Luật sư Giuliani nói về quyết định của Tối cao Pháp viện: “Họ sợ điều gì?', tiết lộ nhiều kế hoạch khác

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Họ sợ điều gì vậy? Chúng tôi chưa kết thúc đâu” - Luật sư Rudy Giuliani đã thảo luận với Fox News và Newsmax về quyết định của Tối cao Pháp viện khi bác bỏ đơn kiện của Texas. Việc Chủ tịch Đảng Cộng hòa Texas vừa đưa ra ý tưởng ly khai cũng có thể là một trong số nhiều lý do để Tổng thống Trump ban hành Thiết quân luật?

Trả lời phỏng vấn chương trình Hannity của Fox News, luật sư Giuliani cho biết các tòa án, bao gồm cả Tối cao Pháp viện đã không dám thể hiện bất kỳ sự "can đảm" hoặc "quyết tâm" nào, do lo ngại bị chỉ trích từ nhiều phía.

“Hãy để người dân Mỹ được nghe sự thật, và để các thẩm phán nghe sự thật. Cho đến nay mọi phương tiện truyền thông đều bưng bít và kiểm duyệt sự thật. Các kênh truyền thông lớn kiểm duyệt, các tập đoàn công nghệ lớn kiểm duyệt, đảng Dân chủ kiểm duyệt, và tòa án cũng kiểm duyệt nốt! Không có tòa án nào chịu xét xử! ” “Hãy lắng nghe sự thật! Quý vị đang sợ cái gì?".

Trả lời trên kênh "Stinchfield" của Newsmax TV, luật sư Rudy Giuliani cho biết nhóm pháp lý của tổng thống Trump sẽ tiếp tục nộp đơn kiện ngay sau khi Tối cao Pháp viện bác bỏ đơn kiện của tiểu bang Texas.

Khi người dẫn chương trình Grant Stinchfield hỏi: “Thưa ông, tôi biết ông đã nói chuyện với Tổng thống ngay sau khi phán quyết này được đưa ra. Phản ứng của Tổng thống như thế nào về sự việc này?".

Luật sư Giuliani nói: “Phản ứng của Tổng thống là ông xem xét các lựa chọn khác. Ý tôi là, chúng tôi luôn biết rằng đây chỉ là một lựa chọn. Chúng tôi đã tính tới có thể là bốn hoặc năm cách riêng biệt. Vì vậy, đây chỉ là một lựa chọn mà chúng tôi hướng đến. Chẳng có gì có thể ngăn cản chúng tôi đệ đơn về những vụ việc gian lận này lên tòa án, đương nhiên đứng đơn là Tổng thống, một số đại cử tri sẽ đứng ra khởi kiện khi cho rằng quyền hiến pháp của họ đã bị vi phạm".

Ông nói thêm: “Chúng tôi chưa kết thúc đâu. Tin tôi đi".

Điều này cũng nghĩa là việc Tối cao Pháp viện từ chối đơn kiện của Texas là vì cho rằng tiểu bang này không liên quan trong vụ tranh chấp pháp lý. Vậy ai là người liên quan và đủ tư cách đệ đơn kiện này? Người khởi kiện hợp pháp chính là Tổng thống Trump, và Người dân Hoa Kỳ - đại diện là luật sư Sidney Powell.

Luật sư Powell vừa xác nhận trên Twitter rằng, bà đã nộp hai đơn kiện vào tối thứ Sáu (ngày 11/12 theo giờ Mỹ) liên quan đến Georgia và Michigan, và hai đơn kiện tiếp theo sẽ được nộp vào thứ Bảy (12/12) liên quan đến Arizona và Wisconsin:

"Mọi người hãy chú ý! Chúng tôi đã nộp những lá đơn khẩn cấp lên Tối cao Pháp viện về vấn đề của Georgia và Michigan. Chúng tôi cũng sẽ sớm nộp đơn kiện liên quan tới Arizona và Wisconsin. Những vụ kiện này sẽ làm dấy lên những vấn đề liên quan đến hiến pháp và chứng minh những vụ gian lận tràn lan trong cuộc bầu cử. Các nguyên đơn của chúng tôi có đủ tư cách pháp nhân để thưa kiện, Người dân Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các cuộc bầu cử bị lũng đoạn gian lận”.

Trước đó vài ngày, thẩm phán Tối cao Pháp viện Samuel Alito đã bóc xác nhận lá đơn khẩn cấp của luật sư Lin Wood, yêu cầu tái thẩm vụ kiện Bộ trưởng Nội vụ Georgia.

Nội dung đơn kiện của luật sư Lin Wood gần như bóc trần mọi ngóc ngách gian lận và tham nhũng đã xảy ra tràn lan tại tiểu bang này, trong đó có sự nhúng tay trực tiếp của hai quan chức hàng đầu là Thống đốc và Bộ trưởng Nội vụ bang Georgia. Đơn kiện dài 40 trang liệt kê chi tiết các trường hợp, khu vực vi phạm gian lận, cáo buộc mạnh mẽ những sai phạm từ vấn đề xác nhận chữ ký phiếu bầu qua thư cho đến cách thức bầu cử mà luật sư Lin Wood xác định là vi hiến.

Như vậy có thể thấy, trước khi có đơn kiện của tiểu bang Texas, các cuộc chiến của nhóm pháp lý của Tổng thống Trump cùng hai luật sư Sidney Powell và Lin Wood vẫn đang được thực hiện từng bước theo kế hoạch đã hoạch định. Các phiên điều trần vẫn đang diễn ra, và ngày càng có nhiều bằng chứng, nhân chứng đã được đưa ra cho các nhà lập pháp và người dân Mỹ thấu tỏ sự thật.

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump và nhóm pháp lý của ông vẫn cam kết tiếp tục đấu tranh đến cùng để cung cấp bằng chứng, vạch trần gian lận và bảo vệ sự toàn vẹn của cuộc bầu cử 2020.

Và việc kiện tụng lên Tối cao Pháp viện chỉ là một trong số nhiều cách mà Tổng thống Trump và đội ngũ pháp lý của ông hướng tới, trong đó còn có con đường thông qua Lập pháp viện (kích hoạt Tu chánh án 12) hoặc Thiết quân luật.

Ngay sau khi Tối cao Pháp viện bác đơn kiện của Texas, Chủ tịch Đảng Cộng hòa Texas Allen West đang “nung nấu” ý tưởng ly khai khi cho rằng Tối cao Pháp viện đã phản bội lại người dân Mỹ.

Ông Allen West viết:

“Tối cao Pháp viện, trước đơn kiện Texas với sự tham gia của 17 tiểu bang và 106 dân biểu, đã ra quyết định rằng một tiểu bang có thể thực hiện các hành động vi hiến và vi phạm luật bầu cử của chính mình”.

“Điều này đã gây tác động nguy hại cho các tiểu bang khác tuân thủ luật pháp, trong khi bang phạm tội không phải chịu hậu quả. Quyết định này đã tạo nên một tiền lệ rằng các bang có thể vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ và không phải chịu trách nhiệm. Quyết định này sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến tương lai của nền cộng hòa lập hiến của chúng ta”.

Tất nhiên, việc Chủ tịch Đảng Cộng hòa Texas Allen West đưa ra ý tưởng ly khai sẽ không trở thành hiện thực, nhưng ông cũng đã kêu gọi các tiểu bang khác thành lập liên minh tuân thủ Hiến pháp. Đây có thể cũng dẫn đến sự rạn nứt quan điểm chính trị giữa các tiểu bang, và gây ra sự bất ổn trong lòng nước Mỹ. Điều này cũng có thể là một trong những lý do dẫn đến khả năng Tổng thống Trump sẽ ban hành Thiết quân luật, với viện dẫn nước Mỹ khủng hoảng nội bộ, cùng các bằng chứng cáo buộc có sự can thiệp bầu cử từ nước ngoài.

Xem thêm: Những người cánh tả lo lắng khi CNN đưa ra viễn cảnh TT Trump có thể giành chiến thắng theo Hiến pháp

Đông Bắc

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Luật sư Giuliani nói về quyết định của Tối cao Pháp viện: “Họ sợ điều gì?', tiết lộ nhiều kế hoạch khác