Hàn Quốc chuẩn bị phóng tên lửa mới vào chiều ngày 21/10

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hàn Quốc sẽ phóng tên lửa Nuri do nước nhà tự phát triển vào thứ Năm (21/10) trong bối cảnh chạy đua vuc trang khắp châu Á. Điều này cho thấy bước nhảy vọt của các cường quốc toàn cầu trong công nghệ hàng không vũ trụ.

Bloomberg đưa tin, Tổng thống Moon Jae-in dự kiến sẽ có mặt để ​​chứng kiến vụ phóng tên lửa nhiên liệu lỏng ba tầng mang trọng tải hình nộm 1,5 tấn, dự kiến ​​cất cánh vào khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương (6 giờ chiều giờ Hà Nội) từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở bờ biển miền Nam đất nước.

Hàn Quốc coi chương trình này là tăng cường khả năng cạnh tranh của họ trong công nghệ liên lạc 6G và giúp họ có thể quan sát bầu trời rộng hơn khi đối thủ Triều Tiên tăng cường kho vũ khí của mình, bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Vụ phóng diễn ra vài tháng sau khi Hoa Kỳ loại bỏ các giới hạn trong việc phát triển tên lửa của Hàn Quốc kể từ Chiến tranh Lạnh.

Hàn Quốc gần đây đã đạt được những tiến bộ trong cả năng lực tên lửa quân sự và chương trình dân sự, bắt kịp các chương trình vũ trụ tiên tiến hơn ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Mặc dù Hàn Quốc không có chương trình vũ khí hạt nhân, nhưng sự ủng hộ trong nước đối với chương trình này lại cao hơn ở Nhật Bản - một đồng minh khác của Mỹ vốn phụ thuộc vào Mỹ để răn đe, nơi đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ sau khi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử vào cuối Thế chiến thứ hai.

Một trong những ứng cử viên hàng đầu cho cuộc đua tổng thống của Hàn Quốc vào tháng 3 tới là Hong Joon-pyo, một người theo chủ nghĩa bảo thủ. Ông Hong nói với Bloomberg vào tháng trước rằng có thể đã đến lúc nước này phải có vũ khí hạt nhân. Điều đó có thể thêm một bước ngoặt cho chương trình Nuri, hiện đang được sử dụng cho mục đích dân sự.

Ông Cheon Seong-whun, cựu thư ký chiến lược an ninh của Tổng thống Hàn Quốc cho biết, chỉ cần thay thế vệ tinh bằng đầu đạn, tên lửa của Hàn Quốc sẽ trở thành ICBM.

Washington đã hoan nghênh những tiến bộ trong chương trình không gian của Hàn Quốc. Chính quyền Seoul vào tháng 5 đã tham gia chương trình Artemis của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ, chương trình có kế hoạch đưa con người trở lại bề mặt Mặt Trăng.

Vệ tinh nặng 1,5 tấn trên Nuri dự kiến ​​sẽ đi vào quỹ đạo cách Trái đất khoảng 600km đến 800km.

Đây sẽ là một bước tiến lớn so với phương tiện vũ trụ Naro hai tầng của Hàn Quốc được chế tạo bằng công nghệ trong nước và Nga, vốn bị trì hoãn và hai lần phóng thất bại trước khi thực hiện chuyến bay thành công vào năm 2013.

Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 1,8 tỷ đô la Mỹ (gần 41 nghìn tỷ VND) vào dự án này kể từ năm 2010, trước khi ông Moon nhậm chức vào năm 2017. Hàn Quốc cuối cùng có kế hoạch gửi một tàu vũ trụ lên mặt trăng vào năm 2030, sau khi đặt mục tiêu gửi một tàu thăm dò tới đó từ hơn một thập kỷ trước.

Phương tiện phóng vệ tinh đầu tiên do Hàn Quốc tự phát triển Nuri đứng trên bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Naro ở Goheung, tỉnh Nam Jeolla Ảnh: Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc

Chỉ vài giờ trước khi ông Moon chứng kiến ​​vụ thử hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới của Hàn Quốc vào tháng trước, Triều Tiên đã lần đầu tiên phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu hỏa.

Hôm thứ Ba, Bình Nhưỡng đã bắn tên lửa đầu tiên từ tàu ngầm trong khoảng 5 năm gần đây.

Hôm thứ Bảy, Trung Quốc đã cử ba phi hành gia đến trạm vũ trụ Thiên Cung của họ, trong khi việc họ phóng tên lửa siêu thanh vào quỹ đạo đã làm dấy lên lo ngại rằng các đối thủ của Mỹ đang nhanh chóng vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc ngay cả khi nước này đầu tư hàng chục tỷ USD để nâng cấp.

Khi những lo ngại về an ninh khu vực ngày càng nóng lên, Hàn Quốc đã và đang thúc đẩy kích hoạt hoàn toàn các vệ tinh giám sát độ phân giải cao "Dự án 425" vào đầu năm tới.

Chương trình sẽ có các ứng dụng dân sự và quân sự để theo dõi Bán đảo Triều Tiên, bao gồm cả Triều Tiên - và có thể cả Trung Quốc.

Theo The Korea Herald ngày 21/10, Hàn Quốc đã đầu tư gần 2 nghìn tỷ won (1,8 tỷ USD) để xây dựng Nuri ba giai đoạn kể từ năm 2010.

Một vụ phóng thành công sẽ đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ bảy trên thế giới phát triển phương tiện phóng vũ trụ có thể mang theo một vệ tinh nặng hơn 1 tấn, sau Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Điều đó cũng có nghĩa là Hàn Quốc giờ đây sẽ có được công nghệ quan trọng để phát triển và phóng tên lửa vũ trụ mang vệ tinh 'cây nhà lá vườn', mở ra một kỷ nguyên mới trong chương trình vũ trụ của nước này.

Viện nghiên cứu Hàng không Vũ trụ hàn Quốc cho biết, nước này có kế hoạch tiến hành thêm 4 lần phóng tàu Nuri cho đến năm 2027 để tăng độ tin cậy.

Nguyên Hương



BÀI CHỌN LỌC

Hàn Quốc chuẩn bị phóng tên lửa mới vào chiều ngày 21/10