Học giả: Hoa Kỳ vẫn đang ‘mơ hồ chiến lược’ đối với cả Bắc Kinh và Đài Loan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi thế giới trải qua đại dịch viêm phổi Vũ Hán và Hoa Kỳ thay đổi chính phủ, mọi tầng lớp xã hội Đài Loan đều lo lắng về việc liệu chính sách của Hoa Kỳ đối với quốc đảo này có thay đổi hay không, điều này đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận. Tại một cuộc hội thảo hôm 3/4, giáo sư kiêm học giả chiến lược của Đại học Y Đài Bắc - ông Trương Quốc Thành (Zhang Guocheng) tuyên bố rằng, Hoa Kỳ vẫn đang áp dụng một lộ trình ‘mơ hồ chiến lược’ đối với Bắc Kinh và Đài Loan.

Theo Hãng thông tấn Trung ương (CNA)Liberty Times của Đài Loan, đảng Lực lượng Thời đại (New Power Party) của nước này đã tổ chức một buổi diễn thuyết quốc tế về "Quan hệ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong kỷ nguyên hậu dịch bệnh" tại Đài Bắc hôm 3/4. Các khách mời phát biểu tại hội thảo gồm: ông Trương Quốc Thành - Giáo sư kiêm học giả chiến lược của Đại học Y Đài Bắc; ông Uông Hạo (Wang Hao) - Tiến sĩ về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Oxford, Vương quốc Anh; ông Akio Yaita - Giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ Sankei Shimbun, v.v. Trước khi bắt đầu, buổi tọa đàm đã dành một phút im lặng để mặc niệm các nạn nhân của vụ tai nạn đường sắt Taroko.

Ông Trương Quốc Thành nhận định rằng, sau Thế chiến II, Hoa Kỳ đã có hai lần “mơ hồ chiến lược” ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, dẫn đến Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam, và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Sau khi ông Trump lên nắm quyền, mọi người đều cho rằng Mỹ đã chuyển từ “mơ hồ chiến lược” sang “rõ ràng chiến lược”, đó là: Nếu Bắc Kinh tấn công Đài Loan, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ can thiệp.

Tuy nhiên, ông Trương cũng cho rằng việc Mỹ can thiệp vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan có nhiều hình thức, nhưng không nhất định có hiệu quả. Dựa trên quan sát của ông, Mỹ vẫn áp dụng một thái độ không rõ ràng về mặt chiến lược đối với Đài Loan và Bắc Kinh. Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang ở eo biển Đài Loan, liệu quân đội Mỹ có can thiệp hay không, cũng như hình thức hoặc số lượng nguồn lực để can thiệp, thì cần phải thảo luận chi tiết hơn.

Ông Trương cũng nói rằng, cộng thêm thực tế là sự hợp tác quân sự giữa Đài Loan với Hoa Kỳ vẫn chưa đủ, và công tác chuẩn bị quân sự của chính Đài Loan cũng chưa đầy đủ, bao gồm cả cách hợp tác với các lực lượng đồng minh tại các cảng, nguồn lực hậu cần hay triển khai quân sự, v.v., hay cả các cuộc thảo luận cũng chưa đến nơi đến chốn. Ngoài ra còn có chủ nghĩa thất bại và chủ nghĩa đầu hàng đang lan tràn trong quốc đảo này cũng là điều đáng lo ngại.

Giáo sư Trương cho rằng, từ sự việc Myanmar và bông Tân Cương, có thể thấy Bắc Kinh đang tiến hành các thử nghiệm áp lực trước các lệnh trừng phạt quốc tế, trước tình hình đó Đài Loan buộc phải đáp trả một cách thận trọng thay vì "thuận theo thế lực khác", và nên nhắm vào những xung đột có thể xảy ra, phải chuẩn bị kỹ trong các vấn đề ngoại giao và quân sự.

Tiến sĩ Uông Hạo nói rằng, để chống lại chủ nghĩa bá quyền của Bắc Kinh, những gì nội bộ Đài Loan có thể làm là xem xét lại hệ thống nghĩa vụ quân sự và sự an toàn của dây chuyền công nghiệp. Không những cá măng biển và dứa Đài Loan bị Bắc Kinh “phục kích”, mà ngành công nghệ cao cũng xảy ra sự việc tương tự, vậy nên Lập pháp viện Đài Loan (tức Quốc hội) nên có cách ứng phó thích đáng.

Ông Uông cũng đề cập rằng, tên lửa quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng chip sản xuất tại Đài Loan, nhưng từ nhà nước cho tới người dân Đài Loan đều không chú trọng việc đó mà còn cảm thấy vui mừng vì một lượng lớn sản phẩm thông tin được xuất khẩu sang đại lục mỗi năm, tuy việc này có lợi cho nền kinh tế Đài Loan nhưng cũng mang lại lợi ích rất lớn cho lực lượng quân sự của Bắc Kinh, vì vậy đơn vị an ninh quốc gia nên xem xét cách ứng phó.

Ngoài ra, ông Uông nhấn mạnh rằng Đài Loan cũng nên thông qua "Đạo luật Chịu trách nhiệm về nhân quyền Magnitsky" phiên bản Đài Loan để xử phạt các quan chức đại lục vi phạm nhân quyền, điều này sẽ có ý nghĩa biểu tượng về mặt chính trị, trong khi Bắc Kinh đã theo đuổi chính sách ngoại giao chiến lang trong những năm gần đây. Giới học thuật Đài Loan nên có một cuộc thảo luận và phân tích đầy đủ hơn về vấn đề này.

Còn Giám đốc tờ Sankei Shimbun chi nhánh Đài Bắc - ông Akio Yaita nói rằng, gần đây Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã lần đầu tiên tuyên bố rằng ông sẽ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để đối phó với hành vi xâm phạm vũ trang của Bắc Kinh đối với Đài Loan, điều này có ý nghĩa to lớn. Sau khi chính phủ mới của Hoa Kỳ lên nắm quyền, họ đã tuyên bố sẽ áp dụng thái độ đối đầu với Trung Quốc trong một số vấn đề, và đồng thời hợp tác trong một số vấn đề. Chính phủ mới của Mỹ cho rằng, cần phải cho Bắc Kinh một thông điệp rõ ràng để Bắc Kinh tránh đánh giá sai chiến lược. Còn về việc Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ nói rằng có khả năng Bắc Kinh sẽ tấn công Đài Loan trong vòng 6 năm tới, ông Akio Yaita cho rằng khả năng này không cao.

Đông Phương

Theo Vision Times

Thế giới Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Học giả: Hoa Kỳ vẫn đang ‘mơ hồ chiến lược’ đối với cả Bắc Kinh và Đài Loan