Lầu Năm Góc bị chỉ trích gay gắt trong bối cảnh các mối đe dọa từ Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sắc lệnh của Bộ Quốc phòng ngày 5/2 nhằm loại bỏ tận gốc "những kẻ cực đoan" trong hàng ngũ lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã bị một vị dân biểu là quân nhân đầu tiên phục vụ trong Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ trích gay gắt. Các sĩ quan cấp cao của chính quyền tiền nhiệm cũng đồng ý với quan ngại này của ông.

Hạ nghị sĩ Waltz, một quân nhân đầu tiên phục vụ trong Quốc Hội Hoa Kỳ đã chất vấn Bộ Quốc phòng về việc tập trung vào 'những kẻ cực đoan' trong hàng ngũ của mình, trong khi Trung Quốc tiếp đang tục gia tăng quân đội và tăng cường sức mạnh quân sự.

“Khi Hải quân Trung Quốc lớn gấp 5 lần Hải quân Hoa Kỳ, khi Trung Quốc ăn cắp công nghệ của Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực và gia tăng đầu tư phát triển ngành hàng không vũ trụ, thì Bộ trưởng Quốc phòng của chúng đặt ưu tiên vào đâu? Dân biểu Michael Waltz nói với The Epoch Times. "Mối quan ngại của tôi là thông điệp mà Bản ghi nhớ của Bộ trưởng Quốc phòng gửi đi".

Trước khi nhậm chức, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin của Tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh việc phải tìm ra kẻ thù trong quân ngũ Hoa Kỳ.

Trong phiên điều trần xác nhận, ông Austin nói với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện: “Công việc của Bộ Quốc phòng là giữ cho nước Mỹ được an toàn trước kẻ thù. Nhưng chúng ta không thể làm điều này nếu trong hàng ngũ của chúng ta có kẻ thù”.

Ngày 5/2, Bộ trưởng Quốc phòng đã chỉ đạo các chỉ huy đơn vị "tạm gác công việc trong vòng 60 ngày" để giải quyết các vấn đề tư tưởng cực đoan trong tất cả các đơn vị của quân đội.

Sau đó, vào ngày 26/2, một Bản ghi nhớ có tựa đề “Dừng công việc để giải quyết chủ nghĩa cực đoan trong lực lượng quốc phòng” được ban hành và yêu cầu chỉ huy các đơn vị xác định các mối đe dọa an ninh của hãng ngũ quân nhân có liên đới với những kẻ cực đoan, và cụ thể là “những kẻ cực đoan da trắng”.

Các nhà phê bình truyền thông đã gọi sắc lệnh này là một cuộc thanh trừng nội bộ. Nó xuất phát từ tin tức rằng một số người đã đột nhập vào Điện Capitol của Hoa Kỳ vào ngày 6/1 là những người đang tại ngũ hoặc từng là quân nhân.

“Đúng vậy, chúng ta nên loại bỏ tận gốc tất cả những kẻ cực đoan, nhưng phải là tất cả các hệ tư tưởng: vô chính phủ, cộng sản, Black Lives Matter, Antifa, hoặc Nazis, và phải dựa trên các quy định về vấn đề này”, ông Waltz nói.

“Theo kinh nghiệm quân ngũ của tôi, khi kẻ thù của chúng ta xả súng thì đối với họ màu da nào cũng như nhau. Da đen, da trắng hay da nâu đều không phải là thứ họ quan tâm”, ông Waltz, một cựu chiến binh, một đại tá có công, từng được nhận Huân chương của Quân đội Hoa Kỳ, cho biết.

Ông nói: “Sự tập trung tổng thể vào chủng tộc, màu da là đi ngược với bản chất của quân đội Hoa Kỳ, vốn lấy năng lực phẩm chất của quân nhân làm cơ sở và tập trung thực hiện sứ mệnh quốc gia”, ông Waltz nói.

Hạ nghị sĩ Michael Waltz, cấp bậc đại tá trong Lực lượng Dự bị Quân đội Hoa Kỳ và phục vụ trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia Maryland. (Ảnh được Michael Waltz cho phép sử dụng)

'Sự kiện gần đây'

Một luận điểm được đề xuất trong sắc lệnh giải quyết cực đoan ngày 26/2 có nội dung: "Tích cực tán thành các hệ tư tưởng vốn khuyến khích phân biệt đối xử, thù ghét và quấy rối chống lại người khác sẽ không được dung thứ trong (đơn vị /bộ tư lệnh / v.v.) của chúng ta".

Bản ghi nhớ đặc biệt nhắm mục tiêu đến “những kẻ cực đoan bạo lực có động cơ chủng tộc và sắc tộc, bao gồm những người theo chủ nghĩa cực đoan da trắng và những kẻ khủng bố trong nước khác như những kẻ cực đoan bạo lực chống chính phủ”.

Bốn ví dụ về "các nhóm không thể chấp nhận" được trích dẫn trong bản ghi nhớ là những người theo chủ nghĩa tối cao của người da trắng hoặc các nhóm tân Quốc xã.

Trung tá Uriah Orlando, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, đã trả lời các câu hỏi từ The Epoch Times về lý do tại sao Antifa, những người cộng sản và chiến binh thánh chiến không được đề cập là mối đe dọa khủng bố trong nước.

“Chúng tôi đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa khủng bố trong hơn 20 năm. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức và mọi người đều biết nó rất tệ. Động thái này tập trung vào các sự kiện gần đây, như đã nêu trong khuôn khổ lập trường lãnh đạo”, ông Orlando cho biết.

“Trong phạm vi rộng, các hoạt động bị cấm bao gồm hoạt động khủng bố, hoạt động vô chính phủ, v.v., vì tất cả những hoạt động này đều gây phương hại đến trật tự, kỷ luật, quá trình hoàn thành nhiệm vụ, hoặc không phù hợp với nghĩa vụ quân sự và vi phạm pháp luật”.

Bản ghi nhớ ngày 26 /2 yêu cầu các quân nhân tại ngũ phải báo cáo với cấp trên của họ về những hành động đáng quan ngại của đồng nghiệp.

“Báo cáo: Nếu bạn quan sát thấy một đồng nghiệp thể hiện các hành vi liên quan, bạn có trách nhiệm báo cáo điều đó thông qua chuỗi lệnh hoặc chỉ lệnh cho người quản lý an ninh địa phương của bạn và / hoặc trực tiếp cho văn phòng về chương trình Đe dọa Nội bộ (Insider Threat program office). Báo cáo các vấn đề về các mối đe dọa sắp xảy ra, hoặc các hoạt động có thể cấu thành hành vi phạm tội cho cơ quan thực thi pháp luật địa phương ngay lập tức”, bản ghi nhớ nêu rõ.

Những quân nhân bị đồng nghiệp báo cáo có thể bị coi là vi phạm các tiêu chuẩn an ninh.

“Nếu bạn quan sát thấy một quân nhân tích cực tham gia vào một tổ chức cực đoan theo cách mà bạn nghi ngờ vi phạm UCMJ [Bộ luật tư pháp quân sự thống nhất] hoặc các chính sách về chủ nghĩa cực đoan của Bộ Quốc phòng, Bộ quân sự hoặc Quân ngũ, hãy báo cáo về quân nhân đó với người giám sát, người chỉ huy, hoặc điều tra viên tội phạm quân sự.

“Hành vi cực đoan của nhân viên Bộ Quốc phòng dưới mức vi phạm UCMJ hoặc các luật hiện hành khác, hoặc các chính sách về chủ nghĩa cực đoan của Bộ Quốc phòng, Bộ Quân sự hoặc Quân ngũ vẫn có thể là mối quan ngại theo phán quyết về an ninh quốc gia của Chính phủ Hoa Kỳ, sẽ được sử dụng để đánh giá khả năng đủ điều kiện truy cập vào thông tin đã được phân loại hoặc giữ một vị trí nhạy cảm”.

Một số quân nhân tích cực của quân đội mà đã tham dự cuộc mít tinh lớn do Tổng thống Donald Trump tổ chức ở Washington vào ngày 6/1 đã nói với The Epoch Times rằng họ cảm thấy mình đang bị giám sát.

“Mọi người đã đến gặp tôi và nói rằng họ đang đặt câu hỏi về tôi”, một quân nhân giấu tên cho biết.

'Đòn tâm lý'

Vị tướng đã nghỉ hưu William Gerald “Jerry” Boykin, cựu thứ trưởng bộ quốc phòng phụ trách lĩnh vực tình báo, gọi sắc lệnh trên là mối đe dọa tinh thần và ảnh hưởng đến công tác tuyển quân.

"Nỗ lực này sẽ phá hủy quân đội của chúng ta," ông Boykin nói với The Epoch Times. Theo ông, việc Bộ Quốc phòng tiến hành thu thập dữ liệu của quân nhân, những người mà có thể đã lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump, sẽ làm tổn hại đến tinh thần của họ.

Ông Boykin, hiện là Phó chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Gia đình ở Washington cho biết: “Điều này rất có hại cho tinh thần, sẽ ảnh hưởng đến việc tuyển quân và duy trì lực lượng quân đội”.

“Tất cả những thứ này rồi sẽ đi về đâu? Đó là 'đòn tâm lý' của chính quyền, một hoạt động tâm lý lớn được thiết kế để thuyết phục người dân Mỹ rằng những người biểu tình ở Thủ đô Washington ngày 6/1 và tất cả những người mà họ đại diện - tức là những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump - là những kẻ khủng bố trong nước".

Ông Orlando nói, “Tạo ra một môi trường không phân biệt đối xử, không hận thù và không sách nhiễu người khác sẽ không làm tổn hại đến tinh thần và việc tuyển dụng”.

Ông Boykin cho rằng, sắc lệnh này có liên quan đến việc Vệ binh Quốc gia chiếm đóng lâu dài căn cứ Quốc hội Hoa Kỳ. Ông nói đó cũng là một chiến thuật tâm lý khác.

Ông nói: “Trên thực tế, sắc lệnh này là sự lãng phí thời gian. Lẽ ra, chúng ta phải dành thời gian này cho các hoạt đông huấn luyện và chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với một cuộc chiến thực sự đã bắt đầu từ 19 năm về trước. Nếu không quay trở lại để thực hiện sứ mệnh hàng đầu của mình, Quân đội của chúng ta sẽ không thể giành chiến thắng trong các cuộc chiến của quốc gia”.

Tướng. Jerry Boykin đã nghỉ hưu. (Ảnh được ông Jerry Boykin cho phép sử dụng)

‘Kỷ nguyên của các hệ tư tưởng’

Việc tập trung loại bỏ những người theo chủ nghĩa cực đoan da trắng và những người theo chủ nghĩa tân Quốc xã, cùng với việc không đề cập đến Antifa, những người vô chính phủ hoặc các nhóm Jihad đã khiến một số quân nhân tại ngũ từng nói chuyện với The Epoch Times lo sợ bị trả thù.

“Đã có một loạt các cuộc tấn công chống lại quân nhân Hoa Kỳ do những người lính có thiện cảm với chiến binh thánh chiến điều khiển, bao gồm vụ bắt giữ một trinh sát kỵ binh tại Fort Stewart, Georgia vào ngày 19/1/2021. Tuy nhiên, trong 20 năm qua chưa bao giờ có một giai đoạn như thế này để kiểm tra các phần tử Hồi giáo. những kẻ cực đoan trong hàng ngũ quân đội Hoa Kỳ”, một người quân nhân nói.

Theo Đại tá John Mills, cựu giám đốc chính sách an ninh mạng, chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, việc chính trị hóa quân đội không phải là mới. Ông Mills là người đóng góp cho chuyên mục Bình luận ​​của The Epoch Times.

Ông Mills nói với The Epoch Times: “Tôi đã sống qua ba giai đoạn của những kỷ nguyên ý thức hệ này”.

“Đầu tiên là các buổi huấn luyện về ‘độ nhạy cảm’ khác nhau dưới thời Clinton, vốn ám chỉ về sự không khoan dung đáng kể của Cơ đốc nhân đối với những người khác. Các buổi đào tạo này đã bị cắt giảm quy mô, một thời gian ngắn ngay sau khi có các phản hồi đáng kể.

“Thứ hai, trong những ngày đầu tiên của chính quyền Obama tại Nhà Trắng, một tờ quảng cáo của DHS đã được phát hành trong chính phủ, nói rằng những người đàn ông Cơ đốc giáo da trắng có súng là mối nguy hiểm lớn hơn những kẻ cực đoan Hồi giáo. Tờ rơi này đã được thu hồi, nhưng các chính trị gia của ông Obama đã nhiều lần nói với tôi rằng những người đàn ông Cơ đốc giáo da trắng có súng là điều khiến họ bao đêm mất ngủ — hơn cả ISIS, Trung Quốc và Nga”, ông nói.

“Bản chất chỉ đạo lạnh lùng của làn sóng huấn luyện giáo lý thứ ba này rất đáng lo ngại.

“Có chủ nghĩa cực đoan, và nó phải được giải quyết, nhưng có nhiều hình thức giải quyết, trên mọi khía cạnh và phải được thảo luận một cách tổng thể. Chương trình này của họ [Bộ Quốc phòng] phải được thay đổi để đảm bảo tính công bằng, không thiên kiến, khoa học và thực tế, đồng thời giải quyết một cách tổng thể và toàn diện chủ nghĩa cực đoan”, ông Mills nói.

"Nếu họ bị ám ảnh về nhóm Proud Boys, thì sao họ lại không thể bị ám ảnh về các tổ chức Antifa và BLM".

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Lầu Năm Góc bị chỉ trích gay gắt trong bối cảnh các mối đe dọa từ Trung Quốc