Ngoại trưởng Pompeo bị Giáo hoàng Francis từ chối gặp vì tố cáo quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vatican nên phát huy sức ảnh hưởng của mình để vạch trần những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và rằng việc gia hạn thỏa thuận Trung Quốc - Vatican với ĐCSTQ sẽ làm suy yếu “uy tín đạo đức”, Ngoại trưởng Pompeo nói.

Ngày 30/9, Vatican cho biết, họ đã từ chối yêu cầu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về việc yết kiến ​​Giáo hoàng Francis, đồng thời lên án việc ông Pompeo tố cáo mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc, theo Reuters.

Gần đây Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã chỉ trích Vatican, nói rằng Vatican nên phát huy sức ảnh hưởng của mình để vạch trần những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và rằng việc gia hạn thỏa thuận Trung Quốc - Vatican với ĐCSTQ sẽ làm suy yếu “uy tín đạo đức”, theo Epoch Times tiếng Anh.

Ông Pompeo đã đến Rome hôm 30/9 và sẽ gặp các quan chức Vatican vào 1/10. Tại một sự kiện do đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh tổ chức, ông đã lặp lại những lời tố cáo của mình về hồ sơ vi phạm tự do tôn giáo của chính quyền Trung Quốc.

Hai nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican, Ngoại trưởng Pietro Parolin và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, cho biết Giáo hoàng Francis từ chối gặp ông Pompeo với lý do bầu cử Mỹ đang đến gần và để tránh ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.

Ông Parolin nói: “Vâng, ông ấy đã yêu cầu. Nhưng Giáo hoàng đã nói rõ ràng rằng các nhân vật chính trị không được yết kiến trong các kỳ bầu cử. Đó là lý do”.

ĐCSTQ và Vatican đã bí mật ký một thỏa thuận bổ nhiệm Giám mục vào tháng 9/2018, nhưng chi tiết của cuộc thỏa thuận trước nay chưa bao giờ được công khai. Thỏa thuận này cho phép Vatican công nhận ĐCSTQ có quyền phát biểu trong việc bổ nhiệm các giám mục. Không những thế Giáo hoàng Francis còn công nhận 8 giám mục đã được ĐCSTQ bổ nhiệm trước đó mà không cần sự chấp thuận của Tòa thánh. Thỏa thuận sẽ hết hạn vào tháng tới, nhưng dự kiến ​​sẽ được gia hạn.

Các quan chức trong Tòa thánh nói rằng thỏa thuận này không hoàn hảo nhưng gọi nó là một bước tiến, sau nhiều thập kỷ mà những người Công giáo Trung Quốc, những người công nhận Giáo hoàng đã phải thực hành đức tin của mình một cách bí mật.

Hai ông Parolin và Gallagher đều mô tả lời chỉ trích công khai của Pompeo là một “điều bất ngờ”, đến ngay trước chuyến thăm Rome ​​của ông.

Khi được hỏi liệu ông có tin rằng những lời chỉ trích của ông Pompeo đối với thỏa thuận Trung Quốc - Vatican là nhằm mục đích sử dụng chính trị ở Hoa Kỳ hay không, ông Parolin nói: “Một số người đã nghĩ theo cách này... rằng các bình luận trên hết là vì chính trị trong nước. Tôi không có bằng chứng về điều này nhưng chắc chắn đây cũng là một cách nghĩ".

Thỏa thuận giữa Vatican - Trung Quốc “là một vấn đề không liên quan gì đến chính trị Mỹ. Đây là vấn đề giữa các Giáo hội”, ông Parolin nói.

Về phần mình, khi được hỏi tại một cuộc họp báo liệu ông có đang "gây chiến" với Vatican liên quan đến vấn đề Trung Quốc hay không và điều đó có thể gây ra tác động gì đối với các cử tri Công giáo và Cơ đốc giáo khác, ông Pompeo trả lời: " Suy nghĩ như thế thật điên rồ".

Tổng thống Donald Trump luôn có đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc trước cuộc bầu cử ngày 3/11. Ông cũng có liên hệ chặt chẽ với các phong trào Công giáo và Tin lành truyền thống, trong đó có nhiều phong trào chỉ trích Giáo hoàng Francis.

Trong bài phát biểu hôm 30/9, ông Pompeo không đề cập trực tiếp đến thỏa thuận giữa Vatican với Bắc Kinh, nhưng ông mô tả Trung Quốc là nước vi phạm quyền tự do tôn giáo tồi tệ nhất thế giới.

Ông Pompeo nói: “Không nơi nào tự do tôn giáo lại bị tấn công nhiều như ở Trung Quốc”. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách "đánh sập ngọn đèn tự do...với một quy mô kinh hoàng".

Vào ngày 23/9, Giám mục Công giáo 88 tuổi của Giáo phận Hồng Kông, Trần Nhật Quân (Joseph Zen) đã đáp chuyến bay hơn mười giờ đồng hồ vội vã đến Vatican, mang theo một bức thư với hy vọng sẽ bày tỏ mối quan tâm của mình với Giáo hoàng Francis về việc bổ nhiệm người kế nhiệm Giám mục Hồng Kông, theo Epoch Times tiếng Anh.

Đức Hồng y Trần Nhật Quân nói với Marco Tosatti, một nhà báo có thâm niên làm việc tại trụ sở Vatican rằng, ghế giám mục Hồng Kông đã bị bỏ trống hơn một năm rưỡi. Ban đầu từng đề nghị để Hạ Chí Thành (Joseph Ha) giám mục phụ tá của giáo phận tiếp quản, nhưng bây giờ họ (giáo phận) lại nói, cần một người được Bắc Kinh chúc phúc,..., rất nhiều người đã bất mãn, đoàn thể chúng tôi đã bị chia rẽ rồi”.Trần Nhật Quân cũng chỉ trích rằng, ý tưởng của Vatican về việc gia hạn thỏa thuận bổ nhiệm Giám mục với Bắc Kinh (ĐCSTQ) là “điên rồ”. Ông tin rằng Vatican không nên đồng hành cùng “ma quỷ” mà nên chống lại ma quỷ.Giáo hội không tiếp nhận lệnh của chính phủ, điều này áp dụng cho tất cả (giáo hội) các địa phương”.

Nguyễn Minh



BÀI CHỌN LỌC

Ngoại trưởng Pompeo bị Giáo hoàng Francis từ chối gặp vì tố cáo quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc