Bầu cử Mỹ: Quốc hội Mỹ xác nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tường thuật bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020:

Kết quả bầu cử Mỹ ngày 7/1:

Quốc hội Mỹ đã chứng nhận kết quả của Đại cử tri đoàn cho ông Joe Biden là người chiến thắng. Trong cuộc kiểm phiếu do Phó Tổng thống Mike Pence đọc, ông Biden đã giành được 306 phiếu đại cử tri trong khi Tổng thống Donald Trump giành được 232 phiếu.

Cụ thể, có hai bang bị thách thức kết quả bởi sự tham gia của ít nhất 1 Dân biểu và 1 Thượng nghị sĩ là Arizona và Pennsylvania. Hai viện sau đó đã lui về thảo luận riêng. Kết quả bỏ phiếu cuối cùng cho thấy:

  • Arizona: Hạ viện (303 không đồng thuận với việc phản đối – 121 đồng thuận với việc phản đối) và Thượng viện (93 không đồng thuận với việc phản đối – 6 đồng thuận với việc phản đối)
  • Pennsylvania: Hạ viện (282-138) và Thượng viện (92-7).

Như vậy, cả 2 viện đều có đa số không đồng thuận với việc phản đối phiếu Đại cử tri tại 2 bang này, và do đó số phiếu Cử tri đoàn cho Joe Biden/ Kamala Harris được giữ nguyên.

Tổng thống Trump cũng đưa ra thông cáo về kết quả bầu cử. Ông Trump viết: "Mặc dù tôi hoàn toàn không đồng ý với kết quả của cuộc bầu cử, tuy nhiên sẽ có một sự chuyển giao có trật tự vào ngày 20 tháng 1".

Ông Trump viết tiếp: "Tôi đã luôn nói rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến để đảm bảo rằng chỉ những phiếu bầu hợp pháp mới được tính. Mặc dù điều này thể hiện sự kết thúc của nhiệm kỳ đầu tiên vĩ đại nhất trong lịch sử tổng thống, nhưng đó chỉ là sự khởi đầu của cuộc chiến của chúng tôi để Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại!”

Các tin liên quan:


Bầu cử Mỹ ngày 29/12:

Chiến dịch Trump kiến nghị Tối cao Pháp viện xem xét vụ gian lận bầu cử ở Wincosin

Nhóm pháp lý của Tổng thống Trump đã kiến ​​nghị Tòa án Tối cao Hoa Kỳ xem xét đơn kiện đối với Tòa án Tối cao bang Wisconsin về những bất thường trong việc sử dụng lá phiếu vắng mặt trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, theo hãng tin Fox News.

Luật sư chiến dịch Trump, ông Rudy Giuliani, đã đệ đơn yêu cầu vài tuần sau khi Tòa án Tối cao Wisconsin bỏ phiếu với tỷ số 4-3 để bác bỏ vụ kiện trên. Nhóm pháp lý của tổng thống đã yêu cầu Tòa án Tối cao xem xét nhanh vấn đề trước khi Quốc hội họp để chứng nhận kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 6/1.

"Thật đáng tiếc, Tòa án tối cao Wisconsin đã từ chối giải quyết các giá trị trong yêu cầu của chúng tôi. 'Đơn thỉnh cầu Cert' này yêu cầu họ giải quyết các yêu cầu của chúng tôi, nếu được phép, sẽ thay đổi kết quả của cuộc bầu cử ở Wisconsin.

Các luật sư của Trump đã tìm cách vô hiệu hóa hơn 221.000 phiếu bầu ở các quận Milwaukee và Dane, cả hai đều là thành trì của đảng Dân chủ. Biden đã thắng Wisconsin với khoảng 20.600 phiếu bầu.

Tòa án bang Wisconsin xác định rằng ba trong số bốn yêu cầu trong vụ kiện Trump đã được nộp quá muộn trong quá trình bầu cử để được xem xét. Yêu cầu thứ tư được xác định là không có giá trị.

Chiến dịch tranh cử của Trump cho biết quyết định của Tòa án Tối cao Wisconsin "đã cho phép hơn 50.000 phiếu bầu vắng mặt bất hợp pháp vi phạm Điều II của Hiến pháp Hoa Kỳ và luật Wisconsin."

Xem thêm:


Bầu cử Mỹ ngày 26/12:

Rudy Giuliani: Các vụ kiện bầu cử sẽ 'bùng nổ' sau Giáng sinh

Ông Giuliani nói: “Vì vậy, bắt đầu từ sau Giáng sinh, mọi thứ sẽ thực sự bùng nổ. Bởi vì bằng chứng mà tất cả các mạng lưới truyền hình, báo chí, [công ty] công nghệ lớn và các nhà lãnh đạo của Đảng Dân chủ cung cấp cho các bạn đều là sai sự thật. Và các bạn sẽ nhận ra tất cả điều đó cùng một lúc. Nó sẽ rất sốc đối với đất nước này".

Trong một buổi phát thanh tự tổ chức, luật sư Giuliani đã nói với các thính giả rằng, có “sự chuyển động đáng kể” ở Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đối với việc hủy chứng nhận kết quả bầu cử, trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng về gian lận bầu cử. (Chi tiết)

Một người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tham gia biểu tình tại một cuộc biểu tình "Ngăn chặn trộm cắp" bầu cử Mỹ trước Tòa nhà Quốc hội bang Arizona, vào ngày 11/7/2020 ở Phoenix, Arizona. (Ảnh của Mario Tama / Getty Images)
Một người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tham gia biểu tình tại một cuộc biểu tình "Ngăn chặn trộm cắp" bầu cử Mỹ trước Tòa nhà Quốc hội bang Arizona, vào ngày 11/7/2020 ở Phoenix, Arizona. (Ảnh của Mario Tama / Getty Images)

Tổng thống Trump chỉ trích Tối cao Pháp viện 'thiếu năng lực và yếu kém'

Tổng thống Donald Trump nói rằng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã không giải quyết được gian lận bầu cử trên diện rộng một cách hợp lý.

Sáng ngày 26/12 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Trump đã đăng một bài trên Twitter rằng: “Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoàn toàn [thể hiện] sự thiếu năng lực và yếu kém trong vụ Gian lận bầu cử trên diện rộng diễn ra trong Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020".

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi có BẰNG CHỨNG xác thực, nhưng họ không muốn nhìn thấy điều đó — Họ còn nói: 'Không có tư cách'. Nếu các cuộc bầu cử của chúng ta trở nên hủ bại, chúng ta không còn đất nước!”. (Chi tiết)


Bầu cử Mỹ ngày 24/12

  • Một số Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa sẽ tham gia phủ quyết kết quả bỏ phiếu của đại cử tri.
    Hạ nghị sĩ Marjorie Taylor Greene từ Georgia cho biết, một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa sẽ tham gia nỗ lực thách thức kết quả bỏ phiếu của đại cử tri khi Quốc hội nhóm họp vào ngày 6/1. (Chi tiết)
  • Thống đốc Georgia nói đã gần có kết quả của cuộc 'Thẩm định chữ ký'
    Thống đốc bang Georgia là ông Brian Kemp thông báo, kết quả trong cuộc thẩm định xác minh chữ ký của tiểu bang sẽ được công bố vào thứ Tư (ngày 23/12) hoặc thứ Năm (ngày 24/12), theo giờ Mỹ. (Chi tiết)
  • Các thượng nghị sĩ Arizona đệ đơn kiện yêu cầu thực thi trát hầu tòa về kiểm tra thiết bị và hệ thống bầu cử. (Chi tiết)
  • Phó Tổng thống Mike Pence: ‘Chúng ta chiến đấu cho đến khi mọi phiếu bầu hợp pháp được tính’ (Chi tiết)
Một nhân viên bầu cử của hạt Clark kiểm tra máy bỏ phiếu tại Sở Bầu cử hạt Clark ở Las Vegas, Nev., vào ngày 6 tháng 11. (Nguồn ảnh: Ethan Miller / Getty Images)

Tình hình bầu cử ngày 23/12

  • Luật sư Giulian nói Vụ kiện kết quả bầu cử ở Pennsylvania tại Tối cao Pháp viện chỉ là bước khởi đầu. (Chi tiết)
  • Ông Giuliani nói sắp công bố 'tiết lộ lớn' về máy kiểm phiếu ở bang Georgia. (Chi tiết).
    Luật sư Giuliani cho biết, việc công bố báo cáo có thể khiến Georgia triệu tập một phiên họp đặc biệt để hủy bỏ xác nhận cuộc bầu cử. Bởi vì Hạ viện Georgia được kiểm soát bởi đảng Cộng hòa, ông nhận định việc này "sẽ có cơ hội".

Bầu cử Mỹ ngày 22/12

  • Tối cao Pháp viện bác bỏ thông tin Chánh án John Roberts đã to tiếng với các thẩm phán khác về vụ kiện của Texas. (Chi tiết)
  • Luật sư Jenna Ellis của ông Trump không ủng hộ áp dụng Đạo luật Chống nổi loạn năm 1807 (Chi tiết)
  • Cố vấn Nhà Trắng Navarro: Có thể có đến 379.000 'phiếu bầu bất hợp pháp' ở Michigan. (Chi tiết)
  • TT Trump: 'Chúng ta đang ngày càng tiến gần hơn đến' thành công trong cuộc chiến pháp lý về kết quả bầu cử. (Chi tiết)
Ông Rudy Giuliani cùng với luật sư Sidney Powell nói với báo chí về các vụ kiện khác nhau liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020, bên trong trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa vào ngày 19 tháng 11 năm 2020 tại Washington, DC. (Ảnh của Drew Angerer / Getty Images)
Ông Rudy Giuliani cùng với luật sư Sidney Powell nói với báo chí về các vụ kiện khác nhau liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020, bên trong trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa vào ngày 19 tháng 11 năm 2020 tại Washington, DC. (Ảnh của Drew Angerer / Getty Images)

Bầu cử Mỹ ngày 20/12

Hai tướng Mỹ tuyên bố sẽ không tham gia thiết quân luật

Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy và Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng James McConville đã đưa ra một tuyên bố hôm thứ Sáu (18/12) rằng họ sẽ không tham gia vào một lệnh thiết quân luật sau cuộc bầu cử bị đánh cắp, theo Washington Times.

Bộ trưởng Lục quân Ryan McCarthy và Tham mưu trưởng Lục quân, Tướng James McConville viết trong một tuyên bố chung hôm thứ Sáu: “Quân đội Mỹ không có vai trò gì trong việc xác định kết quả của một cuộc bầu cử Mỹ”.

Trước đó vào ngày bầu cử 3/11, tờ Axios đưa tin Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley đã tổ chức một cuộc gọi video không ghi âm (không phủ nhận cũng không xác nhận sau đó), để bác bỏ suy đoán về việc quân đội sẽ tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống.

Tướng Flynn: Tình báo nước ngoài sẵn sàng cung cấp bằng chứng về ‘cuộc tấn công hệ thống bầu cử Mỹ’

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Tướng Michael Flynn cho biết ông đã được cung cấp thông tin rằng các cơ quan tình báo nước ngoài đang theo dõi cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 và sẵn sàng cung cấp bằng chứng cho Tổng thống Donald Trump.

Ông Flynn nói với Fox Business hôm thứ Sáu (19/12 theo giờ Mỹ): “Chúng tôi có bằng chứng về việc nước ngoài… đang theo dõi các cuộc tấn công vào hệ thống bầu cử, quy trình bầu cử của chúng ta vào ngày 3 tháng 11. Hiện tại chúng tôi có bằng chứng đó và chúng tôi đã nhận được nó vào ngày hôm nay”.

Nhưng các chính phủ nước ngoài “sẵn sàng cung cấp điều đó trực tiếp cho tổng thống”, Tướng Flynn cho biết. Ông nói: “Có những đối tác và đồng minh nước ngoài sẵn sàng giúp đỡ chúng ta”.

Tướng Michael Flynn phát biểu tại cuộc tuần hành hôm 12/12 tại thủ đô Washington để ủng hộ Tổng thống Trump: "Người dân chúng tôi sẽ quyết định ai là tổng thống nước Mỹ". (Ảnh: Epoch Times)
Tướng Michael Flynn phát biểu tại cuộc tuần hành hôm 12/12 tại thủ đô Washington để ủng hộ Tổng thống Trump: "Người dân chúng tôi sẽ quyết định ai là tổng thống nước Mỹ". (Ảnh: Epoch Times)

Tình hình bầu cử Mỹ ngày 18/12

Tái kiểm phiếu tại hạt Antrim cho thấy, Tổng thống Trump đã giành được 9.759 phiếu bầu, trong khi đó ông Biden chỉ giành được 5.959 phiếu.

Các quan chức đổ lỗi sai sót trong việc báo cáo kết quả là do lỗi của con người.

Mọi quy trình bầu cử tại hạt Antrim đều sử dụng hệ thống máy móc và phần mềm của Dominion Voting Systems.

Một bên thứ 3 đã tiến hành kiểm tra hệ thống máy sử dụng trong bầu cử cho biết, họ nhận thấy hệ thống kiểm phiếu của Dominion đã “cố tình tạo ra một số lượng lớn sai sót trong lá phiếu”, khiến các lá phiếu phải đi qua một quy trình được gọi là phân xử. (Chi tiết)


Bầu cử Mỹ ngày 17/12

Luật sư Lin Wood tố cáo Chánh án gây cản trở vụ kiện ở Tối cao Pháp viện

Vài ngày sau khi Tối cao Pháp viện tuyên bố bác bỏ đơn kiện của bang Texas với lý do thiếu tư cách pháp lý để kiện theo Hiến pháp, điều này đã khiến rất nhiều người Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump và đặt niềm tin vào công lý cảm thấy thất vọng.

Tuy nhiên theo luật sư Lin Wood, nhân vật phải chịu trách nhiệm chính cho việc đơn kiện của bang Texas bị bác bỏ phải là Chánh án John Roberts - người được cựu Tổng thống George W. Bush đề cử.

Ông Lin Wood viết: “Vào ngày 19/8, trong một cuộc trao đổi qua điện thoại liên quan đến Tổng thống Trump, Chánh án John Roberts đã tuyên bố ông ta sẽ đảm bảo “cái tên *** đó sẽ không bao giờ được bầu lại”.

“Ông Roberts đã cùng Chánh án Stephen Breyer trao đổi về cách làm để cho Tổng thống Trump thua cử”. (Chi tiết)

Luật sư L. Lin Wood. (Ảnh của Apu Gomes / Getty Images)
Luật sư L. Lin Wood. (Ảnh của Apu Gomes / Getty Images)

Bầu cử Mỹ ngày 14/12

Đại cử tri Cộng hòa tại các bang tranh chấp bỏ phiếu cho Trump

Trong ngày 14/12, các đại cử tri đảng Cộng hòa ở các tiểu bang tranh chấp cho biết, họ sẽ bỏ phiếu theo thủ tục cho Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence.

Chủ tịch đảng Cộng hòa tại bang Georgia tuyên bố, các đại cử tri đưa ra quyết định hôm nay vì “vụ kiện của Tổng thống [Trump] về cuộc bầu cử tại tiểu bang Georgia vẫn đang chờ xử lý”.

Các Đại cử tri đảng Cộng hòa của tiểu bang Nevada cũng đã bỏ phiếu cho ông Trump và ông Pence. Trong một bài đăng trên Twitter, đảng Cộng hòa ở Nevada tuyên bố: "Lập nên lịch sử hôm nay".

Cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ cho biết, nếu chiến dịch Trump thắng trong các vụ kiện tại tòa án, thì lá phiếu của các "đại cử tri thay thế" có thể được Quốc hội công nhận. Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp hỗn hợp lưỡng viện vào ngày 6/1 để kiểm đếm và xác nhận các phiếu đại cử tri.

Tòa Tối cao Wisconsin ra phán quyết ủng hộ Tổng thống Trump

Hôm 14/12, Tòa án Tối cao Wisconsin đã ra phán quyết rằng các quan chức bầu cử của tiểu bang và địa phương đã sai khi bỏ qua các quy tắc về phiếu bầu vắng mặt và nhận diện cử tri trong cuộc bầu cử năm 2020, dẫn tới hàng trăm nghìn lá phiếu có thể không được xác nhận hợp lệ.

Tòa án Tối cao bang đã phán quyết rằng chỉ những cử tri có “tuổi tác, bệnh tật hoặc tình trạng ốm yếu” (tình trạng gọi là “bị hạn chế vô thời hạn”) khiến họ phải ở tại nơi cư trú và “gặp khó khăn trong việc di chuyển” mới được quyền bỏ phiếu vắng mặt và không phải tuân thủ yêu cầu về giấy tờ tùy thân kèm ảnh.

Vì vậy, việc xuất hiện đại dịch COVID-19 và các lệnh phong tỏa, theo luật Wisconsin, là không đủ để tất cả mọi người được bỏ qua việc kiểm tra danh tính (ID) và xin được bỏ phiếu vắng mặt.

Mạng của Chính phủ Liên bang Mỹ bị tấn công

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) hôm 14/12 xác nhận, “toàn bộ Chính phủ Liên bang đang bị xâm nhập mạng Internet”. Trước đó, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ tiết lộ vào Chủ nhật rằng, họ đã ban hành lệnh cho các cơ quan liên bang khác nhau ngắt kết nối các máy chủ có thể bị ảnh hưởng.

Các quan chức cho biết, tin tặc có thể đã xâm nhập vào phần mềm máy chủ SolarWinds trong hệ thống chính phủ liên bang, vốn được sử dụng bởi các cơ quan Chính phủ Mỹ và các công ty lớn.

Trong một tháng qua, Hệ thống bỏ phiếu Dominion đã được sử dụng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 ở Hoa Kỳ và trở thành đối tượng bị chất vấn và thẩm tra. Có vẻ như Dominion đang sử dụng phần mềm SolarWinds.

Cựu Trung Tướng Michael Flynn, Cố vấn An ninh Quốc gia vừa được Tổng thống Donald Trump ân xá, phát biểu trong cuộc biểu tình phản đối kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 bên ngoài Tối cao Pháp viện vào ngày 12/12/2020 tại Washington, DC. (Tasos Katopodis / Getty Images)
Cựu Trung Tướng Michael Flynn, Cố vấn An ninh Quốc gia vừa được Tổng thống Donald Trump ân xá, phát biểu trong cuộc biểu tình phản đối kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 bên ngoài Tối cao Pháp viện vào ngày 12/12/2020 tại Washington, DC. (Tasos Katopodis / Getty Images)

Tình hình bầu cử ngày 13/12

Luật sư Sidney Powell nói Tổng thống Trump có thể kích hoạt sắc lệnh 2018

Luật sư Sidney Powell trong cuộc trả lời phỏng vấn The Epoch Times hôm 13/12 đã khẳng định rằng do có cáo buộc can thiệp nước ngoài vào cuộc bầu cử Mỹ 2020, nên “đó là quá đủ để kích hoạt” sắc lệnh can thiệp nước ngoài mà Tổng thống Donald Trump đã ban hành từ năm 2018.

Căn cứ vào quyền lực khẩn cấp, ông [Trump] thậm chí có thể chỉ định một công tố viên đặc biệt để điều tra sự việc, đó là điều chính xác cần xảy ra”, bà Powell nói. “Mọi chiếc máy, mọi chiếc máy bỏ phiếu trong đất nước này nên bị tịch thu ngay lập tức. Chắc chắn có quá đủ nguyên nhân có thể xảy ra hành vi tội phạm để biện minh cho hành vi thu giữ đó, để ai đó sẵn sàng giải quyết luật và các thực tế thuần túy dựa trên sự thật, không phải chính trị, hay danh lợi kinh doanh hay tài sản toàn cầu”.

Luật sư Lin Wood: Tổng thống Trump nên tuyên bố thiết quân luật

Luật sư Lin Wood phát biểu trên Newsmax TV hôm 13/12 cho biết, ông hy vọng vụ kiện của ông sẽ được xét xử thỏa đáng; nếu không, trình tự tiếp theo hẳn sẽ là Tổng thống Donald Trump tuyên bố Thiết quân luật.

Luật sư Wood gợi ý, nếu Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tiếp tục từ chối xét xử các vụ kiện bầu cử, Tổng thống Trump nên tuyên bố “Thiết quân luật trong phạm vi nào đó”.

“Nếu Tòa án Tối cao không hành động, vậy thì người quan tâm đến pháp quyền ở đất nước này phải hành động: Đó hẳn sẽ là Tổng thống Donald Trump,” ông Wood kết luận. “Nếu Tòa án Tối cao không hành động, tôi nghĩ tổng thống nên tuyên bố Thiết quân luật trong phạm vi nào đó, và ông ấy nên tạm hoãn Cử tri đoàn.”


Bầu cử Mỹ ngày 12/12

Vì sao Tối cao Pháp viện không thụ lý vụ kiện của Texas?

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào tối thứ Sáu 11/12 đã bác bỏ kiến nghị của Texas nhằm khởi kiện kết quả bầu cử của 4 bang chiến trường: Pennsylvania, Georgia, Michigan, và Wisconsin.

Họ đưa ra ý kiến rằng bang Texas thiếu cơ sở pháp lý – hoặc khả năng – để khởi kiện chiếu theo Hiến pháp bởi vì tiểu bang này chưa đưa ra lợi ích hợp lệ để tham gia.

Texas không giải trình được một lợi ích có thể chấp nhận được về mặt tư pháp về cách thức trong đó một Bang khác thực hiện các cuộc bầu cử của họ”, lệnh của Tối cao Pháp viện viết. “Tất cả các kiến nghị đang chờ xử lý khác bị bác bỏ vì không cần giải quyết”.

Nhóm pháp lý của Tổng thống Trump xem xét lựa chọn khác

Cuối ngày thứ Sáu, luật sư Giuliani khẳng định sẽ tiếp tục cuộc chiến pháp lý.

Không gì ngăn cản chúng tôi đệ trình ngay lập tức các vụ kiện này lên tòa án sơ thẩm liên bang, nơi mà tổng thống sẽ có vị thế [hợp lệ]”, ông tiếp tục. “Một số đại cử tri sẽ có vị thế khởi kiện bởi vì các quyền hiến pháp của họ đã bị vi phạm”.

Cô Ellis, cố vấn pháp lý cấp cao của chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, nói với Newsmax rằng vẫn còn một “lối tấn công” khác nữa.

Cô Ellis cũng cho rằng nhóm pháp lý của ông Trump vẫn còn thời gian cho đến ngày 6/1, thời điểm Quốc hội liên bang chính thức kiểm phiếu Đại Cử tri.

Ông Rudy Giuliani giơ một lá phiếu qua thư lên khi nói chuyện với báo chí về các vụ kiện khác nhau liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020, tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa ở Washington, vào ngày 19/11/2020. (Drew Angerer / Getty Images)
Ông Rudy Giuliani giơ một lá phiếu qua thư lên khi nói chuyện với báo chí về các vụ kiện khác nhau liên quan đến cuộc bầu cử năm 2020, tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa ở Washington, vào ngày 19/11/2020. (Nguồn ảnh: Drew Angerer / Getty Images)

Kết quả bầu cử ngày 10/12

106 nghị sỹ Cộng hòa ủng hộ Texas kiện 4 bang chiến trường

Hơn 100 thành viên đảng Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ đã cùng nhau đệ trình một bản tóm tắt ủng hộ vụ kiện của Texas chống lại 4 tiểu bang chiến trường vì "vi hiến bất thường" trong cuộc bầu cử.

Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton đã đệ đơn kiện vào hôm thứ Ba, chống lại kết quả bầu cử của 4 bang: Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Ông cáo buộc rằng 4 bang trên đã vi phạm luật bầu cử của họ và cho rằng cần phải vô hiệu kết quả của họ.

“Bản tóm tắt này trình bày mối quan tâm của [chúng tôi] với tư cách là các thành viên Quốc hội, được chia sẻ bởi hàng triệu cử tri của họ, rằng những bất thường vi hiến liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 gây nghi ngờ về kết quả của nó và tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử Hoa Kỳ,” một thành viên đảng Cộng hòa Hạ viện nói.

6 bang cùng tham gia vụ kiện của Texas với tư cách nguyên đơn

Trong một bản kiến nghị gửi lên Tối cao Pháp viện hôm 10/12, 6 tiểu bang Missouri, Arkansas, Louisiana, Mississippi, Nam Carolina, và Utah đã nêu ra các lý do họ nên được tham giao vào vụ kiện bầu cử này với tư cách nguyên đơn. 6 tiểu bang lập luận rằng kiến nghị của họ là đúng thời điểm, họ có quan tâm đến diễn tiến vụ án, lợi ích của họ có thể bị tổn hại do khuynh hướng hành động, và họ chưa được đại diện thỏa đáng liên quan đến hành động này.

Kiến nghị của 6 bang cho rằng: “Các bang [yêu cầu được] tham gia [vụ kiện] chắc chắn rằng Nguyên đơn Texas sẽ tranh tụng mạnh mẽ và hiệu quả trong vụ kiện này, nhưng Tổng Chưởng lý của mỗi bang trong 6 bang phải được đặt trong tình huống tốt nhất để đại diện cho lợi ích của mỗi bang và người dân của họ”.


Bầu cử Mỹ ngày 9/12

17 bang tham gia cùng Texas kiện 4 bang chiến trường

Tính đến tối 9/12 (giờ Mỹ), 17 bang đã tham gia cùng bang Texas yêu cầu Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoãn lại các công đoạn cuối trong việc xác nhận kết quả bầu cử của 4 bang ‘chiến trường’ Pennsylvania, Georgia, Michigan, và Wisconsin. Kiến nghị này của bang Texas dựa trên những quan ngại về khả năng hệ thống và thủ tục bầu cử tại 4 tiểu bang nêu trên có thể đã vi hiến.

17 bang ủng hộ và tham gia vào vụ kiện của bang Texas đều có Tổng Chưởng lý tiểu bang là đảng viên Đảng Cộng hòa. Các bang này gồm: Missouri, Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana, Mississippi, Montana, Nebraska, Bắc Dakota, Oklahoma, Nam Carolina, Nam Dakota, Tennessee, Utah, và Tây Virginia.


Bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/12

Texas kiện một loạt bang chiến trường “vi hiến”

Bang Texas lập luận rằng 4 bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đã "vi phạm Điều khoản đại cử tri của Hiến pháp vì thay đổi quy tắc và thủ tục bỏ phiếu thông qua tòa án hoặc sắc lệnh hành pháp thay vì thông qua cơ quan lập pháp bang".

Ngoài ra, quy tắc và thủ tục bỏ phiếu ở các hạt thuộc mỗi bang lại có sự khác biệt, "vi phạm Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng của Hiến pháp". Thêm vào đó, tiến trình bỏ phiếu ở 4 bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đều có sai phạm do những thay đổi nói trên.

Bang Texas đang yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ ra lệnh 4 bang này cho phép cơ quan lập pháp bang chỉ định đại cử tri vào cử tri đoàn.

Đơn kiện viết: "Một số quan chức ở các bang bị đơn trình bày đại dịch Covid-19 là lý do để họ phớt lờ luật định liên quan tới bỏ phiếu vắng mặt và bỏ phiếu qua thư. Dù có ý tốt hay xấu, những hành động vi hiến này đều có cùng tác động là khiến cuộc bầu cử năm 2020 kém an toàn hơn ở các bang bị đơn. Những thay đổi đó không phù hợp với luật định của bang, do các bên không phải cơ quan lập pháp thực hiện và không có bất kỳ sự đồng ý nào của cơ quan lập pháp bang. Do đó, hành vi của các quan chức này đã vi phạm trực tiếp hiến pháp".


Tình hình bầu cử Mỹ ngày 6/12

Các cựu sĩ quan quân đội thúc giục ông Trump ban hành thiết quân luật

Nhiều cựu sĩ quan quân đội gần đây đã bày tỏ sự ủng hộ với việc Tổng thống Trump nên ban hành Thiết quân luật, viện dẫn giai đoạn nước Mỹ khủng hoảng vì nội chiến dưới thời cố Tổng thống Abraham Lincoln.

Hôm 2/12, ông O’Grady chia sẻ lời kêu gọi của cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn kiến nghị kêu gọi thiết quân luật. Sau đó, ông tweet lại một lần nữa gợi ý rằng TT Trump nên tuyên bố thiết quân luật.

“Tôi không biết ai cần phải nghe điều này”, tài khoản được tweet nói, “Nhưng kêu gọi thiết quân luật không phải là một ý tưởng tồi khi có một âm mưu đảo chính chống lại Tổng thống và đất nước này đang xảy ra ngay bây giờ.”

Tướng Michael Flynn cũng viết trên Twitter hôm 1/12 ủng hộ nhóm cánh hữu “We The People”, trong đó kêu gọi TT Trump “ngay lập tức tuyên bố một hình thức giới hạn của Thiết quân luật và tạm thời đình chỉ Hiến pháp và quyền kiểm soát dân sự của các cuộc bầu cử liên bang với mục đích duy nhất là để quân đội giám sát một cuộc bầu cử lại.”

Luật sư Sidney Powell nói có bằng chứng về phiếu bầu giả đến từ Trung Quốc và Mexico

Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Brave Hearts with Sean Lin, luật sư Sidney Powell xác nhận rằng bà thu thập được bằng chứng liên quan đến những phiếu bầu giả đến từ Trung Quốc.

“Chúng tôi đã nghe một đoạn video về ai đó đặt mua phiếu bầu từ Trung Quốc. Chúng tôi có bằng chứng về một lượng lớn phiếu bầu được chuyển qua đường hàng không, và chúng tôi có một nhân chứng nói rằng những phiếu bầu giả này tiếp tục được chuyển đến bởi vì họ định chạy phiếu bầu giả trong bất kỳ cuộc chạy đua nào hoặc nếu họ cần chúng trong các cuộc kiểm phiếu lại. Vậy nên nó vẫn chưa dừng lại,” bà Powell nói.

Bà Powell tiếp tục nói rằng họ cũng có những video về việc phiếu bầu được chuyển xuyên biên giới Mỹ – Mexico.


Kết quả bầu cử ngày 5/12

Chiến dịch Trump tự tin chiến thắng ở bang Nevada

Chiến dịch Trump tin tưởng những bằng chứng đủ sức đảo ngược kết quả và ông Trump sẽ thắng đối thủ Joe Biden tại bang chiến trường Nevada với cách biệt có thể lên tới hơn 30.000 phiếu bầu.

Các chuyên gia đã chỉ ra nhiều bằng chứng thu được ở thành phố Carson, bang Nevada. Cụ thể, hơn 1,500 phiếu bầu đến từ những cử tri đã qua đời, hơn 40.000 người bỏ phiếu "trên 1 lần". Ngoài ra còn rất nhiều dữ liệu về sự gia tăng đột biến lượng cử tri đăng ký không đầy đủ.

Chiến dịch Trump cũng có kế hoạch trình bày bảng khảo sát, chứng minh 1% số cử tri bang Nevada chưa bỏ phiếu và 2% số người bỏ phiếu qua thư chưa nhận được phiếu bầu.

Tuy nhiên các quan chức cho rằng họ không nhận được "thái độ hợp tác" từ Cục Bưu chính Hoa Kỳ cũng như giới chức địa phương trong nỗ lực thẩm tra phiếu bầu.

Lãnh đạo bang địa phương Matt Schlapp nói rằng nếu loại trừ hết những phiếu bầu không hợp lệ, Tổng thống Trump chắc chắn sẽ là người thắng cuộc tại Nevada.

Chiến dịch Trump cùng các nhóm đại diện cho phe Cộng hòa đã đưa ra hàng loạt cáo buộc gian lận bầu cử xảy ra tại nhiều bang khác nhau, bao gồm Michigan, Georgia, Pennsylvania và Wisconsin.


Bầu cử Mỹ ngày 4/12

Phát hiện hơn 50.000 phiếu bầu bất hợp pháp ở bang Georgia

Công ty phân tích dữ liệu cử tri Data Productions, Inc. là nhóm tình nguyện viên đã phát hiện 40.239 người bỏ phiếu bất hợp pháp ở bang Georgia.

Tổ chức này còn phát hiện hơn 10.000 người bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2020 không còn tiếp tục cư trú ở bang này nữa, cho nên những người này là bỏ phiếu bất hợp pháp.

Phân tích còn phát hiện, có 267.255 người thông báo cho Dịch vụ Bưu chính Mỹ (USPS) rằng đã chuyển nhà khỏi bang Georgia, có nghĩa họ không còn tư cách bỏ phiếu tại Georgia. Tuy nhiên trong số những người này, có 14.980 người đã bỏ phiếu bất hợp pháp tại bang này trong cuộc tổng tuyển cử năm nay.

Công bố video quay nhân viên kiểm phiếu Georgia lấy “nhiều vali phiếu’ từ gầm bàn

Các luật sư của Tổng thống Donald Trump trong phiên điều trần tại cơ quan lập pháp Georgia vào tối thứ Năm 3/12 (giờ Mỹ) đã chiếu một đoạn video chấn động. Video quay cảnh các vali bí mật chứa đầy phiếu bầu đã được một số nhân viên bầu cử lôi ra từ gầm bàn và kiểm đếm phiếu sau khi hầu hết các đồng nghiệp khác đã ra về vào buổi đêm.

Luật sư Jackie Pick vào khoảng 10h tối đêm bầu cử (3/11), một người quản lý tòa nhà đã nói với mọi người trong phòng kiểm phiếu hãy về nhà. Như vậy, họ sẽ dừng kiểm phiếu và sẽ tiếp tục công việc vào 8h30 sáng hôm sau.

Bà Pick cho biết, đoạn video sau đó xuất hiện cảnh “bốn người ở lại sau và tiếp tục kiểm phiếu và lập bảng thống kê cho đến khuya… không có quan sát, giám sát”, cho đến khoảng 1h sáng ngày 4/11.

Bà Pick cáo buộc, đoạn video rõ ràng miêu tả các nhân viên bầu cử đang kéo “các vali chứa phiếu bầu” từ gầm một chiếc bàn sau khi những nhân viên bầu cử khác đã rời đi.

“Những phiếu bầu này đang có vai trò gì ở đó, chúng đã được tách riêng khỏi tất cả những phiếu bầu khác?” bà Pick đặt câu hỏi trong buổi điều trần. “Và tại sao họ chỉ đếm các phiếu bầu này khi khu vực kiểm phiếu đã không còn nhân chứng giám sát?”


Kết quả bầu cử ngày 3/12

Tổng thống Trump có bài phát biểu "quan trọng nhất"

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào chiều 2/12 (giờ Mỹ) có bài phát biểu về bầu cử tại Nhà Trắng. Trong video dài 46 phút, ông Trump nói rõ về cuộc bầu cử 2020 đã bị thao túng và gian lận khủng khiếp trên diện rộng.

Tổng thống Mỹ cáo buộc “bộ máy chính trị của đảng Dân chủ” có dính líu đến gian lận bầu cử ở nhiều địa phương, “từ Detroit đến Philadelphia, Milwaukee, Atlanta và nhiều nơi khác”. Ông Trump nói rằng, đảng Dân chủ đã in hàng chục triệu lá phiếu để gửi cho những người không rõ danh tính.

“Đảng Dân chủ đã gian lận cuộc bầu cử ngay từ đầu. Họ đã sử dụng đại dịch như là lời bào chữa để gửi hàng chục triệu phiếu bầu qua thư cho cử tri, dẫn đến gian lận bầu cử. Cả thế giới đang dõi theo vụ gian lận đó”, ông nói, và cho biết chiến dịch Trump sẽ tiếp tục cuộc chiến pháp lý để đưa các vụ kiện lên tòa án tối cao.

“Nếu chúng ta không thể diệt trừ hoàn toàn sự gian lận này – gian lận trên diện rộng và khủng khiếp đã xảy ra trong cuộc bầu cử 2020 của chúng ta – thì chúng ta không còn có một đất nước nữa”, Tổng thống Trump nói.

“Hàng triệu lá phiếu đã được bỏ bất hợp pháp chỉ riêng ở các bang dao động, và nếu đó là trường hợp như vậy, thì kết quả của từng bang dao động này phải được đảo ngược và đảo ngược ngay lập tức”, ông Trump nói.

“Chúng ta thấy vi phạm luật pháp lớn hoặc là gian lận rõ ràng trong tất cả các bang dao động, những nơi mà số phiếu bầu vi phạm nhiều hơn số lượng phiếu cần thiết để đảo ngược các kết quả bầu cử”, ông Trump nói trong bài phát biểu.

"Nhiều bang như Nevada, California đã gửi hàng triệu phiếu bầu cho cử tri, không cần biết những cử tri đó có đề nghị phiếu bầu qua thư hay không, không cần biết họ còn sống hay đã chết", ông Trump cáo buộc.

Ông đặc biệt nhấn mạnh đến bang Wisconsin khi ứng viên Biden từ chỗ thua vào đêm bầu cử 3/11 đã chuyển sang thắng vì phiếu bầu từ đâu bất ngờ dồn vào ông Biden lúc 3h42 sáng (ngày 4/11). Ông cho rằng, sự việc tương tự cũng xảy ra ở Michigan.

“Phe Dân chủ đã dàn xếp cuộc bầu cử này ngay từ đầu. Họ lấy lý do đại dịch Covid-19 để làm cái cớ cho hàng chục triệu phiếu bầu qua thư, dẫn đến gian lận quy mô lớn. Gian lận mà cả thế giới đang chứng kiến”, ông Trump nói.

Ông Trump cáo buộc công ty Dominion đã “cài đặt tính năng mà chỉ cần ấn nút là phiếu bầu của Trump chuyển thành phiếu bầu của Biden”. Tổng thống Mỹ cáo buộc các phiếu bầu còn được kiểm ở nước ngoài, chứ không chỉ ở Mỹ. Ông cho rằng Dominion là “một thảm họa” và cần phải “điều tra cẩn thận” phần mềm bầu cử của Dominion.

Tổng thống Trump cho rằng ông Biden đã tuyên bố chiến thắng quá sớm. "Tất cả đều rất kỳ lạ. Trong vòng vài ngày sau bầu cử, chúng tôi đã chứng kiến nỗ lực được dàn dựng để công bố người chiến thắng ngay cả khi nhiều bang quan trọng vẫn đang được kiểm đếm. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính trung thực của cuộc bỏ phiếu bằng cách đảm bảo rằng mọi lá phiếu hợp pháp đều được kiểm, lá phiếu bất hợp pháp không được tính" - ông Trump nói.

“Chúng ta nên bỏ phiếu bầu bằng giấy. Có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn, nhưng hệ thống duy nhất đảm bảo tính chính xác là bỏ phiếu bằng giấy, chứ không phải hệ thống mà không ai hiểu rõ, thậm chí với một số người vận hành chúng mặc dù tôi cho rằng nhìn chung họ hiểu quá rõ chúng”, ông Trump nói thêm.


Kết quả bầu cử ngày 26/11

Luật sư Sidney Powell đưa ra 30 cáo buộc và 6 yêu cầu ở bang Georgia

Các cáo buộc này chủ yếu được xây dựng dựa trên lời khai của các nhân chứng và chuyên gia. Ngoài ra, còn có các cáo buộc liên quan đến tình trạng gian lận và thiếu bảo mật đối với phiếu bầu qua thư, về những bất thường và thiếu sót trong việc kiểm phiếu, cũng như các nguy hiểm an ninh của các máy bỏ phiếu do công ty Dominion cung cấp trong cuộc bầu cử lần này. 30 cáo buộc của luật sư Sidney Powell có tại đây.

Ngoài ra, luật sư Sidney Powell đưa ra 6 yêu cầu tòa án ra lệnh cho bang Georgia phải thực hiện những việc sau:

  1. Tạm ngừng xác nhận kết quả bầu cử
  2. Không chuyển các kết quả bầu cử hiện đã xác nhận cho Cử tri đoàn
  3. Chuyển kết quả bầu cử được xác nhận, trong đó tuyên bố rằng Tổng thống Trump là người thắng cử
  4. Tạm giữ tất cả các máy bỏ phiếu và phần mềm ở Georgia để các nguyên đơn kiểm tra giám định
  5. Không đếm phiếu bầu nhận được hoặc lập bảng bởi các máy không được xác nhận theo yêu cầu của luật liên bang và tiểu bang
  6. Trích xuất 36 giờ ghi hình trong camera an ninh tại tất cả các phòng đã được sử dụng trong tiến trình bầu cử tại State Farm Arena, Hạt Fulton.

Xem thêm:

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Bầu cử Mỹ: Quốc hội Mỹ xác nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử