Giáo sư Hoa Kỳ bị tuyên án vì tham gia vào các chương trình tuyển dụng nhân tài của Bắc Kinh 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một cựu giáo sư tại đại học Emory đã bị kết tội gian lận thuế, vì ông đã không khai thuế khoản thu nhập của mình khi làm việc cho một chương trình chiêu mộ nhân tài của Trung Quốc, gọi là “Vạn nhân tài”. Thực tế, người được lợi ích nhất từ việc “trốn thuế” này chính là chính quyền Bắc Kinh.

Ông Li Xiaojiang, công dân Mỹ gốc Hoa 63 tuổi, từng làm việc tại khoa Di truyền học tại đại học Atlanta suốt 23 năm, trước khi ông bị sa thải vào tháng 5/2019 vì [vấn đề] không minh bạch tài chính, và trốn thuế thu nhập cá nhân khi cộng tác với chương trình Vạn Nhân Tài của Trung Quốc. Vợ ông, bà Li Shihua cũng đã bị sa thải vì là cộng sự của ông Li Xiaojiang.

“Bị cáo nghĩ rằng mình có thể sống ‘hai cuộc đời riêng biệt’, một [với tư cách giáo sư] ở tại đại học Emory và một [với tư cách] người tham gia vào chương trình Vạn Nhân Tài tại Trung Quốc”, theo lời của luật sư Byung J. Pak, đăng tải trên thông cáo báo chí ngày 11/5 của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ).

Ông Li đã bị kết án treo một năm và chịu khoản bồi thường 35.089 USD. Ông cũng bị buộc phải khai thuế thu nhập theo đúng pháp luật trong giai đoạn từ năm 2012-2018.

Chương trình Vạn Nhân Tài

Bắc Kinh đã phát sóng Chương trình Vạn Nhân Tài vào năm 2008 để ráo riết “chiêu mộ” các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ đầy triển vọng từ nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc.

Tại cuộc họp mùa đông của Hiệp hội Thống Đốc Quốc gia vào tháng 2/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã [đưa ra lời] cảnh cáo chương trình Vạn Nhân Tài, về việc họ đã lạm dụng chương trình này để ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ..

“Đây là một ‘âm mưu’ của Bắc Kinh, họ tuyển dụng các nhà khoa học và giáo sư Mỹ nhằm hợp thức hóa việc chuyển giao các ‘bí mật công nghệ của Hoa Kỳ về Trung Quốc [nhằm đổi lấy khoản tiền khổng lồ]”, ông Pompeo cho biết. Trước đó không lâu, các cáo buộc liên quan đến vấn đề này đều nhắm thẳng vào các giáo sư đang làm việc tại đại học Kansas, đại học Virginia và đại học Harvard, và phản đối họ tham gia chương trình Vạn Nhân Tài.

Một giáo sư tại đại học Arkansas đã bị bắt vào ngày 8/5 vì có hành vi sử dụng internet để nhận tiền bất hợp pháp. Ông đã không minh bạch các khoản tiền mà mình nhận được khi tham gia chương trình Vạn Nhân Tài.

Ông Li, trong khi vẫn đang làm việc tại đại học Emory, đã tham gia chương trình Vạn Nhân Tài từ cuối năm 2011, theo DOJ. Từ năm 2012 đến 2018, ông đã nghiên cứu bệnh Huntington - một căn bệnh di truyền trên động vật, khi ông [bí mật] hợp tác với các tổ chức của Trung Quốc như: Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) và Đại học Tế Nam, nằm ở phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

“Trong suốt 6 năm làm việc tại chương trình Vạn Nhân Tài, ông Li đã kiếm được ít nhất là 500.000 USD, nhưng ông chưa bao giờ khai những khoản tiền này vào thuế thu nhập cá nhân của mình”, DOJ cho biết.

Cụ thể, ông Li làm việc tại Viện Sinh học Di truyền và Phát triển CAS, cũng như Viện Tái tạo Hệ thần kinh Trung ương Quảng Đông-Hồng Kông-Ma Cao và một viện nghiên cứu tại Đại học Tế Nam, theo các trang web của Viện nghiên cứu cho thấy.

Theo báo cáo của DOJ, khoản thu nhập “bí mật” của ông Li đã bị vạch trần bởi một cuộc điều tra của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) về các khoản xin tài trợ nghiên cứu của ông, bởi ông Li không hề nhắc đến những hoạt động nghiên cứu ở ngoại quốc của mình.

Trong một báo cáo được công bố vào tháng 12/2018, NIH bày tỏ mối lo ngại về Chương trình Vạn Nhân Tài, “các tân binh” của chương trình này đang xâm nhập vào tài sản sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ và có nguy cơ sẽ chuyển các dữ liệu quan trọng như những nghiên cứu, sáng chế của Mỹ về Trung Quốc.

Trong một thông cáo báo chí, Trợ lý Tổng chưởng lý (cố vấn pháp lý chính cho chính phủ) An ninh Quốc gia John C. Demers cho biết: “DOJ sẽ tiếp tục duy trì cảnh giác với các chương trình như Vạn Nhân Tài, [vốn] chuyên tuyển dụng các giáo sư và nhà nghiên cứu làm việc cho Trung Quốc”.

Quỹ tài trợ từ chính phủ Trung Quốc

Ông Li cũng tham gia vào một chương trình tuyển dụng việc làm khác của chính phủ Trung Quốc trước năm 2011 khi ông đang làm việc tại Emory, theo một tài liệu được công bố từ văn phòng giáo dục tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Tài liệu này thống kê những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của Đại học Nam Xương - Giang Tây, ngôi trường mà ông Li đã tốt nghiệp đại học ngành y (trước đây gọi là Trường Y khoa Công lập Nam Xương) vào đầu những năm 1980 trước khi chuyển đến Hoa Kỳ để học tiến sĩ.

Tài liệu cũng cho thấy ông Li là giáo sư chủ trì của chương trình học bổng Trường Giang năm 2008, tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung ở Vũ Hán.

Bộ Giáo dục Trung Quốc đã triển khai Chương trình học bổng Trường Giang vào năm 1998 để thu hút các giáo sư hàng đầu từ phương Tây, bao gồm Hoa kiều hoặc người nước ngoài.

Hiện tại, vẫn chưa rõ ông Li đã nhận được bao nhiêu lợi ích kể từ khi trở thành giáo sư chủ trì Chương trình học bổng Trường Giang. Tuy nhiên, những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã chi trả cho mỗi giáo sư tham gia các Chương trình tài năng của họ trong vòng 5 năm, với mức lương hàng năm là 200.000 Nhân Dân tệ (tương đương 28.210 đô la Mỹ). Trong khi đó, các khoản như: lương, thưởng, tài trợ của chính quyền địa phương và trường đại học nơi họ đang công tác tại Mỹ chỉ đủ để khích lệ tinh thần của các giáo sư.

Khi còn làm việc ở Emory, ông Li cũng có được các khoản tài trợ khác của chính phủ Trung Quốc cho các công trình nghiên cứu của mình.

Theo một ấn phẩm năm 2015 của Viện Sinh học Di truyền và Phát triển CAS, một nghiên cứu di truyền được thực hiện bởi ông Li và vợ ông đã công bố trên tạp chí khoa học Neuron vào tháng 3/2015, và được tài trợ một phần bởi Phòng thí nghiệm Sinh học Phát triển Phân tử của Trung Quốc.

Một nghiên cứu khác nữa của vợ chồng ông Li về bệnh Parkinson, được công bố trên tạp chí khoa học Human Molecular Genetics năm 2014, đã nhận được tài trợ bởi Phòng thí nghiệm chính nhà nước, Chương trình Trung Quốc 973, và Quỹ khoa học tự nhiên quốc gia Trung Quốc - một cơ quan được điều hành bởi Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trung Quốc đã triển khai Chương trình 973 vào năm 1997 để tập trung vào [vấn đề] nghiên cứu khoa học cơ bản trong tám phạm trù, trong đó bao gồm [một số lĩnh vực như] nông nghiệp; dân số và sức khỏe; môi trường và tài nguyên.

Ấn phẩm vào năm 2015 của chương trình này cũng có nhận xét của ông Xu Weihua, Bí thư Đảng Cộng sản của Viện Sinh học Di truyền và Phát triển CAS.

Trong cuộc họp ngày 19/3/2015, ông Xu đã đưa ra bốn đề nghị cho năm đó. Ông nói rằng các tổ chức của Đảng trong viện nghiên cứu phải có “giá trị học tập các tư tưởng [Đảng] và kết quả việc tổ chức các sự kiện theo chủ đề của Đảng”.

Ông cũng nói rằng các viện nghiên cứu nên “tăng cường nghiêm ngặt việc giáo dục tư tưởng Đảng”, Đảng nên “tạo điều kiện cho sự đổi mới công nghệ của Viện”.

Lời cảnh cáo từ Hoa Kỳ

Vào ngày 10 tháng 5, Thượng nghị sĩ Tom Cotton nói với Fox News rằng ông sẽ đề xuất một dự luật để giải quyết các mối đe dọa từ các chương trình tuyển dụng của Trung Quốc, đặc biệt là chương trình Vạn Nhân Tài, vì đây là một “chương trình gián điệp”.

Ông Cotton cho biết rằng ông đã phát hiện đó là “một vụ bê bối đúng nghĩa”, mà việc tham gia vào chương trình này lại hoàn toàn hợp pháp tại Hoa Kỳ. “Tôi cũng đề xuất [thông qua] dự luật sẽ cấm bất kỳ nhà nghiên cứu nào chấp nhận các quỹ liên kết của Trung Quốc nếu họ đang làm việc cho các chương trình được liên bang tài trợ”, ông nói thêm.

Hầu hết những Hoa Kiều ở nước ngoài tham gia chương trình Vạn Nhân Tài đều khai nhận rằng chương trình đã ép buộc họ không được tiết lộ việc tham gia và ý định chuyển các tài sản trí tuệ về Trung Quốc.

Ông Cotton cho biết dự luật của ông cũng sẽ yêu cầu các trường đại học nỗ lực hết sức để không tuyển dụng bất cứ ai tham gia vào “chương trình tài năng này”.

“Chúng ta không nên tài trợ cho những người được hưởng biên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì họ sẽ gửi công nghệ tiên tiến nhất của chúng ta trở lại Trung Quốc”, ông nói.

Mộc Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Giáo sư Hoa Kỳ bị tuyên án vì tham gia vào các chương trình tuyển dụng nhân tài của Bắc Kinh