Hoa Kỳ áp dụng chiến lược "toàn chính phủ", toàn diện chống lại mối đe dọa của ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoa Kỳ đã sử dụng biện pháp an ninh quốc gia "toàn chính phủ" (all-of-government) để chống lại sự thâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào Hoa Kỳ. Đây là một nỗ lực quy mô lớn chưa từng được thực hiện bởi các chính phủ tiền nhiệm. Các nhà phân tích nói rằng, điều này là do trước đây Mỹ đã không xác định chính xác các mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Các quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần đề cập đến chiến lược này, đặc biệt là trong những tháng gần đây khi quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất. Hôm 10/7, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố rằng, ông thậm chí sẽ không xem xét việc đàm phán với Trung Quốc về giai đoạn thứ hai của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung.

ĐCSTQ thường phớt lờ luật pháp quốc tế, và trong khi cố gắng che đậy việc xử lý dịch bệnh không thoả đáng, nó vẫn tiếp tục theo đuổi tham vọng xâm chiếm thế giới. Bên cạnh đó, Luật An ninh Quốc gia Hong Kong được cưỡng chế thông qua gần đây, cũng khiến cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.

Để chống lại sự thâm nhập của Bắc Kinh, Hoa Kỳ đã triển khai rất nhiều hành động. Trong nửa cuối năm 2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã triển khai một chương trình tên là "Sáng kiến về ​​Trung Quốc" (China Initiative) nhắm vào việc ĐCSTQ ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. Kể từ đó, số vụ bắt giữ các nghi phạm liên quan đến ĐCSTQ đã tăng lên đáng kể.

Ngày 13/7, Hoa Kỳ đã có hành động mạnh mẽ nhất từ ​​trước đến nay ở Biển Đông. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, Hoa Kỳ không công nhận "bất kỳ yêu sách nào của Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với vùng biển này" và thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh xây dựng đế chế hàng hải của riêng mình ở Biển Đông.

Nhiều quan chức cấp cao Hoa Kỳ phát biểu cứng rắn về Trung Quốc - điều chưa từng có trong lịch sử

Nhiều quan chức Hoa Kỳ đã có bài phát biểu trong năm nay, nội dung chính là tiết lộ và lên án sự xâm nhập của ĐCSTQ cũng như cách các Bộ và cơ quan của Hoa Kỳ ứng phó với các mối đe dọa từ ĐCSTQ.

Ông Brendan Carr, một trong năm Ủy viên của Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), nói với The Epoch Times rằng: "Chúng tôi đã thay đổi tác phong hèn nhát trong quá khứ".

Ông Brendan Carr nói: "Sự đoàn kết và thống nhất của các nhà lãnh đạo Mỹ trong toàn bộ chính phủ đã chứng minh sức mạnh và quyết tâm cao độ của chúng tôi trong việc đối phó với mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra”.

Trong khoảng thời gian vừa rồi, cho dù là về số lượng bài phát biểu hay tần suất xuất hiện trong các bài phát biểu, cũng là hiện tượng trước nay chưa từng có.

Rất nhiều chính trị gia nổi tiếng đã lên tiếng, như: Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert C. O'Brien, Giám đốc FBI Christopher Wray, Bộ trưởng Tư pháp William Barr, ông David Stilwell - Trợ lý Quốc vụ khanh phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Quốc vụ viện, v.v.. Ngoại trưởng Mike Pompeo dự kiến cũng ​​sẽ có bài phát biểu về Trung Quốc vào ngày 23/7.

Một ví dụ thực tế về “Chiến lược toàn chính phủ": Vây quét Huawei

Ông Brendan Carr nói rằng một ví dụ về cách sử dụng "Chiến lược Toàn chính phủ" (all-of-government strategy) là phản ứng của Mỹ đối với Huawei.

Ông cho biết: "Các quan chức của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Truyền thông Liên bang và nhiều cơ quan khác đã thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ mạng Internet của chúng tôi và ngăn chặn các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia của chúng tôi”.

Các chính trị gia của cả hai đảng đã lên tiếng về các hoạt động gây hấn của Bắc Kinh. Một nghị viên trong Hạ viện Hoa Kỳ nói rằng ông rất vui khi thấy chiến lược mà chính phủ hiện đang áp dụng.

Dân biểu Jim Banks nói với The Epoch Times: "Là một thành viên của Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc (China Task Force) thuộc Đảng Cộng hòa trong Hạ viện, điều khiến tôi thấy phấn khởi không chỉ là vì quyết sách của Tổng thống, mà còn vì toàn bộ chính phủ của ông đều đã được huy động để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Dân biểu Jim Banks cho biết, Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã chỉ trích các công ty công nghệ Mỹ vì "sẵn sàng hợp tác với ĐCSTQ" bao nhiêu năm nay. Giám đốc FBI Christopher Wray và Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng dẫn dắt đội ngũ nhân viên của họ tập trung vào việc "ngăn chặn hành vi cướp bóc của Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Ông Banks nói rằng: “Ngay cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục Betsy DeVos và Viện Y tế Quốc gia (NIH) cũng đã tái định vị để đối phó với ‘Học viện Khổng Tử’ và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ”.

Đáp trả các hành vi xâm lược của ĐCSTQ trên mặt trận thông tin, chính trị và kinh tế

Ông Brian Kennedy là Chủ tịch của "Ủy ban về nguy cơ hiện tại: Trung Quốc" (Committee on the Present Danger: China) của Hoa Kỳ, và là tác giả của cuốn sách "Communist China’s War Inside America” (Tạm dịch: “Chiến tranh của ĐCSTQ trong nước Mỹ").

Ông Kennedy nói rằng chiến lược của chính quyền Mỹ là đáp trả “các hành vi xâm lược rõ ràng của Trung Quốc (ĐCSTQ) trên mặt trận thông tin, chính trị và kinh tế”.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông Kennedy nói: "Tại sao Hoa Kỳ áp dụng phương châm ‘toàn chính phủ’, lý do rất đơn giản. Bởi vì trong cuộc sống hiện đại của người Mỹ, không có khía cạnh nào là không liên quan đến Trung Quốc".

Ông Kennedy nói: "(ĐCSTQ) đã đi từ thao túng Phố Wall sang ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ ở Thung lũng Silicon; từ việc chèn ép NBA đến lợi dụng xuất khẩu nông sản và thao túng chính trị để hình thành vành đai nông nghiệp. Khác với các chính phủ tiền nhiệm, chính phủ Tổng thống Trump từ Tổng thống cho đến nhân viên đều hiểu rõ là phải trực tiếp đối mặt với sự xâm lược này".

Đông Phương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hoa Kỳ áp dụng chiến lược "toàn chính phủ", toàn diện chống lại mối đe dọa của ĐCSTQ