Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 4/11, Hoa Kỳ đã chính thức rút khỏi Thỏa thuận chung Paris (Paris Agreement - một thỏa thuận về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2015), thực hiện lời hứa tranh cử của Tổng thống Trump 4 năm trước.

Ông Trump cho rằng, Thỏa thuận chung Paris không công bằng đối với Hoa Kỳ và làm tổn hại đến lợi ích của công nhân nước này, hơn nữa nội dung của thỏa thuận này thiên vị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các nước khác.

Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận chung Paris vào tháng 6/2017, nhưng theo quy định của Liên Hợp Quốc (LHQ), phải đợi sau 3 năm kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực mới có thể chính thức rút khỏi. Ngày 4/11/2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố, nước này chính thức khởi động các thủ tục để rút khỏi Thỏa thuận chung Paris. Theo quy định, quá trình rút khỏi thỏa thuận này sẽ mất 1 năm. Kể từ đó đến ngày 4/11/2020, Hoa Kỳ đã chính thức rút khỏi thỏa thuận này.

Ông Trump cho rằng, Thỏa thuận chung Paris không công bằng đối với Hoa Kỳ, bởi vì theo thỏa thuận, các nước đang phát triển như ĐCSTQ và Ấn Độ vẫn có thể tăng lượng phát thải khí carbon trong 13 năm nữa mà không phải chịu bất kỳ ràng buộc cắt giảm phát thải nào, còn Hoa Kỳ lại không được như vậy. Điều này có thể khiến Hoa Kỳ mất đi lực cạnh tranh trong các lĩnh vực liên quan.

Ngoài ra ông Trump cho rằng, Thỏa thuận chung Paris sẽ gây tổn hại đến sự phát triển kinh tế Mỹ. Ông cho biết, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) của Liên Hợp Quốc một lượng kinh phí lớn, trong nhiệm kỳ Tổng thống Obama, Hoa Kỳ đã phải chi 1 tỷ USD (khoảng 23.174 tỷ VNĐ). Hơn nữa, thỏa thuận này còn yêu cầu Hoa Kỳ độc lập đảm nhiệm viện trợ 75% tiền quỹ mỗi năm, tương đương 75 tỷ USD.

Khi Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận chung Paris vào tháng 6/2017, ông chỉ ra rằng thỏa thuận này đã gây tổn hại cực lớn đến lợi ích của Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp, công nhân, người dân và người nộp thuế. Ông cho biết, theo nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, đến năm 2040, Thỏa thuận chung Paris sẽ khiến Hoa Kỳ thiệt hại 3 nghìn tỷ USD tổng sản lượng quốc gia (GDP) và mất 6,5 triệu vị trí việc làm trong lĩnh vực công nghiệp. Ngoài ra, thỏa thuận này không có sự ràng buộc giữa các bên ký kết, hơn nữa lại có sự đối xử khác biệt giữa các nước.

Tổng thống Trump đồng thời cũng bày tỏ rằng, ông quan tâm sâu sắc về chủ đề môi trường, chỉ là không thể ủng hộ một thỏa thuận mang tính 'trừng phạt' Mỹ như Thỏa thuận chung Paris. Ông cho rằng, đây là một 'cuộc lừa đảo' nhằm 'moi' tiền của Mỹ, rất nhiều người thậm chí đã lợi dụng nó mà kiếm được rất nhiều tiền. Do đó, trước cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016, ông Trump tuyên bố rằng, nếu đắc cử Tổng thống, ông sẽ rút khỏi thỏa thuận này.

Vào tháng 12/2015, 195 trên quốc gia trên toàn thế giới (bao gồm Hoa Kỳ), đã tham dự Hội nghị lần thứ 21 của các Bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) tại Paris và đạt được Thỏa thuận chung Paris, thay thế Nghị định thư Kyōto trước đó và đồng ý tự nguyện cắt giảm phát thải khí nhà kính để kiềm chế tình trạng nóng lên toàn cầu.

Ngọc Trân

Theo NTDTV tiếng Trung

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu