Lệnh cấm mới của Hoa Kỳ đe dọa sự thống trị toàn cầu về điện thoại thông minh của Huawei

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các lệnh hạn chế gia tăng của Hoa Kỳ đối với Huawei có thể sẽ cản trở quyền tiếp cận của công ty Trung Quốc này đối với chip thậm chí đã được sản xuất sẵn, đồng thời đe dọa vị trí là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, và làm gián đoạn nguồn cung công nghệ toàn cầu, các giám đốc điều hành và chuyên gia cảnh báo.

Ngày 17/8, chính quyền Tổng thống Trump đã mở rộng các biện pháp hạn chế đối với Huawei và cấm các nhà cung cấp sử dụng công nghệ của Hoa Kỳ bán chip cho công ty này khi không có giấy phép. Hạn chế mở rộng này đã bịt những lỗ hổng tiềm ẩn trong các lệnh trừng phạt được đưa ra vào tháng Năm - có thể cho phép Huawei tiếp cận công nghệ thông qua bên thứ 3.

Các hạn chế này cho thấy sự rạn nứt ngày càng tăng trong quan hệ Trung - Mỹ khi Washington thuyết phục các chính phủ siết chặt Huawei vì lo ngại công ty này làm gián điệp và giao dữ liệu cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, Huawei phủ nhận họ làm gián điệp cho chính quyền ĐCSTQ.

Neil Campling - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu TMT tại Mirabaud Securities - cho biết: “Nếu Huawei tiếp tục bị siết chặt, điều đó sẽ ảnh hưởng ra toàn bộ khu vực bán dẫn. Vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ trả đũa ra sao và là đó là một rủi ro đáng kể".

Hoạt động kinh doanh của gã khổng lồ công nghệ Huawei đã gặp khó khăn kể từ khi Mỹ lần đầu tiên đưa công ty này vào danh sách đen cách đây một năm.

Nếu Huawei không thể cung cấp nguồn chip do hạn chế mở rộng của Hoa Kỳ, thì mảng kinh doanh thiết bị cầm tay của họ có thể sẽ không thể tiếp tục.

Các công ty môi giới khác, bao gồm JP Morgan, cũng có quan điểm tương tự; như vậy, điều này sẽ mang lại cho các công ty như Xiaomi và Apple cơ hội tăng thị phần của họ.

Huawei vẫn chưa đưa ra bình luận nào về lệnh hạn chế mở rộng của Hoa Kỳ.

Đầu tháng này, Huawei đã tuyên bố rằng họ sẽ ngừng sản xuất chip Kirin hàng đầu của mình từ tháng Chín vì áp lực của Mỹ đối với các nhà cung cấp của họ, điều này dẫn đến việc bộ phận HiSilicon của công ty này không thể tiếp tục sản xuất các chip là thành phần quan trọng trong điện thoại di động.

Bộ phận HiSilicon của Huawei phải dựa vào phần mềm của các công ty Hoa Kỳ như Synopsys để thiết kế chip của mình.

Tác động đến các nhà cung cấp chip

Các chuyên gia cho biết, lệnh cấm của Hoa Kỳ cũng sẽ có tác động tiêu cực đến các nhà cung cấp chip, ít nhất là trong thời gian tới; các công ty sẽ phải xin giấy phép để được bán chip cho Huawei.

Vẫn chưa rõ có bao nhiêu nhà cung cấp sẽ nộp đơn xin giấy phép này và liệu họ có nhận được chúng hay không.

Tại châu Á, các nhà sản xuất chip bộ nhớ bao gồm Samsung Electronics của Hàn Quốc và SK Hynix - nhà sản xuất cảm biến hình ảnh Sony của Nhật Bản, và nhà sản xuất chip Đài Loan MediaTek có thể bị ảnh hưởng, một nguồn tin trong ngành chip cho biết.

Cổ phiếu của MediaTek, vốn coi Huawei là khách hàng lớn, đã giảm 10% vào ngày 18/8.

MediaTek cho biết họ đang theo dõi diễn biến về các quy định của Hoa Kỳ để duy trì sự tuân thủ, nhưng họ không mong đợi có tác động đáng kể đến các hoạt động trong thời gian sắp tới.

Tại châu Âu, nhà sản xuất chip Infineon của Đức, coi Huawei là khách hàng chính cho các sản phẩm quản lý năng lượng của mình và chuyên gia cảm biến ams của Áo cho biết, họ đang xem xét tác động của các hạn chế mới nhất của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cổ phiếu công nghệ châu Âu tăng trưởng vững chắc hơn, phản ánh mức độ phụ thuộc tương đối thấp của họ đối với Huawei, chiếm 7% doanh số bán hàng tại ams, 3% tại Infineon và 4% tại STMicroelectronics, theo số liệu được Mirabaud’s Campling trích dẫn.

Ai sẽ là người chiến thắng?

Hiện vẫn chưa có đáp án cho câu hỏi về cách thức thực hiện các biện pháp hạn chế mới và lập trường mà Washington dự định thực hiện.

Ví dụ: một nhà cung cấp chất bán dẫn sẽ “có khả năng được yêu cầu biết tất cả các sản phẩm của mình kết thúc ở đâu để họ không tham gia vào bất kỳ giao dịch nào trong đó chi nhánh Huawei có thể là người mua, người nhận hàng trung gian, người nhận hàng cuối cùng hoặc người dùng cuối”, nhà tư vấn rủi ro chính trị Tập đoàn Eurasia cho biết.

Nhưng có khả năng sẽ có một số người chiến thắng trong dài hạn nếu Huawei buộc phải từ bỏ vị trí là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Nhà phân tích Gokul Hariharan của JP Morgan cho biết: “Huawei hiện có 45% - 50% thị phần ở Trung Quốc và nếu điều này trở nên dễ bị dao động, thì Xiaomi, Oppo, và Vivo có thể sẽ là hưởng lợi lớn nhất từ điều này”.

“Huawei cũng có thể sẽ mất vị thế trong thị trường điện thoại thông minh quốc tế và các trạm 5G; cả hai khu vực này đều có thể mang lại lợi ích cho Samsung. Apple cũng có thể được hưởng lợi từ việc tăng thị phần iPhone tiềm năng”.

TSMC cho biết công ty này sẽ không giao các tấm bán dẫn cho Huawei sau ngày 15/9, do đó công ty sẽ bị ảnh hưởng nhẹ về lâu dài, Bernstein cho biết trong một ghi chú. “Dù sao thì TSMC là‘ xưởng đúc của mọi người’”.

Các nhà phân tích cho biết, lệnh cấm của Hoa Kỳ cũng có khả năng ảnh hưởng đến các nhà sản xuất chip của Mỹ như Qualcomm, nhưng những thiệt hại đó có thể sẽ được bù đắp trong dài hạn khi các đối thủ của Huawei giành được vị thế.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Lệnh cấm mới của Hoa Kỳ đe dọa sự thống trị toàn cầu về điện thoại thông minh của Huawei