Giới chức Mỹ cáo buộc ĐCS Trung Quốc và WHO vi phạm luật pháp quốc tế trong đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nghị sĩ bang Texas Michael McCaul nói với tờ Washington Examiner rằng: "Chúng ta cần yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Tổng Giám đốc WHO Tedros chịu trách nhiệm để ngăn chặn một đại dịch khác từ Trung Quốc lại tràn sang đất nước chúng ta".

Trung Quốc

Ông McCaul, người dẫn đầu một cuộc điều tra về Trung Quốc, cho biết thất bại của Trung Quốc trong việc "cảnh báo thế giới" về dịch SARS năm 2003 đã báo trước việc xử lý virus corona của nước này.

Đại dịch năm nay đã cướp đi sinh mạng hơn 2290.000 người trên toàn thế giới. Lần dịch này "thậm chí còn rắc rối hơn" ở chỗ "WHO vốn dĩ thay vì cần thực thi các quy định của tổ chức này, thì lại mù quáng tuân theo ĐCSTQ và trì hoãn hành động cần thiết có thể bảo vệ người dân toàn cầu", theo nghị sĩ McCaul.

Đại Hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới lần thứ 58 của WHO đã nhất trí sửa đổi Quy định Y tế Quốc tế (IHR) năm 2005, bao gồm “phạm vi không giới hạn đối với bất kỳ bệnh hoặc lây truyền cụ thể nào trở thành bệnh tật ... không kể nguồn gốc, có thể gây ra tác hại lớn tới con người". Các quy tắc ràng buộc về mặt pháp lý đã đặt ra các nghĩa vụ đối với 194 quốc gia phải "thông báo cho WHO về các sự việc có thể trở thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế".

Các quy định mới của WHO bắt nguồn từ phản ứng của Trung Quốc đối với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Cũng như cách xử lý đối với dịch viêm phổi Vũ Hán, Trung Quốc biết về bệnh viêm phổi mới gây chết người này và đã che giấu trong nhiều tháng. SARS đã lan sang 29 quốc gia, cướp đi sinh mạng của ít nhất 774 người và hàng ngàn người mắc bệnh.

Trung Quốc đã phát hiện một loại virus corona chủng mới vào cuối tháng 12, nhưng Bắc Kinh đã không báo cáo bằng chứng trong vòng 24 giờ và chỉ thừa nhận và báo cáo sự xuất hiện của bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân "cho WHO vào đầu tháng 1”.

Có bằng chứng cho thấy Trung Quốc che đậy sự lây lan của virus corona. Chính phủ Trung Quốc đã bịt miệng những người cố gắng báo cáo về sự xuất hiện của virus, đe dọa các bác sĩ nếu họ thông tin về virus và tình hình dịch bệnh. Đồng thời, họ còn thông tin sai cho WHO và ngăn chặn các chuyên gia y tế từ nước ngoài đến tìm hiểu.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu Trung Quốc đã hành động nhanh hơn, thì quốc gia này đã giúp giảm rất nhiều mức độ lây lan của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán trên toàn thế giới.

Trung Quốc đã biết rõ từ khoảng cuối tháng 12 rằng virus corona chủng mới này lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, vào ngày 14/1, WHO vẫn tweet trên trang Twitter của tổ chức này rằng chính quyền Trung Quốc không tìm thấy bằng chứng rõ ràng nào về việc lây truyền từ người sang người.

Văn phòng ông McCaul nói rằng Trung Quốc đã vi phạm Điều 6 và 7 của IHR về cách các quốc gia phải báo cáo dịch bệnh khi Trung Quốc báo cáo về dịch virus corona. Điều 7 bắt buộc các quốc gia phải chia sẻ thông tin nhanh chóng nếu có bằng chứng về sự kiện y tế công cộng bất ngờ hoặc bất thường trong lãnh thổ của mình, không kể nguồn gốc, mà có thể tạo thành trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Văn phòng ông McCaul cũng cho biết WHO đã vi phạm Điều 9 của IHR, yêu cầu họ điều tra các báo cáo, chẳng hạn như từ Đài Loan vào cuối tháng 12, mà họ đã bỏ qua.

WHO đã không trả lời các câu hỏi của Washington Examiner về các trường hợp cụ thể thể hiện sự phá vỡ quy tắc của Trung Quốc và WHO mà ông McCaul đã đề cập đến. Đồng thời WHO cũng không trả lời các câu hỏi về lý do tại sao WHO ca ngợi ứng phó đại dịch của Trung Quốc.

Hình phạt

Không rõ những hình phạt nào có thể được áp dụng đối với Trung Quốc trong khuôn khổ IHR, mặc dù Điều 56 trong bộ quy tắc của tổ chức cung cấp các hướng dẫn cho "giải quyết tranh chấp".

Nếu Hoa Kỳ buộc tội Trung Quốc vi phạm các quy tắc, thì khiếu nại này có thể được đệ trình lên người đứng đầu của WHO để giải quyết, hoặc vấn đề có thể được đưa lên Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế ở Hague.

IHR nói rằng các quốc gia phải báo cáo bất kỳ bệnh nào gồm các đặc điểm sau:

  • Có mầm bệnh có khả năng gây bệnh dịch,
  • Có "dấu hiệu không điều trị khỏi", nghĩa là không có vaccine,
  • Các nhân viên y tế cũng bị lây bệnh,
  • Nhóm người đặc biệt dễ bị lây nhiễm bệnh như người già,
  • Dịch bệnh bùng phát ở khu vực có mật độ dân số cao.

Dịch bệnh virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc, đáp ứng tất cả các tiêu chí trên.

WHO đã không tuyên bố dịch virus corona là đại dịch toàn cầu cho đến ngày 11/3.

Cộng đồng tình báo Mỹ cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát virus corona ở giai đoạn ban đầu. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục thông tin sai về tỷ lệ lây nhiễm và số người tử vong trong nước.

Nguyễn Minh
Theo Washington Examiner



BÀI CHỌN LỌC

Giới chức Mỹ cáo buộc ĐCS Trung Quốc và WHO vi phạm luật pháp quốc tế trong đại dịch