Kim Jong-un và gia quyến trở thành chuột bạch cho vaccine COVID-19 của Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi đại dịch virus Viêm phổi Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, Bắc Kinh đã phát triển vaccine và thúc đẩy “ngoại giao vaccine”. Nguồn tin tiết lộ rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và gia đình ông đã trở thành chuột bạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), họ đã được tiêm vaccine thử nghiệm do ĐCSTQ cung cấp cách đây hai hoặc ba tuần.

Ngày 1/12, Reuters đưa tin, một nhà phân tích ở Mỹ dẫn lời hai nguồn tin giấu tên trong cộng đồng tình báo Nhật Bản nói rằng, ĐCSTQ đã cung cấp cho gia đình ông Kim Jong-un một loại vaccine thử nghiệm ngừa coronavirus mới.

Ông Harry Kazianis, chuyên gia về các vấn đề Triều Tiên tại Trung tâm Vì lợi ích Quốc gia (Center for the National Interest), một tổ chức nghiên cứu của Washington, cho biết trong hai đến ba tuần vừa qua, ông Kim Jong-un cùng gia quyến và một số quan chức cấp cao trong giới lãnh đạo Triều Tiên đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đây là một loại vaccine được tuyển chọn do chính phủ Trung Quốc cung cấp.

Ông Kazianis cũng nói rằng, không rõ công ty nào đã cung cấp vaccine và liệu vaccine đã được chứng minh có hiệu quả hay chưa.

Cho đến nay, virus Viêm phổi Vũ Hán khởi nguồn từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã lây lan ra toàn cầu được gần một năm, gây ra hơn 64 triệu ca nhiễm bệnh và hơn 1,4 triệu ca tử vong.

Hiện tại, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã phát triển được các loại vaccine hiệu quả, ĐCSTQ cũng đang cố gắng giành lấy thị trường vaccine và đang nhắm vào các nước đang phát triển. Theo các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, ít nhất ba công ty Trung Quốc đã phát triển vaccine ngừa virus Viêm phổi Vũ Hán, bao gồm Công ty Công nghệ sinh học Khoa Hưng Trung Quốc (Sinovac Biotech), công ty vaccine Trung Quốc CanSinoBIO, và Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm).

ĐCSTQ thúc đẩy "ngoại giao vaccine" nhưng gặp trở ngại

Ông Điền Bảo Quốc (Tian Baoguo), Phó Cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ Phát triển Xã hội thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo ngày 20/10 rằng, Trung Quốc hiện có 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng III và tổng cộng có khoảng 60.000 đối tượng đã được tiêm chủng. Ông thừa nhận rằng các đối tượng xuất hiện các phản ứng không tốt như bị đau nhức cục bộ, mẩn đỏ, sưng tấy, sốt nhẹ và phát sốt sau khi tiêm phòng.

Ông Lưu Kính Trinh (Liu Jingzhen), Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Sinopharm, cho biết tại cuộc họp báo rằng vaccine do Sinopharm sản xuất đã được thử nghiệm giai đoạn III tại 10 quốc gia bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Brazil, v.v. và hơn 50.000 người đã được tiêm chủng.

Cuối tháng Mười Một, Sinopharm cho biết ứng viên vaccine của họ đã được gần 1 triệu người ở Trung Quốc sử dụng.

Nhưng tại Brazil, chính quyền bang Sao Paulo tiết lộ ngày 19/10 rằng, 35% trong số 9.000 đối tượng được tiêm vaccine thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của Trung Quốc có xuất hiện tác dụng phụ, bao gồm đau đầu và sưng tấy tại chỗ tiêm, v.v.

Đài CBN của Brazil còn tiết lộ rằng đã có đối tượng tử vong vì tiêm vaccine này. Trong tháng đó, hàng ngàn người Brazil đã xuống đường biểu tình phản đối việc làm chuột bạch cho ĐCSTQ và từ chối tiêm vaccine của ĐCSTQ.

Hiện tại, virus Viêm phổi Vũ Hán vẫn đang tiếp tục lây lan trên toàn cầu. Và ngay từ ngày 22/1, Triều Tiên thông báo nước này đã bước vào tình trạng phòng chống dịch bệnh khẩn cấp trên toàn quốc. Họ cắt đứt các con đường nhập cảnh trên bộ, trên biển và hàng không, phong tỏa biên giới, cấm công dân Trung Quốc nhập cảnh và cách ly hàng trăm người nước ngoài.

Đến nay, nhà chức trách Triều Tiên vẫn kiên quyết tuyên bố rằng chưa có trường hợp nào được xác chẩn tại nước này. Bởi vì Triều Tiên tiếp giáp với Trung Quốc đại lục, nơi khởi nguồn của dịch bệnh, các điều kiện vệ sinh và tiêu chuẩn y tế ở nước này cũng rất thấp, vậy nên ngoại giới đều nghi ngờ về tuyên bố của chính quyền Triều Tiên.

Tập Cận Bình tiết lộ tình hình dịch bệnh của Triều Tiên?

Truyền thông ĐCSTQ trích dẫn một bức thư do ông Tập Cận Bình viết cho ông Kim Jong-un vào ngày 9/5 nói rằng, Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ Triều Tiên trong phạm vi khả năng chống lại dịch bệnh coronavirus mới của Triều Tiên. Ông Tập nói rằng ông rất quan tâm đến tình hình ở Triều Tiên, đến tình hình dịch bệnh và sức khỏe của người dân Triều Tiên.

Sau khi tin tức được đưa ra, nó khiến người ta nhớ đến lời nói dối "không có ca nhiễm bệnh nào" của Triều Tiên. Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi, chẳng phải lúc nào Triều Tiên cũng nói "số ca chẩn đoán là bằng không"? Giờ đây, “anh cả” lại tiết lộ sự thật về tình hình dịch bệnh của Triều Tiên cho thế giới.

Tờ Daily NK của Hàn Quốc trích dẫn tin tức từ quân đội Triều Tiên tiết lộ rằng, chỉ tính riêng trong tháng Một và tháng Hai có hơn 180 binh sĩ Triều Tiên đã chết vì dịch bệnh; ngoài ra, hơn 3.700 binh sĩ trên toàn quốc đang bị cách ly.

Đầu tháng Ba, truyền thông nhà nước Triều Tiên cũng đề cập rằng có 3.000 trường hợp bị nghi ngờ nhiễm coronavirus mới đã được cách ly, rồi sau đó lại nói rằng có khoảng 3.900 người nữa xuất hiện các triệu chứng nhiễm virus và đang được giám sát y tế.

Ngày 12/4, tờ Liberty Times của Đài Loan dẫn lời một cựu quan chức Triều Tiên đào thoát khỏi Triều Tiên tiết lộ rằng, dịch bệnh ở Triều Tiên có thể khá nghiêm trọng. Người dân Triều Tiên bị suy dinh dưỡng trường kỳ, không khỏe mạnh và khả năng miễn dịch kém, hơn nữa hệ thống y tế của Triều Tiên cũng mỏng manh và không ổn định, e rằng số người chết vì dịch bệnh ở Triều Tiên sẽ vượt quá cả con số 3 triệu người đã chết trong nạn đói ở Triều Tiên năm 1990.

Đông Phương

Theo NTD Trung tiếng



BÀI CHỌN LỌC

Kim Jong-un và gia quyến trở thành chuột bạch cho vaccine COVID-19 của Trung Quốc?