Gordon Chang: Joe Biden cần đưa ra thỏa thuận phòng thủ song phương cho Đài Loan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đài Loan báo cáo rằng, thứ Hai ngày 4/10, Trung Quốc đã xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của họ với kỷ lục 56 chiến đấu cơ.

Các kỷ lục trước đó là 38 máy bay vào thứ Sáu và 39 máy bay vào thứ Bảy. Chủ nhật bình yên khi chỉ có 16 máy bay Trung Quốc xâm nhập.

Nhiều ý kiến ​​cho rằng Trung Quốc chỉ đang "vơ đũa cả nắm", lãng phí nhiên liệu hàng không với những chuyến bay khiêu khích. Xét cho cùng, thứ Sáu là Ngày Quốc khánh, đánh dấu kỷ niệm 72 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Bắc Kinh sẽ không để một ngày nào trôi qua mà không thể khẳng định niềm tự hào của họ.

Chiến lược để mặc cho Trung Quốc xả hơi trên thực tế đã có tác dụng giữ hòa bình trong một thời gian, nhưng giờ đây, hoàn cảnh đã thay đổi. Có hai lý do tại sao cần phải từ bỏ các phương pháp tiếp cận chính sách cũ hiện nay.

Thứ nhất, Tập Cận Bình và những người khác ở Bắc Kinh hiện nay dường như tin rằng Hoa Kỳ đang suy tàn và sẽ không phản đối những nỗ lực của họ để chia rẽ các nước láng giềng. Nói tóm lại, sự răn đe của Hoa Kỳ đang thất bại.

Sự ngăn cản thất bại đặc biệt rõ ràng khi ông Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, gặp Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan ở Anchorage vào giữa tháng Ba. “Vì vậy, hãy để tôi nói ở đây rằng, trước mặt Trung Quốc, Hoa Kỳ không có đủ tư cách để nói rằng họ muốn nói chuyện với Trung Quốc từ một vị thế mạnh”, ông Dương nói trong bài phát biểu khai mạc.

Kể từ đó, người Trung Quốc không còn biết khiêm tốn là gì nữa. Vào ngày 10/8, tờ Nhân dân Nhật báo, ấn phẩm có thẩm quyền nhất của Trung Quốc, đã đăng một bài có tiêu đề “Hoa Kỳ không còn mạnh để kiêu ngạo và không kiềm chế”.

Hơn nữa, khi Afghanistan thất bại, câu chuyện tuyên truyền chính của Bắc Kinh là Hoa Kỳ không thể hy vọng chống lại một Trung Quốc vĩ đại vì nước này thậm chí với Taliban họ còn không thể đối phó. Câu chuyện này phản ánh tư duy ở Bắc Kinh.

Bắc Kinh đồng thời cũng săn đuổi Đảng Dân Tiến cầm quyền của Đài Loan. “Các nhà chức trách của Đảng Dân Tiến cần phải giữ tỉnh táo và các lực lượng ly khai cần có khả năng đối mặt với hiện thực”, một bài xã luận từ tờ Thời báo Hoàn cầu, do Nhân dân Nhật báo kiểm soát, nêu rõ. “Từ những gì đã xảy ra ở Afghanistan, họ nên nhận thức rằng một khi chiến tranh nổ ra ở Eo biển, lực lượng phòng thủ của hòn đảo sẽ sụp đổ trong vài giờ và quân đội Hoa Kỳ sẽ không đến giúp đỡ”.

Tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc dường như nghĩ rằng quân đội Hoa Kỳ nói chung là không có khả năng. "Nó không thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh nữa", Lu Xiang thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn cầu khi Taliban chiếm được Kabul.

Thứ hai, Trung Quốc hiện đang khốn đốn. Có một cuộc khủng hoảng nợ mà Bắc Kinh không thể giải quyết. Nhà phát triển bất động sản Evergrande lớn thứ hai của Trung Quốc đang thất bại. Tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng. Nền kinh tế trì trệ. Tình trạng mất điện kéo dài. Môi trường xấu đi và dịch COVID-19 đang tiếp tục hoành hành. Tệ hơn nữa, đất nước này đang trên bờ vực của sự sụp đổ về nhân khẩu, mức độ tuột dốc nhất trong lịch sử khi không có chiến tranh hoặc dịch bệnh.

Những trào lưu này đang làm chao đảo hệ thống chính trị khi người cai trị Tập Cận Bình đang phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong chính sách. Bởi vì ông Tập đang nắm giữ quyền lực tối cao chưa từng có, ông ta không đổ tội lên đầu ai được. Quyền lực tối cao của Trung Quốc hiện có ngưỡng rủi ro thấp và có nhiều lý do chọn Đài Loan để làm chệch hướng những lời chỉ trích của giới tinh hoa và sự bất bình của người dân.

Mao Trạch Đông bắt đầu Cách mạng Văn hóa để đánh bại kẻ thù ở Bắc Kinh. Tập Cận Bình đang làm điều tương tự. Tuy nhiên, không giống như Mao, ông Tập có quyền đẩy cả thế giới vào chiến tranh, và ông dường như cảm thấy cần phải có kẻ thù để giải thích những thất bại. Thế giới, do đó, đang gặp rủi ro.

Để gây dựng uy tín, chính quyền Biden đã xích lại gần Đài Loan hơn, tăng cường liên hệ với chính phủ của hòn đảo. Cũng có sự gia tăng trong các cuộc tuần tra của Hải quân và Cảnh sát biển Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan, đáng chú ý nhất là vào ngày 27/ 8 khi cả USS Kidd, một tàu khu trục Arleigh Burke và USCG Munro, một tàu tuần duyên, di chuyển theo hai hướng ngược nhau. Hiện tại, bốn boong tàu lớn — tàu sân bay Mỹ Carl Vinson và Ronald Reagan, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Vương quốc Anh và tàu sân bay JS Ide của Nhật Bản — đang tập trận gần Okinawa.

Chính quyền Biden cũng đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan trên truyền thông. “Hoa Kỳ rất lo ngại về hoạt động quân sự khiêu khích của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gần Đài Loan, gây mất ổn định, có nguy cơ tính toán sai lầm và phá hoại hòa bình và ổn định của khu vực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết trong một tuyên bố hôm Chủ nhật ngày 3/10.

Hiện tại, có vẻ như ông Tập Cận Bình sẽ không rung động trước những lời lẽ tình cảm. Trong bài xã luận của Global Times hôm thứ Hai ngày 4/10 có tiêu đề “Đã đến lúc cảnh báo những người ly khai Đài Loan và những kẻ lừa gạt của họ, ông Tập nói: Chiến tranh là sự thật”.

Nhiều bài bình luận - có lẽ là hầu hết - của Thời báo Hoàn cầu đều quá nóng, và một số người nghĩ rằng những lời đe dọa như thế này chỉ đơn thuần là hăm dọa. Tuy nhiên, chính phủ Đài Loan “cứng đầu cứng cổ” đang cảm thấy sự nghiêm trọng từ Bắc Kinh và cảnh báo sắp xảy ra xung đột. Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp nói với ABC News của Úc rằng, Đài Bắc đang chuẩn bị cho chiến tranh và yêu cầu Canberra hỗ trợ.

Ông Ngô có lý khi nhìn nhận những lời lẽ gay gắt của Trung Quốc trên bề mặt.

Và Hoa Kỳ cũng nên làm như vậy. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc Washington phải từ bỏ chính sách “mơ hồ chiến lược” —chính sách không thực hiện bất kỳ cam kết nào — sang một trong những chính sách “rõ ràng về chiến lược” —để bảo vệ Đài Loan. Sự mơ hồ chỉ thích hợp trong một thời kỳ ổn định hơn nhiều so với bây giờ. Với thái độ hiếu chiến như vậy của Trung Quốc, chỉ có tuyên bố rõ ràng mới có thể có tác dụng.

Để một tuyên bố như vậy đáng tin cậy, Hoa Kỳ nên đưa ra một hiệp ước phòng thủ chung cho Đài Loan. Để giữ hòa bình, Bắc Kinh phải biết Hoa Kỳ sẽ sử dụng vũ lực để hỗ trợ cam kết của mình. Trong khi đó, Mỹ nên triển khai các khí tài quân sự tới Đài Loan và các vùng biển của nước này. Đúng, điều đó có thể chọc giận Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đã vào cuộc, được khuyến khích bởi những gì họ cho là sự yếu đuối của Mỹ. Một nước Mỹ mạnh mẽ ít khiêu khích hơn nhiều so với một nước Mỹ yếu ớt.

Vậy tại sao Mỹ không nên tiếp tục để Bắc Kinh xả hơi? Bởi vì phớt lờ Trung Quốc trong hoàn cảnh mới, đang khiến Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể hành động nguy hiểm hơn nữa. Rốt cuộc, mỗi ngày họ đều phái thêm máy bay xâm phạm Đài Loan.

Gordon G. Chang là tác giả của Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc và Cuộc chiến tranh Công nghệ Hoa Kỳ-Trung Quốc vĩ đại. Theo dõi ông trên Twitter @GordonGChang.

Nguyên Hương

Theo 19fortyfive

Quan điểm thể hiện trong bài viết là của riêng tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD VIETNAM.



BÀI CHỌN LỌC

Gordon Chang: Joe Biden cần đưa ra thỏa thuận phòng thủ song phương cho Đài Loan