Gián điệp gắn mác sinh viên Trung Quốc tại Hoa Kỳ - Phần 3

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xem lại: Phần 1 - Phần 2

Bề nổi của vấn đề

Trong khi vụ án Quý Siêu Quần là vụ án mới đây nhất trong hàng loạt vụ án gián điệp của ĐCSTQ tại Chicago, hơn một thập niên qua, mục tiêu của ĐCSTQ là một số công ty lớn nhất trong thành phố, từ công ty tài chính như Chicago Mercantile Exchange đến các nhà sản xuất như các công ty con của tập đoàn Caterpillar Inc.

Bên cạnh ngành hàng không vũ trụ, các quan chức Hoa Kỳ còn cảnh báo rằng chính quyền ĐCSTQ còn dự kiến sẽ lấy cắp công nghệ vận tải tiên tiến của tàu điện ngầm, của tàu đường sắt chở khách và chở hàng.

Ngày 11 tháng 7, Bộ Tư pháp đưa ra một thông cáo viện dẫn rằng Diêu Húc Đông, 57 tuổi, kỹ sư phần mềm gốc Trung Quốc, đang làm việc tại hãng sản xuất đầu máy ở ngoại ô Chicago, là nghi phạm đánh cắp bí mật thương mại của công ty và mang về Trung Quốc. Anh ta bị buộc tội chín tội đánh cắp bí mật thương mại.

Theo báo chí và thông tin ghi trên tờ áp phích truy nã của FBI, ông Diêu là người gốc Trung Quốc có quốc tịch Hoa Kỳ.

Bản cáo trạng cho thấy. Ông Diêu bắt đầu làm việc cho hãng đầu máy vào tháng 8 năm 2014. Trong hai tuần làm việc, ông ta đã tải xuống hơn 3.000 tệp tin độc đáo liên quan đến hệ điều hành đầu máy của hãng. Trong sáu tháng tiếp, ông Diêu đã tải xuống nhiều tệp chứa các bí mật thương mại khác, như các tài liệu kỹ thuật và mật mã phần mềm.

Ngày 18 tháng 11, 2015, ông Diêu đáp máy bay từ Trung Quốc về sân bay quốc tế O’Hare, Chicago. Ông ta bị nghi ngờ đã đánh cắp 9 bản sao hoàn chỉnh mã nguồn hệ thống kiểm soát của hãng sản xuất tại Chicago và hướng dẫn thiết kế hệ thống giải thích về cách hoạt động của mã, trước khi ông này trở về Trung Quốc.

Năm 2015, Chunlai Yang, một công dân Hoa Kỳ, đã nhận tội ăn cắp bí mật thương mại từ sàn giao dịch Chicago (CME), nơi ông đã nhiều năm làm kỹ sư phần mềm. Ông ta đã bị kết án bốn năm quản thúc.

Theo hồ sơ tòa án, ông Yang bị cáo buộc đã tải xuống hơn 10.000 tệp mã nguồn từ hệ thống nội bộ của CME. Theo báo Chicago Tribune, ông Yang lên kế hoạch thành lập công ty thương mại tài chính tên là Tongmei Futures Exchange Technology tại Trung Quốc. Công ty được giao nhiệm vụ tăng khối lượng giao dịch trên sàn giao dịch điện tử do chính quyền Trung Quốc kiểm soát.

Trong quá trình kết luận, công tố viên liên bang Barry Jonas nói với thẩm phán rằng ông Yang đã tìm cách chuyển phần mềm độc quyền của CME sang nhiều sàn giao dịch tài chính ở Trung Quốc.

Theo hồ sơ tòa án, ông Jonas nói: “Ở đây chúng ta đang nói về một quốc gia có tiếng tăm, một quốc gia mà ai cũng biết, đang đắm mình hoạt động gián điệp kinh tế, với mục tiêu chính là nền kinh tế Hoa Kỳ. Gián điệp kinh tế, xâm nhập máy tính, đây là những tội phạm mạng. Đây là những tội ác của tương lai, chỉ là những bước nhảy vọt trong xã hội và chúng có tác động tiêu cực trực tiếp đến nền kinh tế Hoa Kỳ, cả về mặt thương mại, cũng như an ninh quốc gia.”

Không phải tất cả các điệp viên được tuyển dụng và hoạt động cho bộ máy tình báo của ĐCSTQ trong khu vực Chicago đều là người Trung Quốc đại lục. Năm 2009, một nhà hóa học từ Đài Loan đã bị buộc tội ăn cắp công thức của 160 loại sơn và màu từ công ty của mình, Valspar. Nghi phạm, một công dân Hoa Kỳ nhập tịch, đã lên kế hoạch đưa các công thức sang Trung Quốc cho một đối thủ cạnh tranh, nơi anh ta được hứa trao một vị trí. Tuy nhiên, anh ta đã bị FBI bắt giữ trước khi lên máy bay đi Thượng Hải. Anh ta đã nhận tội.

Năm trước, một phụ nữ Trung Quốc làm kỹ sư phần mềm tại Motorola đã bị buộc tội ăn cắp bí mật của công ty và chuyển cho một công ty viễn thông Trung Quốc có nhiệm vụ phát triển sản phẩm cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Hanjuan Jin đã bị bắt vào ngày 28 tháng 2 năm 2007, khi cô chuẩn bị bay về Trung Quốc. Nhân viên hải quan tại Sân bay Quốc tế O’Hare, Chicago đã phát hiện các tài liệu của Motorola cùng với hơn 30.000 đô la tiền mặt.

Các công tố viên Hoa Kỳ trong vụ án Jin đã nêu vụ án này như một ví dụ về việc, ngoài các điệp viên chuyên nghiệp, chính phủ Trung Quốc còn sử dụng nhiều cá nhân đang sinh sống tại Hoa Kỳ và các mối liên hệ của họ để đánh cắp công nghệ và các bí mật công nghiệp khác.

“Sáng kiến Trung Quốc” để chống lại mối đe dọa lâu dài

Theo Marc Raimondi, phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, Trung Quốc là thủ phạm đằng sau phần lớn các vụ án liên quan đến trộm cắp bí mật kinh tế hoặc thương mại. “Điều quan trọng cần lưu ý là Chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau 80% vụ gián điệp kinh tế và hơn 60% vụ trộm cắp bí mật thương mại của Hoa Kỳ,” Mitch Raimondi đã viết trong thư điện tử gửi tới báo Chicago Tribune.

Song song với tuyển dụng doanh nhân và sinh viên như Kỷ Siêu Quần để tiếp cận công nghệ Mỹ, ĐCSTQ cũng đã sử dụng các chương trình tuyển dụng như “Chương trình nghìn tài năng” để thu hút nhân viên công nghệ cao ở nước ngoài làm việc tại Trung Quốc. Chương trình này đã thu hút sự chú ý của FBI.

Robert Grant, cựu giám đốc của văn phòng FBI tại Chicago, nói rằng ĐCSTQ truyền bá vào đầu người dân Trung Quốc suy nghĩ rằng đó là “nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân” trong công cuộc phát triển kinh tế và quân sự nước nhà.

“Mọi người ở Trung Quốc đều được khuyến khích thu thập thông tin tình báo, từ người bồi bàn đến sinh viên đại học 19 tuổi đang học tập tại Hoa Kỳ,” ông Grant nói.

Vụ án Kỷ Siêu Quần cho thấy một khía cạnh ngày càng đáng lo ngại đối với chính quyền Hoa Kỳ: chính phủ ĐCSTQ đang tổ chức các hoạt động gián điệp phức tạp và lâu dài ở nước ngoài để đánh cắp công nghệ và phát minh từ các công ty nước ngoài và nhà thầu của Bộ Quốc Phòng.

Bắt đầu từ mùa xuân năm ngoái, để đối phó với hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ tràn lan của Trung Quốc, chính quyền ông Trump đã áp hàng loạt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Mùa thu 2018, một vài tuần sau khi vụ án Kỷ Siêu Quần được đưa ra ánh sáng, chính quyền ông Trump đã đưa ra chính sách có tên là China Initiative (Sáng kiến ​​Trung Quốc) để chống lại tội phạm trộm cắp kinh tế.

Sáng kiến Trung Quốc ​​tìm cách xác định và giải quyết các vụ án trộm cắp bí mật thương mại quan trọng; phát triển các chiến lược thực thi để giải quyết các vấn đề của nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và các trường đại học, những thực thể có thể bị ĐCSTQ mua chuộc chuyển giao công nghệ bất hợp pháp cho Trung Quốc. Sáng kiến ​​Trung Quốc cũng nhằm mục đích giáo dục các trường cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ về các mối đe dọa tiềm tàng.

John Demers, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ phụ trách An ninh Quốc gia, và là người đứng đầu của Sáng kiến Trung Quốc đã nói với phóng viên báo Chicago Tribune rằng hành vi trộm cắp và hoạt động tình báo kinh tế của ĐCSTQ đã khiến các nhà đầu tư bị thua thiệt và nhiều người Mỹ bị mất việc làm.

“Hiện tại, Trung Quốc là mối đe dọa tình báo số một của Hoa Kỳ,” ông Demers nói. “Về phương diện kinh tế ... nó đã vượt xa cả mối đe dọa hàng đầu liên quan đến trộm cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.”

Hết.

Thu Hà

Tác giả: ZHANG TING
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Gián điệp gắn mác sinh viên Trung Quốc tại Hoa Kỳ - Phần 3