Khảo sát: Quan điểm tiêu cực của thế giới về Trung Quốc vẫn ở gần mức cao nhất trong lịch sử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một cuộc khảo sát gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew tại Mỹ thực hiện tại 17 nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới, quan điểm tiêu cực về Trung Quốc luôn ở mức cao kỷ lục trong bối cảnh quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh.

Một báo cáo của Pew nêu chi tiết kết quả cuộc khảo sát 17 nền kinh tế tiên tiến ở châu Âu, Bắc Mỹ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương được công bố vào ngày 30/ 6 cho thấy, đại đa số 15/17 quốc gia tham gia khảo sát (80%) giữ quan điểm không ủng hộ Trung Quốc và tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ”không tôn trọng các quyền tự do cá nhân của người dân".

“Tâm tình này cũng ở mức ngang bằng hoặc gần mức cao lịch sử ở hầu hết mọi nơi được khảo sát, đã tăng đáng kể ở các quốc gia như Ý, Hàn Quốc, Hy Lạp, Úc, Canada và Vương quốc Anh kể từ năm 2018”, tác giả của báo cáo viết.

Pew đã thăm dò ý kiến ​​của 18.850 người trưởng thành ở 17 nền kinh tế tiên tiến từ ngày 1/2 đến ngày 26/5 và công bố kết quả của mình vào ngày 30/6, một ngày trước khi ĐCSTQ kỷ niệm 100 năm thành lập.

Các nền kinh tế được khảo sát bao gồm Úc, Bỉ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đài Loan và Hoa Kỳ.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy mức cao kỷ lục ở Canada, Đức, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Khoảng 76% người Mỹ cho biết họ đánh giá tiêu cực về Trung Quốc, tăng 3 % so với năm ngoái.

Sự không hài lòng đối với quốc gia đông dân nhất thế giới thể hiện cao hơn ở những quốc gia như Nhật Bản (88%), Thụy Điển (80%), Úc (78%) và Hàn Quốc (77%). Báo cáo cho thấy, Singapore và Hy Lạp là hai nước duy nhất bày tỏ quan điểm tích cực đối với Trung Quốc.

Cuộc khảo sát được tiến hành khi Bắc Kinh phải đối mặt với sự giám sát gia tăng về các hoạt động nhân quyền của mình, bao gồm cả việc đàn áp tôn giáo và các dân tộc thiểu số, cũng như việc thực thi luật an ninh quốc gia hà khắc đối với Hong Kong vào tháng 7/2020, vốn quy định các tội danh được xác định mơ hồ như lật đổ và ly khai là tội phạm hình sự và áp đặt mức hình phạt tối đa là tù chung thân.

Tại khu vực Tây Bắc Tân Cương của Trung Quốc, ĐCSTQ đã bị cáo buộc phạm tội diệt chủng đối với người thiều số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác, bao gồm cả việc giam giữ ít nhất 1 triệu người trong các trại “cải tạo chính trị” bí mật.

Các cựu tù nhân người Duy Ngô Nhĩ đã nói với The Epoch Times rằng họ bị tra tấn, bị ép buộc từ bỏ đức tin của mình và buộc phải trung thành với ĐCSTQ trong khi bị giam giữ không rõ lý do trong những cơ sở thường xuyên quá đông đúc.

Người Duy Ngô Nhĩ — đa số là người Hồi giáo dòng Sunni — cùng với các dân tộc thiểu số khác như người Tây Tạng, cũng như các tín đồ tôn giáo vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước, bao gồm cả các tín đồ Cơ đốc giáo và Pháp Luân Công, đã bị ĐCSTQ nhắm mục tiêu ‘chuyển hóa’ thông qua cái gọi là “cải tạo giáo dục”.

Pew cũng phát hiện ra rằng ngoại trừ hai quốc gia Singapore và New Zealand, hơn một nửa số người của các quốc gia còn lại được khảo sát đều cho rằng, quan hệ kinh tế chặt chẽ với Hoa Kỳ ưu việt hơn so với Trung Quốc.

Ở châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Singapore, các quốc gia khác đều cho biết họ ít hoặc không tin tưởng vào cách xử lý các vấn đề thế giới của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, với hầu hết (86%) người được hỏi ở Nhật Bản bày tỏ quan điểm này. Tại Singapore, 70% số người được hỏi bày tỏ sự tin tưởng đối với ông Tập Cận Bình.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Khảo sát: Quan điểm tiêu cực của thế giới về Trung Quốc vẫn ở gần mức cao nhất trong lịch sử