Học thuyết ‘Tam Chiến’, chiến dịch thâm nhập phương Tây tinh vi của ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chiến tranh tâm lý. Chiến tranh dư luận. Chiến tranh pháp lý.

Được biết đến là học thuyết “Tam Chiến’ và tương đối ít phổ biến ở phương Tây, những khái niệm này đóng vai trò như những chiến lược quan trọng, dẫn dắt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong nhiệm vụ giành chiến thắng trước cuộc chiến chống lại thế giới tự do, mà không cần nổ một phát súng nào.

Chiến tranh tâm lý tìm cách làm mất tinh thần đối phương; chiến tranh dư luận tìm cách định hình tình cảm và tư duy của quần chúng; chiến tranh pháp lý tìm cách tận dụng các hệ thống pháp lý để ngăn chặn các cuộc tấn công của kẻ thù.

Phần giải thích này được trình bày trong một bản báo cáo dài 650 trang vừa được công bố gần đây, báo cáo này cung cấp một minh họa toàn diện về các hoạt động gây ảnh hưởng trên toàn cầu của chế độ cộng sản Trung Quốc. Bản báo cáo bằng tiếng Pháp này được xuất bản bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược của các Trường Quân sự (IRSEM), một cơ quan độc lập trực thuộc Bộ Lực lượng Vũ trang Pháp.

Kết hợp với một học thuyết quan trọng khác của ĐCSTQ mang tên công tác “Mặt trận thống nhất,” những nguyên tắc này đã thúc đẩy một chiến dịch ngoạn mục của chính quyền Trung Quốc, nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng cũng như để thâm nhập vào các nền dân chủ Tây phương, báo cáo nêu rõ.

Mặt trận Thống nhất được Mao Trạch Đông, lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ mô tả là món “vũ khí kỳ diệu,” là một chính sách mà theo như báo cáo là có liên quan đến việc chế độ “loại bỏ kẻ thù trong và ngoài nước, kiểm soát các tổ chức có thể đe dọa đến quyền lực của họ, xây dựng khối liên minh xung quanh Đảng để để phục vụ cho các lợi ích của chế độ, và phóng tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới bên ngoài.”

Bản báo cáo được tung ra trong bối cảnh phương Tây đang tăng cường chống lại các hành động gây hấn của ĐCSTQ, bao gồm các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ, cưỡng bức kinh tế và sự hiếu chiến của quân đội.

Nỗ lực Càn quét

Được định hướng bởi các chiến lược như vậy, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở hạ tầng rộng lớn trên phạm vi toàn cầu; bao gồm một mạng lưới rộng lớn các tác nhân trực thuộc nhà nước và phi nhà nước để thực hiện các kế hoạch của mình.

Theo IRSEM, các hoạt động gây ảnh hưởng của Bắc Kinh ở nước ngoài bao gồm hai mục tiêu chính: “dụ dỗ và khuất phục độc giả nước ngoài bằng cách tạo ra một câu chuyện tích cực về Trung Quốc” và “trên hết là xâm nhập và gây sức ép.”

“Sự xâm nhập đặt mục tiêu thâm nhập dần dần vào các xã hội đối lập, để cản trở mọi hành vi có khuynh hướng chống lại lợi ích của Đảng,” báo cáo nêu rõ.

“Gây sức ép tương ứng với việc dần mở rộng cái được gọi là ngoại giao ‘trừng phạt’ hoặc ‘cưỡng chế,’ để trở thành một chính sách trừng phạt có hệ thống đối với bất kỳ quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đe dọa lợi ích của ĐCSTQ.”

Những mục tiêu trong các chiến dịch của ĐCSTQ bao trùm toàn xã hội. Các lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu bao gồm; giáo dục, truyền thông, chính trị, văn hóa và truyền thông xã hội.

Hoạt động của Công tác Mặt trận Thống Nhất

Báo cáo này chỉ rõ rằng, phần lớn các nỗ lực Mặt trận thống nhất ở nước ngoài của Bắc Kinh được thực hiện thông qua “mạng lưới trung gian không xác định,” được điều phối chặt chẽ bởi các cơ quan của ĐCSTQ, bao gồm các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc, và Ban Công tác Mặt trận thống nhất của Đảng.

Trong một bài phát biểu năm 2020, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương đương thời - ông David Stilwell cho biết, ĐCSTQ đã thúc đẩy hàng ngàn hội nhóm ở hải ngoại thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị, trấn áp các phong trào bất đồng chính kiến, thu thập thông tin tình báo và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.

Vào thời điểm đó ông Stilwell cho biết, trong khi một số tổ chức Mặt trận Thống nhất công khai mối quan hệ của họ với Bắc Kinh, thì “hầu hết lại cố gắng thể hiện mình là các tổ chức phi chính phủ độc lập cấp cơ sở, diễn đàn trao đổi văn hóa, hiệp hội ‘hữu nghị’, phòng thương mại, cơ quan truyền thông hoặc nhóm học thuật.”

Một cuộc điều tra năm 2020 của tạp chí Newsweek đã phát hiện có khoảng 600 hội nhóm như vậy ở Hoa Kỳ.

Một trong các hội nhóm được nêu bật trong báo cáo là Quỹ Giao lưu Mỹ - Trung (CUSEF).

CUSEF là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hồng Kông, do tỷ phú kiêm quan chức chính quyền Trung Quốc - ông Tung Chee-hwa đứng đầu, tự nhận mình là một nhóm hoạt động độc lập nhằm cung cấp các cuộc đối thoại và trao đổi giữa Mỹ - Trung. Nhưng trên thực tế, nhóm này “hoạt động như một tổ chức mặt trận cho chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, báo cáo nêu rõ, viện dẫn những phát hiện từ một nghiên cứu năm 2020 của Jamestown Foundation, một viện cố vấn có trụ sở tại Washington. Nhóm này cũng được đăng ký theo Đạo luật đăng ký đại diện nước ngoài của Hoa Kỳ (FARA).

Nhóm này cũng tham gia vào một loạt các quan hệ đối tác với hàng loạt viện cố vấn và các trường đại học uy tín của Mỹ, mà IRSEM mô tả như một nỗ lực để "tẩy rửa" các hoạt động gây ảnh hưởng của nhóm. Các đối tác của họ bao gồm Đại học Johns Hopkins, Viện Đông Tây, Quỹ Carnegie vì Hòa bình, Hội đồng Đại Tây Dương và Viện Brookings.

Đầu năm nay, mối quan hệ của CUSEF với Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế đã gây sự chú ý trong phiên điều trần đề cử Giám đốc CIA William Burns. Trước khi được đề cử, ông Burns từng là chủ tịch của viện cố vấn này. Trước những lời chỉ trích từ các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, ông Burns phát biểu trước phiên điều trần tại Thượng viện rằng, ông đã “kế thừa” mối quan hệ giữa Carnegie và CUSEF nhưng đã cắt đứt quan hệ với nhóm này “không bao lâu sau khi” ông bắt đầu nhiệm kỳ của mình vào năm 2015. Ông Burns nói thêm rằng ông “ngày càng lo ngại về việc mở rộng của các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc.”

Báo cáo nêu rõ, nhóm này cũng viện trợ rất nhiều cuộc đối thoại cấp cao giữa các quan chức của ĐCSTQ và các nhân vật quân sự và chính trị của Hoa Kỳ.

Truyền thông Hoa Kỳ cũng đã được CUSEF nhắm mục tiêu. Theo The Epoch Times từng đưa tin, kể từ năm 2009, nhóm này đã tổ chức các chuyến đi đến Trung Quốc cho hơn 120 phóng viên của khoảng 50 hãng truyền thông.

Từ năm 2009 đến 2017, CUSEF cũng đã sắp xếp hàng loạt các bữa ăn tối và các cuộc gặp gỡ với các giám đốc điều hành và biên tập viên của 35 hãng tin, bao gồm tạp chí Time, The Wall Street Journal, Forbes, The New York Times, The Associated Press và Reuters. Hồ sơ FARA của nhóm mô tả bữa ăn tối là do ông Đồng, người sáng lập của CUSEF chủ trì, được xem là “vô giá vì hiệu quả của chúng trong việc thu hút sự hỗ trợ từ các nhà lãnh đạo của ngành công nghiệp tin tức.”

The Epoch Times đã liên hệ với CUSEF để xin bình luận.

Sự đàn áp

Báo cáo cho biết, các Hoa Kiều tại hải ngoại, ngay cả những người không phải là công dân Trung Quốc, tự xem mình là “các mục tiêu ưu tiên” trong các hoạt động gây ảnh hưởng của Bắc Kinh. Theo IRSEM, nhiệm vụ chính ở đây là nhằm kiểm soát các cộng đồng sao cho “họ không đại diện cho mối đe dọa đối với quyền lực [của chế độ]”; các nhiệm vụ còn lại nhằm “huy động các cộng đồng này phục vụ vì lợi ích của Đảng.”

Được tổ chức phi chính phủ Freedom House mô tả là thủ phạm đàn áp xuyên quốc gia lớn nhất thế giới, Bắc Kinh đã nhắm vào hàng loạt các nhóm bất đồng chính kiến ở hải ngoại, kể cả người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các nhà hoạt động nhân quyền, những người ủng hộ dân chủ Hồng Kông, và các học viên Pháp Luân Công.

Tổ chức này cho biết trong một báo cáo hồi tháng 02 rằng, các nạn nhân phải đối mặt với các cuộc tấn công về thể chất, đe dọa, do thám, quấy rối và hăm dọa từ các mật vụ của Trung Quốc hoặc những người đại diện cho chế độ, một cách trực tiếp hoặc đe dọa trực tuyến.

Trong một ví dụ điển hình, Freedom House đã ghi nhận trường hợp của anh Tôn Nghị (Sun Yi), một học viên Pháp Luân Công sống sót sau khi bị giam cầm trong trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia của Trung Quốc. Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh thần đã bị ĐCSTQ đàn áp tàn bạo trong hơn hai thập kỷ qua.

Trong lúc bị giam giữ, anh Tôn đã lén để một bức thư cầu cứu khẩn cấp trong một phụ kiện trang trí Halloween được xuất khẩu sang nước ngoài. Anh Tôn đã thực hiện một bộ phim tài liệu với các cảnh quay bí mật để kể lại toàn bộ trải nghiệm của bản thân và đã trốn thoát đến Indonesia.

Năm 2017, anh Tôn đột ngột qua đời do bị suy thận. Gia đình anh Tôn cho hay anh ấy chưa từng có vấn đề về thận, và bệnh viện đã không công bố chi tiết về cái chết của anh cũng như đưa thi thể anh ấy đi hỏa táng một cách vội vàng. Các tình huống này khiến những người ủng hộ anh Tôn ngờ vực rằng là do hành vi tội ác nghiêm trọng.

Khải Anh

Theo The Epoch Times tiếng Anh

 



BÀI CHỌN LỌC

Học thuyết ‘Tam Chiến’, chiến dịch thâm nhập phương Tây tinh vi của ĐCSTQ