Mặc làn sóng chỉ trích của các nhà phê bình vô Thần, nước Mỹ vẫn cầu nguyện giữa đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặc cho những lời chế giễu hay chỉ trích của những nhà phê bình truyền thông vô Thần, nước Mỹ vừa qua cũng đã tổ chức Ngày cầu nguyện quốc gia giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Bởi nước Mỹ là một quốc gia cầu nguyện!...

Các nhà phê bình truyền thông vô Thần đã phẫn nộ khi Nhà Trắng đầu tháng này công khai một bức ảnh của Phó Tổng thống Mike Pence, thành viên hàng đầu của Lực lượng đặc nhiệm chống Coronavirus, đang cầu nguyện cho đất nước và nhiệm vụ của họ.

Khi đó, mạng Internet nhanh chóng bùng nổ.

Tiêu biểu là dòng tweet này của Thomas Chatterton Williams, một nhà văn của tạp chí New York và tạp chí Harper chế giễu: “Mike Pence và nhóm đặc nhiệm chống Coronavirus của ông cầu nguyện để tìm một giải pháp”.

Tương tự, biên tập viên Gizmodo Matt Novak đã viết trên Twitter: “Mike Pence có thể cầu nguyện bất cứ khi nào ông ta thích, nhưng tôi thấy thật kỳ lạ khi thấy ông ta dẫn đầu một nhóm người cầu nguyện trong cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm chống Coronavirus với những người người đứng đầu CDC [Trung tâm cho Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh] và bác sĩ Anthony Fauci”.

Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người bảo vệ mạnh mẽ ông Mike Pence.

Người sáng lập Samaritan’s Purse, một tổ chức viện trợ nhân đạo Kitô giáo truyền giáo, ông Franklin Graham đã viết trên Twitter: “Một bức ảnh cảm động và mạnh mẽ về [Phó Tổng thống Mike Pence] và Lực lượng đặc nhiệm chống Coronavirus đang cầu nguyện khi họ gặp nhau vào tuần trước tại văn phòng của ông. Cảm ơn Phó Tổng thống và những người đang phục vụ đất nước. Hãy cầu nguyện cùng họ để xin Chúa ban cho sự khôn ngoan, phương hướng và trợ giúp trong việc đối phó với loại virus này”.

Và Jonathan Merritt, một nhà văn viết cho The Atlantic, đáp lời ông Williams: “Phê bình Mike Pence là cách bạn đứng ngoài chiến dịch của ông ấy để đối phó với khủng hoảng. Nhưng chế giễu ông ấy và 79% người Mỹ đã làm trong 3 tháng qua, vì đã cầu nguyện, là lý do tại sao rất nhiều người Mỹ thường coi thường những người giàu có, theo Đảng Dân chủ”.

Vài ngày sau khi bức ảnh cầu nguyện của ông Mike Pence được công khai, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ngày 15/3 là Ngày cầu nguyện quốc gia. Hàng triệu người Mỹ đã tham gia thông qua các dịch vụ nhà thờ trực tuyến, trong các buổi cầu nguyện gia đình và trong những lời kêu gọi cá nhân thầm lặng đối với Đấng toàn năng.

“Chúng tôi là một quốc gia mà trong suốt lịch sử của chúng tôi, đã trông chờ vào Chúa để bảo vệ và tăng cường sức mạnh trong những lúc như thế này”, ông Trump đã viết trên Twitter. “Bất kể bạn ở đâu, tôi khuyến khích bạn hướng về cầu nguyện như một hành động vì đức tin. Cùng nhau, chúng ta sẽ dễ dàng CHIẾN THẮNG!”.

Ông Trump không phải là Tổng thống đầu tiên tuyên bố một ngày cầu nguyện như vậy. Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã từng đích thân đến đài phát thanh để lãnh đạo quốc gia cầu nguyện vài giờ sau khi chiến dịch D-Day ở Châu Âu bắt đầu, còn Tổng thống Abraham Lincoln trong thời kỳ nội chiến đã ấn định ngày Lễ Tạ ơn hàng năm ở Hoa Kỳ.

Ngày cầu nguyện quốc gia đầu tiên được tuyên bố vào ngày 20/7/1775 bởi Quốc hội lục địa (Continental Congress). Và ngày cầu nguyện quốc gia chính thức hàng năm được tổ chức vào Thứ Năm đầu tiên của tháng Năm, bằng một đạo luật của Quốc hội được ký bởi Tổng thống.

Cho đến ngày nay, các thành viên của Thượng viện và Hạ viện được dẫn dắt bởi các giáo sĩ tương ứng của họ đều bắt đầu mỗi ngày bằng cầu nguyện. Nói tóm lại, nước Mỹ đã chính thức cầu nguyện từ trước khi thành lập quốc gia.

Người Mỹ từ lâu vẫn thường cầu nguyện. Điều mà nhà văn Jonathan Merritt nói rằng “79% người Mỹ đã cầu nguyện ít nhất một lần trong 3 tháng qua” xuất phát từ một cuộc khảo sát năm 2017 với 1.015 người trưởng thành của Tập đoàn Barna. Khảo sát cho thấy rằng:

“Những người trưởng thành ở Mỹ cầu nguyện thường xuyên với những động lực khác nhau, phổ biến nhất là để tỏ lòng biết ơn và lời tạ ơn (62%). Về mặt thế hệ, thấp nhất là trong thời kỳ ‘millennials’ (khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) (53%) và cao nhất trong thời kỳ ‘baby boomers’ (thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh, khoảng từ năm 1946 - 1964) (71%)”. Barna cũng thấy rằng 61% cầu nguyện cho nhu cầu riêng của gia đình và cộng đồng của họ.

Nữ biên tập viên của Barna, Roxanne Stone cho biết nghiên cứu này chứng minh rằng “cầu nguyện là một thực hành tâm linh phổ biến nhất của người Mỹ”.

“Phần lớn người Mỹ đều tham gia vào một số hoạt động cầu nguyện, bất kể có tôn giáo hay không. Barna đã nhận thấy điều này là đúng trong nhiều thập kỷ qua”, cô nói.

Hương Xuân
- The Epoch Times.

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Mặc làn sóng chỉ trích của các nhà phê bình vô Thần, nước Mỹ vẫn cầu nguyện giữa đại dịch