Hư thực việc Hydroxychloroquine có thể điều trị khỏi COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng ta chỉ biết FDA đã thu hồi cấp phép khẩn cấp đối với HCQ, nhưng hiệu quả và tác hại cụ thể của HCQ thì như thế nào? Đây vẫn là đề tài bị giới truyền thông Hoa Kỳ tránh né...

Tổng thống Trump đã phát biểu lần đầu về Hydroxychloroquine (HCQ) và tác dụng của nó vào tháng Ba. Ngay sau đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thông qua cấp phép khẩn cấp để sử dụng HCQ trong điều trị COVID-19.

Tuy nhiên, cho đến nay đã 5 tháng trôi qua, chúng ta chỉ biết FDA đã thu hồi lại cấp phép khẩn cấp. Còn đối với hiệu quả và tác hại cụ thể HCQ như thế nào, thì đây vẫn là đề tài bị giới truyền thông Hoa Kỳ tránh né. Nếu có, đa phần họ chỉ là phủ nhận những công dụng của nó. Vậy sự thật là như thế nào?

Giáo sư Tiến sĩ Harvey Risch là nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Công cộng Yale. Vào ngày 3/8/2020, tạp chí American Journal of Epidemiology đã đăng bài báo của Tiến sĩ Risch với nội dung bảo vệ hiệu quả của HCQ trong điều trị COVID-19. Sau đây là một số ý chính.

HCQ thật sự an toàn

Hàng trăm triệu bệnh nhân đã dùng nó mà không gặp khó khăn và không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Các nghiên cứu gần đây ở một số quốc gia đã chỉ ra rằng: nếu được sử dụng sớm - trong tuần đầu tiên sau khi có triệu chứng, thì thuốc Ký ninh là an toàn và có hiệu quả cao đối với COVID-19[3].

Một phân tích hồi cứu đã được thực hiện tại 6 cơ sở của hệ thống bệnh viện Henry Ford từ 10/3 đến 2/5/2020. Đây là nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của 2.541 bệnh nhân nhập viện do COVID-19.

Các bệnh nhân tại hệ thống bệnh viện của Henry Ford vẫn áp dụng phác đồ điều trị COVID-19 chuẩn tại khoa Truyền nhiễm. Phác đồ điều trị chuẩn HCQ bao gồm HCQ kết hợp với azithromycin (Z-pak) hoặc doxycycline.

Hầu hết người bệnh dưới 60 tuổi có cân nặng khỏe mạnh và không mắc các bệnh khác, như bệnh tim hoặc tiểu đường, đều có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Vì vậy, phác đồ này được nhắm vào đối tượng có nguy cơ chuyển sang bệnh nặng (trên 60 tuổi, và có bệnh nền) và có khả năng tử vong cao.

Thống kê cho thấy phần lớn các bệnh nhân dùng phác đồ kết hợp HCQ ngay sau khi nhập viện: 82% trong vòng 24 giờ và 91% trong vòng 48 giờ sau khi nhập viện. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều từ 18 tuổi trở lên với độ tuổi trung bình là 64 tuổi; 51% là nam giới và 49% là nữ giới, 56% là người Mỹ gốc Phi.

Theo kết quả phân tích, bệnh nhân không được điều trị với phác đồ HCQ có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp đôi (26,4%) so với những người được sử dụng (13%)

Không có bệnh nhân nào đột tử do biến chứng nghiêm trọng về tim như QT kéo dài. Tuy nhiên, các bệnh nhân vẫn được theo dõi tim thường xuyên vì có nhiều cáo buộc cho rằng HCQ gây ra biến chứng tim mạch trên bệnh nhân COVID-19.

Các vỉ thuốc Nivaquine chứa chloroquine và Plaqueril chứa hydroxychloroquine, với những chiết xuất cho thấy hiệu quả ban đầu chống lại virus CCP - 26/02/2020... (Gerard Julien/AFP via Getty Images)

3 sai sót khi nhận định HCQ không có hiệu quả

Thứ nhất là về đối tượng nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã tiến hành theo dõi các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng “đã quá nguy kịch”. Giáo sư Risch cho hay, giai đoạn này đã quá muộn để sử dụng phác đồ điều trị kết hợp HCQ. Một số nghiên cứu khác thì theo dõi chủ yếu bệnh nhân giai đoạn đầu dưới 50. Những người này thường sẽ không gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Thứ hai, không có một nghiên cứu nào tìm hiểu về liệu pháp “điều trị kết hợp” HCQ, kẽm và kháng sinh (Z-pak). Đây mới là phác đồ cho thấy tính hiệu quả tối ưu trong thử nghiệm lâm sàng.

Cuối cùng là vấn đề liều lượng sử dụng, đây là vấn đề quan trọng nhất. Nếu dùng liều quá cao, Ký ninh có thể gây tử vong, và điều đáng lưu ý ở các nghiên cứu là họ thường sử dụng liều HCQ cao hơn rất nhiều so với khuyến nghị của các bác sĩ lâm sàng.

Liều lượng được dùng trong nghiên cứu

Bác sĩ Zelenko khuyến nghị liều lượng HCQ sử dụng là 200mg mỗi 12 tiếng trong 5 ngày. Nhưng các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng thì trái lại, họ hầu như đều dùng liều 1200-2400 mg trong 24 giờ đầu tiên; không dừng lại ở đó, họ sẽ dùng tiếp 600-1200mg trong 4 đến 21 ngày tiếp theo.

Meryl Nass là một bác sĩ và chuyên gia về độc tính hóa học nhận định rằng đây không phải là liều lượng phù hợp. Theo một bài đăng trên blog của bác sĩ Nass vào ngày 14/6: “Loại thuốc sẽ vô cùng an toàn khi sử dụng đúng liều lượng, nếu sử dụng quá liều lượng thì có thể sẽ gây tử vong ở mức độ cao hơn”.

Bà cũng chỉ ra một đánh giá từ năm 1979 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về HCQ. Theo đánh giá này, một liều chloroquine 1500mg đã được coi là độc hại, và liều 2000mg thì có thể gây tử vong.

Chloroquine là một loại thuốc có tiềm năng điều trị COVID-19 tương tự HCQ. Một viên thuốc HCQ 200mg chứa 155mg HCQ. Điều đó cho thấy việc tiêu thụ trên 1900mg HCQ cùng một lúc có thể sẽ gây ngộ độc, và một liều trên 2500mg sẽ dẫn đến tử vong.

Hơn nữa, sẽ mất đến gần 1 tháng để cơ thể con người đào thải một nửa số thuốc đã hấp thụ. Do đó bà Nass nhận định: “Liều lượng tích lũy cũng quan trọng”.

FDA rút cấp phép khẩn cấp đối với HCQ

FDA đã cấp quyền sử dụng thuốc Ký ninh hồi tháng 3/2020. Sang tháng Tư, cơ quan này đưa ra cảnh báo chỉ được sử dụng HCQ trong bệnh viện hoặc trong các thử nghiệm lâm sàng. Lý do là HCQ có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm các biến chứng tim mạch.

Ngày 15/6, FDA đã rút lại quyết định sử dụng khẩn cấp đối với thuốc HCQ và cả chloroquine trong điều trị virus viêm phổi Vũ Hán. Nhưng dù thế nào, Tổng thống Trump vẫn ủng hộ loại thuốc này.

Tất cả những gì tôi thấy là các báo cáo to tát. Nhưng nó (hydroxychloroquine) không gây hại gì cho cơ thể tôi. Tôi vẫn cảm thấy ổn.” - Tổng thống phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, cũng vào ngày 15/6.

Thư ký kiêm phát ngôn viên Kayleigh McEnany của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục sử dụng nó nếu nhiễm COVID-19. Nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trong vài tuần qua cũng đã lập tức sử dụng phác đồ điều trị HCQ sau khi biết mình nhiễm COVID-19 và nhanh chóng hồi phục.

thử nghiệm lâm sàng thuốc chống lại COVID-19.
Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia đang phát biểu tại Nhà Trắng về việc thử nghiệm lâm sàng thuốc chống lại COVID-19... (GettyImages)

Những nghiên cứu bước chân nhầm vào The Lancet?

Vào tháng Năm, Tạp chí The Lancet đã xuất bản một nghiên cứu chỉ trích thuốc Ký ninh không có hiệu quả trong điều trị COVID-19. Báo cáo trên đã khiến WHO tạm dừng tất cả các nghiên cứu đối với loại thuốc này.

Tuy nhiên, 180 nhà nghiên cứu và bác sĩ ngay sau đó lên án nghiên cứu. Trong bức thư ngỏ được công bố, họ chỉ ra dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là thiếu sót trầm trọng. Ba trong số 4 tác giả của nghiên cứu đó cuối cùng cũng đã phải thừa nhận điều này. Theo đó, The Lancet buộc phải rút lại báo cáo, còn WHO thì vẫn im hơi lặng tiếng và nhiều dự án nghiên cứu tính hiệu quả của HCQ trên COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu tiến hành trở lại.

Tiếp tục vào tháng Sáu, The Lancet công bố một nghiên cứu do WHO tài trợ. Theo nghiên cứu này, việc giảm khoảng cách xã hội từ 2 mét xuống 1 mét sẽ làm nguy cơ lây nhiễm virus ĐCSTQ tăng gấp đôi - từ 1,3% lên đến 2,6%. Ngay lập tức, thông tin của tạp chí uy tín The Lancet vấp phải vô số lời chỉ trích từ giới nghiên cứu.

Các chuyên gia đã chỉ ra phương pháp của nghiên cứu là sai lầm nghiêm trọng. Nó chỉ xem xét yếu tố khoảng cách và bỏ qua các yếu tố khác như thời gian một người tiếp xúc là trong bao lâu. Mặc dù vậy, The Lancet đến nay vẫn chưa rút lại bài báo.

Hôm 28/7, gần 20 bác sĩ của American’s Frontline Physicians - Liên hiệp hội của 6 tổ chức y khoa Hoa Kỳ - đã từ các bang khác nhau tập trung tại Washington D.C để tổ chức cuộc họp báo trước Capitol Hill. Họp báo công bố cho ngoại giới những thông tin đầu tay về điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Theo đó HCQ hiện là loại thuốc có hiệu quả nhất trong phòng chống virus ĐCSTQ.

Tiến sĩ Simone Gold là nhà sáng lập của American’s Frontline Physicians đã cáo buộc các chính khách đã chính trị hóa thuốc Hydroxychloroquine, khiến hơn 100.000 người Mỹ vốn có thể được điều trị với phác đồ HCQ nhưng đã mất đi cơ hội và dẫn đến tử vong.

ĐCSTQ câu kết với WHO để ngăn dùng HCQ?

Ngày 31/7, trong một chương trình bình luận thời sự trực tiếp, Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng trao đổi với cựu chiến lược gia Nhà Trắng Steve Bannon rằng quan chức ĐCSTQ từ lâu đã đến hiệu quả điều trị của HCQ và vẫn luôn sử dụng loại thuốc này để phòng virus Vũ Hán.

Hôm 19/8, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã cập nhật phác đồ hướng dẫn điều trị COVID-19. Bản cập nhật này khuyến nghị không nên sử dụng HCQ để điều trị COVID-19: “Việc sử dụng hydroxychloroquine, hoặc kết hợp sử dụng nó với azithromycin, không được khuyến khích”.

Tuy nhiên, cập nhật lại khuyên dùng một loại thuốc chống sốt rét tương tự HCQ là chloroquine. Đây là một điều đáng ngạc nhiên vì HCQ là dẫn xuất cải tiến, ít độc hại hơn chloroquine. Giáo sư David Hui Shu-cheong là một chuyên gia về hô hấp nói với SCMP rằng: chloroquine và HCQ là 2 loại thuốc giống nhau và các hướng dẫn mới của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đang mâu thuẫn.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên khuyến nghị sử dụng chloroquine để điều trị COVID-19. Nhà dịch tễ học hàng đầu của nước này, ông Chung Nam Sơn, là một trong những người đề xuất phương án này và ủng hộ mạnh mẽ nhất. Nhóm của ông đã xuất bản một bài báo được bình duyệt (peer review) trên Tạp chí Khoa học Quốc gia vào tháng Năm, nói rằng trong một nghiên cứu trên 197 bệnh nhân, thuốc sốt rét dường như đã chứng tỏ một số tác dụng trong điều trị.

Cho đến nay, mối quan hệ giữa chính quyền Tập Cận Bình và tổ chức do Tedros đứng đầu dường như đã rõ ràng. Vậy tại sao WHO, thường hơi chậm trễ, nhưng sao lần này lại nhanh chóng lùi bước trước liệu pháp điều trị HCQ sớm đã xuất hiện ở Trung Quốc?

Gần đây, cô Diêm Lệ Mộng đã tiết lộ rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang sử dụng hydroxychloroquine để phòng chống dịch bệnh, nhưng không cho người dân biết. (Andrea Verdelli/Getty Images)
Gần đây, cô Diêm Lệ Mộng đã tiết lộ rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang sử dụng hydroxychloroquine để phòng chống dịch bệnh, nhưng không cho người dân biết... (Andrea Verdelli/Getty Images)

Từ đề xuất của Chung Nam Sơn đến nghiên cứu tại Pháp

Từ ngày 19/2/2020, trong phiên bản thứ 6 của Phương án Khám và Điều trị virus Corona mới, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã nhắc đến 2 loại thuốc để dùng thử, một trong số đá chính là Chloroquine. Ông Chung Nam Sơn là chuyên gia miễn dịch nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc đã cũng khẳng định: mặc dù Chloroquine không phải là “thuốc đặc hiệu”, nhưng chắc chắn “có hiệu quả”.

HCQ là một dẫn xuất cải tiến của Chloroquine nên hiệu quả tốt hơn mà tác dụng phụ lại nhỏ hơn. Các loại thuốc HCQ trên thị trường còn được gọi là Nivaquine hoặc Plaquenil. Trong 16 năm qua, loại thuốc này chủ yếu dùng để điều trị bệnh sốt rét, viêm khớp dạng thấp và bệnh ban đỏ, ở Đài Loan nó được bán với giá rất phải chăng - chưa đến 3 Đài tệ một viên, tức là khoảng 2.000 VND.

Ngày 19/3, tạp chí học thuật Elsevier của Pháp đã xuất bản một bài viết của nhóm nghiên cứu nước này về thuốc HCQ và Chloroquine trong điều trị COVID-19. Theo đó, Chloroquine cho thấy khả năng ức chế nồng độ virus. Đặc biệt nếu sử dụng thêm Azithromycin - thuốc kháng khuẩn mycoplasma hay kháng sinh Z-pak, thì dùng đến ngày thứ 5 là có thể đạt được hiệu quả hoàn toàn loại để bỏ virus Vũ Hán.

Hiện nay lý do chính để nhiều nhà khoa học phản đối HCQ, bao gồm cả Tiến sĩ Anthony Fauci là thành viên của Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Nhà Trắng, là vì HCQ chưa có thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, mù đôi ngẫu nhiên và cỡ mẫu đủ lớn.

Tuy nhiên, để có thể hình thành một phác đồ chuẩn cần mất rất nhiều thời gian. Trong khi HCQ đã được sử dụng hàng chục năm, vốn rất an toàn, nhưng vì nhiều lý do “phản khoa học” nên đã bị dừng thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là một mất mát to lớn cho nhân loại!

Tài liệu tham khảo:
1. Điều trị với HCQ làm giảm rõ rệt tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 - Nghiên cứu của hệ thống chăm sóc sức khỏe Henry Ford
2. Thiếu thông tin về Hydroxychloroquine và những hiểu nhầm chết người
3. Sử dụng Hydroxychloroquine kết hợp các thuốc khác để đối phó đại dịch
4. Điều trị bệnh nhân COVID-19 nhập viện với Hydroxychloroquine và Azithromycin, bênh cạnh các liệu pháp kết hợp khác
5. Thử nghiệm ngẫu nhiên Hydroxychloroquine để dự phòng phơi nhiễm COVID-19
6. Nghiên cứu theo dõi bệnh nhân nhập viện do COVID-19 sử dụng Hydroxychloroquine
7. Hydroxychloroquine để phòng COVID-19
8. Vẫn còn quá sớm để định nghĩa tác động của thuốc trị sốt rét với bệnh nhân COVID-19 bị thấp khớp
9. Các nhà khoa học lên tiếng về việc Hydroxychloroquine phải về hưu non
10. Thuốc này không có hại, nó chỉ nguy hiểm khi quá liều
11. Nghiên cứu Oxford: Không thể đặt HCQ ngoài vòng pháp luật trong phòng dịch

Thanh Long



BÀI CHỌN LỌC

Hư thực việc Hydroxychloroquine có thể điều trị khỏi COVID-19