Hơn 10 nạn nhân của chính quyền Trung Quốc thúc giục châu Âu chặn phát sóng CGTN

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo AFP đưa tin hôm 11/4, 13 nạn nhân tự tuyên bố từng "bị ép nhận tội trên truyền hình Trung Quốc" đã thúc giục Nhà điều hành vệ tinh châu Âu Eutelsat xem xét lại việc cho phép Mạng Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CGTN) và kênh CCTV4 khôi phục phát sóng.

AFP đã trích dẫn bức thư do tổ chức theo dõi nhân quyền Safeguard Defenders công bố, nói rằng, các nạn nhân đã miêu tả chi tiết một loạt hành vi vi phạm quy định và pháp luật ở Trung Quốc: bao gồm việc bức cung đối với các nạn nhân và từ chối cho họ quyền được xét xử công bằng.

Nội dung bức thư đề cập rằng: “Về mặt đạo đức, chúng tôi yêu cầu các bạn… xác định liệu các nhà cung cấp truyền hình ở các nước dân chủ có nên tiếp tục đồng lõa với các kênh truyền hình Trung Quốc, nơi chuyên phát những thông tin sai lệch và lấy thông tin qua việc tra tấn hay không".

Bài báo cho biết, những người ký tên vào bức thư, bao gồm: Luật sư nhân quyền Trung Quốc Bao Long Quân và Giang Thiên Dũng; Simon Cheng, cựu nhân viên lãnh sự quán Anh tại Hong Kong và Angela Gui, con gái của ông Quế Mẫn Hải, một học giả và là nhà xuất bản sách người Thụy Điển gốc Hoa bị kết án 10 năm tù vào năm ngoái, cũng thay mặt ký tên cho cha.

Ông Peter Dahlin, Nhà hoạt động nhân quyền người Thuỵ Điển, và là một trong những người sáng lập Nhóm hoạt động khẩn cấp của người Trung Quốc (Chinese Urgent Action Working Group ) cũng tham gia ký kết. Ông Dahlin bị bắt ở Trung Quốc vào năm 2016 vì liên quan đến tội gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đã phát sóng đoạn video "thú tội" của ông Dahlin. Sau đó, ông Dahlin bị trục xuất khỏi Trung Quốc vào ngày 25/1/2016.

Ông Peter Dahlin, Nhà hoạt động nhân quyền người Thuỵ Điển, và là một trong những người sáng lập Nhóm hoạt động khẩn cấp của người Trung Quốc (Chinese Urgent Action Working Group ) cũng tham gia ký kết.
Ông Peter Dahlin, Nhà hoạt động nhân quyền người Thuỵ Điển, và là một trong những người sáng lập Nhóm hoạt động khẩn cấp của người Trung Quốc (Chinese Urgent Action Working Group ) cũng tham gia ký kết.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền thông nước ngoài, ông Dahlin cho biết, trong 23 ngày bị giam giữ, ông bị tra khảo suốt ngày đêm, bị cấm ngủ và cấm tắt đèn. Ông Dahlin còn nói rằng, đoạn video nhận tội của ông trên truyền hình là bị cảnh sát Trung Quốc cưỡng ép, và ông chỉ là đọc lại bản thảo do Trung Quốc chỉ định trước ống kính.

Ông Dahlin nói rằng: "Chúng tôi chỉ có hơn một chục nạn nhân có thể đứng ra... Rất nhiều nạn nhân khác đều đang ở trong tù. Có một số đã bị hành quyết... Các nạn nhân không có cách nào để đòi bồi thường. Cách duy nhất để ngăn chặn việc này là để cơ quan quản lý truyền hình tiến hành điều tra và thực thi các biện pháp".

AFP đưa tin đài rằng, Công ty Dịch vụ Phát thanh Đặc biệt (SBS) của Úc đã ngừng sử dụng nội dung của các kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc từ tháng 3 để chờ kiểm duyệt các vấn đề về nhân quyền.

Theo Breitbart đưa tin, vào ngày 8/3, Anh đã phạt CGTN 225.000 bảng Anh (hơn 7 tỷ VNĐ) vì có sự thiên vị rõ ràng trong việc đưa tin về phong trào dân chủ ở Hong Kong và phát sóng những lời thú tội bị cưỡng bức trên đài truyền hình, đồng thời xóa CGTN khỏi kênh phát sóng của Anh.

Vào tháng 3, Cơ quan Quản lý truyền thông Pháp CSA đã xác định rằng, CGTN đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết cho việc phát sóng truyền hình và cho phép nó được phát sóng ở Pháp. Ngoài ra, Anh cũng có thể khôi phục việc phát sóng kênh của CGTN.

Cơ quan Truyền thông Anh (Ofcom) cho biết hôm 9/4 rằng, dịch vụ của CGTN hiện thuộc phạm vi quản lý của Pháp. Theo "Hiệp ước Châu Âu về Truyền hình Xuyên biên giới” (European Convention on Transfrontier Television), dưới sự giám sát của cơ quan quản lý Pháp, CGTN có thể được phát sóng tại Pháp và các quốc gia khác đã ký Hiệp ước, trong đó bao gồm cả Anh”.

Mai Hạ

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Hơn 10 nạn nhân của chính quyền Trung Quốc thúc giục châu Âu chặn phát sóng CGTN