổng Tử chưa bao giờ là một tổ chức văn hóa độc lập. Trước hết, Học viện Khổng Tử được tài trợ bởi phía Trung Quốc và trực tiếp chịu sự kiểm soát của Văn phòng xúc tiến ngôn ngữ Trung Quốc thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc. Việc lựa chọn tài liệu giảng dạy, nội dung lớp học… tất cả đều phải theo lệnh của chính phủ ĐCSTQ. Viện Khổng Tử không thể so sánh với Viện Goethe.

Bà Liêu Thiên Kỳ tin rằng vị thế của Khổng Tử trong văn hóa Trung Quốc có sức nặng như của Socrates, Plato và Aristotle trong văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập ĐCSTQ đã tiến hành phê phán và thanh toán một cách có hệ thống đối với đạo Khổng Mạnh. Tình trạng này phát triển đỉnh điểm vào thời Cách mạng Văn hóa. Năm 1974, ĐCSTQ đã phát động một phong trào ‘phê Lâm phán Khổng’, xúc phạm, phỉ báng và phá hủy các tư tưởng Khổng Tử và Nho gia.

Ngày nay, ĐCSTQ không những không suy nghĩ lại về những gì đã làm, mà còn muốn lợi dụng Khổng Tử, lại làm thành rẻ tiền, cắt xén đem bán ở nước ngoài vài trong thập kỷ nay. Cách làm đổi trắng thay đen, ngu muội và đê hèn này thật sự khiến người ta khinh ghét. Trong Viện Khổng Tử, vấn đề liên quan tới sự kiện ngày 4 tháng 6 không được thảo luận và Đức Đạt Lai Lạt Ma không thể nói đến, vấn đề Pháp Luân Công không dám động vào.

Có tư liệu cho thấy dưới sự cai trị của ĐCSTQ, 80 triệu người ở Trung Quốc đã chết một cách bất thường. Sẽ tới ngày lịch sử lặp lại, và những cảnh bi thảm sẽ trở lại. Bà Liêu Thiên Kỳ nói: "Ngày nay, trước một chính quyền như vậy, trước thứ ma quỷ chúng ta đang phải đối diện như vậy, tôi cảm thấy thật đáng sợ. Do đó, Viện Khổng Tử không nên tồn tại". Lúc này, những tràng pháo tay nhiệt liệt nổ ra từ phía khán giả.

Bà Liêu Thiên Kỳ đề xuất tất cả các Học viện Khổng Tử nên được đổi tên thành "Học viện Mao Trạch Đông", đây không chỉ là cái tên mà nó là sự thật.

Hội đồng quản trị Viện Khổng Tử: Không có sự can thiệp của Trung Quốc vào Học viện Khổng Tử Gottingen

Cựu đại sứ Stanzel thừa nhận rằng Trung Quốc là một chế độ độc tài chuyên chế. Câu hỏi đặt ra là nên đối xử với Trung Quốc như thế nào. Không quan tâm và cắt đứt quan hệ? Hay vẫn duy trì và hợp tác với họ để dần dần ảnh hưởng đến họ. Ông tin rằng Học viện Khổng Tử ở Gottingen khác với Học viện Khổng Tử ở Canada được mô tả trong bộ phim Mạo danh Khổng Tử. Quản lý tại Học viện ở Gottingen hoàn toàn độc lập, từ tuyển chọn và sử dụng người, và chương trình giảng dạy... đều có quyền quản lý độc lập, chưa bao giờ nghe nói về sự can thiệp và sự tham gia của phía Trung Quốc

Giáo sư Schneider cho biết, Khoa Hán học của Gottingen có bộ giáo trình giảng dạy tiếng Trung riêng, do thiếu kinh phí cho giáo viên và tài liệu giảng dạy, kể từ khi thành lập Học viện Khổng Tử, trường đã nhận nhiệm vụ giảng dạy ngôn ngữ và chia sẻ ít nhất 50% trách nhiệm dạy tiếng Trung. Chúng tôi cũng không né tránh thảo luận về các chủ đề nhạy cảm, chẳng hạn như sự kiện ngày 4 tháng 6, vấn đề Tây Tạng, vấn đề Đài Loan và vấn đề Hồng Kông…

Bà Liêu Thiên Kỳ không đồng ý với quan điểm của ông Stanzel về việc hợp tác với Trung Quốc và dần dần ảnh hưởng đến họ, bà nói: Nếu năm đó Đức quốc xã thành công, vẫn được nắm quyền, dẫn dắt Đức đi đến thịnh vượng, thế giới cũng sẽ cố gắng hợp tác với nó, rồi dần dần ảnh hưởng và thay đổi nó?

Bà nhấn mạnh: Tôi nghi ngờ Viện Khổng Tử là, Trung Quốc có câu tục ngữ: sói đội lốt cừu, và Viện Khổng Tử có phải là "hệ thống truyền thông của ĐCSTQ khoác bộ quần áo của Khổng Tử" không? Điều này toàn xã hội sẽ cần phải suy xét và thận trọng.

Bà Liêu Thiên Kỳ: Thật xấu hổ khi nói về nhân quyền của Trung Quốc mà né tránh Pháp Luân Công

Bà tin rằng một mặt, Viện Khổng Tử dùng chiêu bài Khổng Tử, mặt khác lại phân biệt đối xử trong việc lựa chọn và sử dụng người và đàn áp các học viên Pháp Luân Công, cố tình làm phai nhạt các chủ đề như Đạt Lai Lạt Ma, chủ quyền Đài Loan... những điều này hoàn toàn cách xa với hệ thống luân lý Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của Nho gia. Bà nhận định rằng không thể tin mục đích của Viện Khổng Tử về cái gọi là "quảng bá văn hóa Trung Quốc và tiếng Trung Quốc". Đừng nói rằng phân biệt đối xử với các học viên Pháp Luân Công cần thiết cho quảng bá văn hóa?

Bà Liêu Thiên Kỳ cho biết Viện Khổng Tử ở Toronto trong bộ phim Mạo danh Khổng Tử cho thấy sự phân biệt đối xử với những người tín ngưỡng Pháp Luân Công, điều này khiến bà không thể chấp nhận. Bà nói: "Trong một xã hội dân chủ phương Tây với tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận, Pháp Luân Công là một đoàn thể tín ngưỡng truyền bá Chân, Thiện, Nhẫn. Chúng ta sống cùng dưới một bầu trời. Mọi người nên được tôn trọng, yêu thương và chia sẻ tất cả những điều tốt đẹp".

Bà hỏi: Có phải Học viện Khổng Tử tại Gottingen cũng có giáo viên là học viên Pháp Luân Công? Các bạn đối xử với họ như thế nào?

Ông Stanzel trả lời: Gottingen chưa gặp phải tình huống như vậy..

Sau đó, bà Liêu Thiên Kỳ hỏi giáo sư Schneider liệu việc lựa chọn và tuyển dụng của Học viện Khổng Tử tại Gottingen cũng có điều khoản cấm đối với những người tín ngưỡng Pháp Luân Công? Giáo sư Schneider đã từ chối trả lời. Lúc này, ông Stanzel đã rời khỏi hội trường trước.

Khán giả: Bạn có muốn hợp tác kinh doanh với những kẻ khủng bố?

Bà Chu, một khán giả tham gia buổi hội thảo cho biết chương trình hội thảo rất hay, càng trao đổi sự thật càng thể hiện rõ hơn, giúp mọi người thấy bộ mặt thật của Viện Khổng Tử và những vấn đề hiện có trong xã hội Đức. "Tôi thấy rằng khán giả tại hiện trường rất phản cảm với những chuyên gia và học giả a dua, xu nịnh lấy lòng. Những người này ở Đức rất nhiều".

Bà Liêu Thiên Kỳ cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên rằng cuộc thảo luận này có những lập trường và các tranh biện khác nhau, và cho rằng điều này rất tốt. "Mặc dù tôi không đồng ý với một số quan điểm, nhưng tôi không hoàn toàn phủ nhận một số quan điểm của họ. Tôi tin rằng những người lớn lên ở phương Tây được giáo dục bởi văn hóa Cơ đốc giáo và giá trị phổ quát này không thể ủng hộ chế độ độc tài chuyên chế".

"Tuy nhiên, đối mặt với lợi ích, trước tình huống lựa chọn cái tốt và không tốt cho bản thân, rất có thể họ sẽ thỏa hiệp. Lời nói của tôi có chút bảo lưu, ít nhất họ đã thỏa hiệp, cố tình làm ngơ, nhưng, điều khiến tôi không hài lòng là họ chưa thừa nhận rằng họ hoàn toàn độc lập về mặt học thuật, không bị ai can thiệp... Không ai can thiệp vào tự do và nghiên cứu của các học giả Đức, nhưng hãy nghĩ về các đồng nghiệp Trung Quốc của bạn vì muốn thể hiện ý nguyện bản thân hay làm nghiên cứu độc lập của riêng mình mà bị bức hại, bạn có thể chấp nhận được không? "

Bà Liêu Thiên Kỳ cho rằng nên có nhiều nơi hơn đàm luận về Viện Khổng Tử, để nó trở thành một chủ đề, thúc đẩy Đức nhanh chóng đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử.

Một khán giả tham gia sự kiện người Hồng Kông, cô Cam nhận xét bộ phim "Mạo danh Khổng Tử" rất hay, nội dung tập trung chỉ trong một thước phim ngắn đã cho mọi người hiểu rõ về nguồn gốc cơ bản và cốt lõi nhất của Viện Khổng Tử.

Cô tin rằng khi mọi người gặp phải vấn đề khó khăn, họ sẽ nghĩ rằng nó quá phức tạp. Không cần nghĩ về nó, hoặc tìm một lối thoát. "Đó là bản tính của con người, rất mong mỏi hy vọng có thể tìm thấy câu trả lời rồi dừng lại ở đó". Cô nói, thực ra bạn chỉ cần tự hỏi mình một câu hỏi, "Bạn có muốn hợp tác kinh doanh với những kẻ khủng bố này không?" Vấn đề sẽ rất rõ ràng.
"Người Đức làm gì cũng rất thực tế và suy xét kinh tế", cô nói. "Chỉ cần suy xét về việc hiện giờ bạn đang làm kinh doanh với những kẻ khủng bố lớn nhất thế giới". Cô cho hay tại một sự kiện quốc tế 2 năm trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công khai nói Tuyên bố chung Trung - Anh không còn tồn tại và họ có thể đối xử với Hồng Kông theo bất kỳ cách nào họ muốn. "Vậy bạn còn có thể làm kinh doanh với người như thế này?"

Người tổ chức sự kiện: nói với xã hội Đức đằng sau Viện Khổng Tử thực chất là gì

Ông Schedler, người thuộc GfbV đã tổ chức những hội thảo về bộ phim Mạo danh Khổng Tử ở một số thành phố ở Đức, nói với phóng viên, ở khắp nơi trình chiếu bộ phim đã tạo ra phản ứng rất mạnh mẽ và mọi người rất thích thú, mọi người đều lần đầu tiên được nghe về sự việc liên quan tới Viện Khổng Tử và bị sốc trước những gì được nghe.

Ông tin rằng hiện nay là thời đại khiến nhiều người phương Tây thất vọng và một số người cảm thấy rất khó để chỉ trích một quốc gia như Trung Quốc. "ĐCSTQ đã làm điều này. Người phương Tây cũng đã đánh đồng ĐCSTQ với người dân Trung Quốc. Sự chỉ trích Trung Quốc (ĐCSTQ) được coi như chỉ trích người dân Trung Quốc".

"Cần giúp mọi người nhận thức rõ điểm này, việc này cần bỏ nhiều thời gian và công sức", ông Schedler nói. "Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc này".

Minh Thanh

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

‘Mạo danh Khổng Tử’- bộ phim gây tranh luận sôi nổi tại Đức